Tag

Mắc uốn ván do bị thương khi đắp tường phòng lũ

Tin Y tế 25/09/2024 15:44
aa
TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận bệnh nhân N.V.K (52 tuổi, Hưng Yên) được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên chuyển đến với chẩn đoán mắc uốn ván do bị thương trong quá trình đắp tường phòng lũ do bão số 3 vừa qua.
Tự cắt trĩ tại nhà, bệnh nhân mắc uốn ván Ghi nhận 24 ca mắc uốn ván, 3 ca tử vong Nguy cơ mắc uốn ván nguy hiểm do vết thương hở Tiêm miễn phí vắc xin uốn ván cho người dân các tỉnh vùng lũ

Qua khai thác tiền sử được biết, đầu tháng 9 vừa qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, ông K cùng người dân tham gia xây đắp tường phòng lũ.

Trong quá trình xây đắp, ông gặp tai nạn nhỏ ở mu bàn chân phải do bị viên gạch rơi vào chân. Ông tự xử lý, băng bó vết thương và không tiêm phòng uốn ván.

Gạch rơi vào chân khi đắp tường phòng lũ, người đàn ông cứng miệng không thể há to
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

6 ngày sau, ông K xuất hiện triệu chứng khó há miệng tăng dần, khó nuốt, bụng cứng. Đến ngày 16/9, bệnh nhân vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên khám và điều trị bệnh với chẩn đoán mắc uốn ván.

Tuy nhiên, tình trạng bệnh không thuyên giảm, đến ngày 23/9, bệnh nhân K được chuyển tuyến điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương với chẩn đoán mắc bệnh uốn ván trong tình trạng tăng trương lực cơ không kiểm soát, miệng cứng, chỉ há được 1,5cm.

Vết thương ở mu bàn chân phải có kích thước nhỏ 0,5cm, miệng khô, đóng vảy, không bị sưng hay viêm mủ.

Bác sĩ Trương Tư Thế Bảo, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván gây ra.

Nguyên nhân mắc uốn ván thường do bị trầy xát và viết thương tiếp xúc trực tiếp với trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani có trong đất, cát bụi, phân trâu bò ngựa và gia cầm, cống rãnh, dụng cụ phẫu thuật không tiệt trùng kỹ.

Vi khuẩn xâm nhập vào các vết thương, vết xây xước phát triển thành ổ nhiễm trùng gây bệnh uốn ván…

Bệnh uốn ván có thời gian ủ bệnh thường từ 3 đến 21 ngày. Cũng có thể từ 1 ngày cho tới vài tháng, phụ thuộc vào đặc điểm, độ lớn và vị trí của vết thương. Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 10 ngày.

Hầu hết các trường hợp bệnh xuất hiện trong vòng 14 ngày. Nói chung, các vết thương bị nhiễm bẩn nặng thì thời gian ủ bệnh ngắn hơn và bệnh cũng nặng hơn, tiên lượng xấu hơn.

Bác sĩ Thế Bảo khuyến cáo: Việc điều trị uốn ván phải mất ít nhất vài tuần. Bệnh nhân được tiêm huyết thanh điều trị uốn ván để xử lý độc tố ở trong máu. Những độc tố gắn vào tế bào thần kinh phải để cơ thể tự đào thải.

Chính vì thế, với những người dân khi có các vết thương tiếp xúc thường xuyên với môi trường bẩn như bùn đất, nước bẩn, môi trường chăn nuôi gia súc… thì nên đi tiêm phòng uốn ván định kỳ 5 năm/lần vì các vi khuẩn uốn ván sẽ ủ bệnh trong các vết thương và tiến triển thành bệnh.

Đọc thêm

Nguy cơ gia tăng các ca mắc bệnh sởi Tin Y tế

Nguy cơ gia tăng các ca mắc bệnh sởi

TTTĐ - Ngày 28/11, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm kết nối điểm cầu Bộ Y tế đến điểm cầu các tỉnh, thành phố trên cả nước. PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì hội nghị tại điểm cầu Bộ Y tế.
Khám chữa bệnh tại nhà được thanh toán bảo hiểm y tế Tin Y tế

Khám chữa bệnh tại nhà được thanh toán bảo hiểm y tế

TTTĐ - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế quy định khám chữa bệnh y học gia đình, khám chữa bệnh tại nhà được thanh toán bảo hiểm y tế...
Cuối năm lại "nóng" tai nạn do pháo tự chế Tin Y tế

Cuối năm lại "nóng" tai nạn do pháo tự chế

TTTĐ - Chỉ trong vài ngày liên tiếp, Bệnh viện Việt Đức đã tiếp nhận 3 trường hợp tai nạn do sử dụng pháo tự chế, trong đó có trường hợp nát bàn tay.
Đẩy mạnh thanh tra việc nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi Tin Y tế

Đẩy mạnh thanh tra việc nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi

TTTĐ - Bộ Y tế vừa có Quyết định số 3552/QĐ-BYT về việc ban hành kế hoạch thanh tra năm 2025.
DrAid™ EndoAI - Giải pháp AI cho nội soi Tin Y tế

DrAid™ EndoAI - Giải pháp AI cho nội soi

TTTĐ - Công ty Cổ phần VinBrain, startup AI công nghệ y tế được đầu tư bởi Vingroup đã chính thức giới thiệu giải pháp DrAid™ EndoAI - giải pháp trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến trong lĩnh vực nội soi tiêu hóa, giúp giảm thiểu nguy cơ bỏ sót tổn thương và có thể hỗ trợ phát hiện một số loại tổn thương đường tiêu hóa khác nhau trong thời gian thực, đặc biệt là nhóm tổn thương ung thư.
Quảng Nam: Bệnh viện quốc tế Việt-Úc dừng thi công do hết vốn Tin Y tế

Quảng Nam: Bệnh viện quốc tế Việt-Úc dừng thi công do hết vốn

TTTĐ - Đang triển khai các hạng mục thuộc dự án Bệnh viện quốc tế Việt - Úc tại TP Hội An (Quảng Nam), Công ty TNHH Tập Đoàn Y Khoa Việt - Úc phải dừng thi công do hết vốn.
Quận Hoàn Kiếm được chấm điểm xuất sắc công tác ATTP Tin Y tế

Quận Hoàn Kiếm được chấm điểm xuất sắc công tác ATTP

TTTĐ - Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội chấm công tác an toàn thực phẩm (ATTP) của quận Hoàn Kiếm năm 2024 đạt loại xuất sắc 97 điểm.
Bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng Tin Y tế

Bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua, toàn TP ghi nhận ghi nhận 28 trường hợp mắc sởi.
Kích hoạt "báo động đỏ" cấp cứu thanh niên tai nạn nguy kịch Tin Y tế

Kích hoạt "báo động đỏ" cấp cứu thanh niên tai nạn nguy kịch

TTTĐ - Theo thông tin của Bệnh viện Đa khoa Đông Anh, bệnh viện đã tiếp nhận nam thanh niên được đưa vào trong tình trạng thập tử nhất sinh vì tai nạn giao thông, kíp trực đã phát tín hiệu “báo động đỏ” toàn viện để cấp cứu bệnh nhân thành công.
Tây Ninh chỉ đạo kiểm soát, ngăn ngừa bệnh sởi lây lan Tin Y tế

Tây Ninh chỉ đạo kiểm soát, ngăn ngừa bệnh sởi lây lan

TTTĐ - UBND tỉnh Tây Ninh vừa có công văn đề nghị các địa phương tăng cường công tác phòng, chống, kiểm soát bệnh sởi trên địa bàn.
Xem thêm