Tag

Mặt trái của ngành công nghiệp thời trang Châu Á

Nhìn ra thế giới 06/10/2020 18:16
aa
TTTĐ - Các dòng sông Châu Á đang chuyển dần sang màu đen. Nhiều người không biết, một trong những nguyên nhân chính là cách sản xuất những bộ quần áo thời trang đầy màu sắc chất đầy trong tủ của chúng ta…
Ngành may mặc sau sự sụp đổ của “thời trang nhanh”
: Dòng nước đen chảy qua khu sản xuất Savar, Dhaka, Bangladesh (Ảnh: CNN)
Dòng nước đen chảy qua khu sản xuất Savar ở thủ đô Dhaka, Bangladesh (Ảnh: CNN)

Những dòng sông chuyển màu

Đứng trên con sông gần nhà và cũng gần với một trong những khu sản xuất sản phẩm may mặc lớn ở thủ đô Dhaka của Bangladesh, anh Haji Muhammad Abdus Salam mường tượng lại khung cảnh trước khi xuất hiện các nhà máy. “Khi tôi còn nhỏ, không có nhà máy may mặc nào ở đây. Chúng tôi thường trồng hoa màu và đánh bắt cá. Bầu không khí rất tuyệt”, anh nói.

Giờ đây, dòng sông đen như mực. Anh Abdus Salam cho biết chất thải từ các nhà máy may mặc và nhuộm gần đó đã làm ô nhiễm nguồn nước.

Ông Ridwanul Haque, Giám đốc điều hành của tổ chức phi chính phủ Agroho có trụ sở tại Dhaka, gọi ô nhiễm hóa chất độc hại là “vấn đề lớn ở một quốc gia như Bangladesh”.

Ông Haque cho biết các con sông và kênh rạch chảy qua Dhaka đã chuyển sang màu đen như mực do bùn và nước thải của các nhà máy dệt, nhuộm tạo ra. Nước này rất đặc... giống như hắc ín và trong mùa đông, khi nước mưa không còn làm loãng nước thải, “bạn có thể ngửi thấy nó”, ông nói.

Bangladesh là trung tâm sản xuất hàng may mặc lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc. Xuất khẩu hàng may mặc của nước này lên đến 34 tỷ USD vào năm 2019. Quần áo được sản xuất và hoàn thiện tại Bangladesh thường có mặt tại các cửa hàng trên các con phố chính khắp Châu Âu và Mỹ.

Công nhân làm việc tại một nhà máy nhuộm ở thủ đô Dhaka của Bangaldesh (Ảnh: Getty)
Công nhân làm việc tại một nhà máy nhuộm ở thủ đô Dhaka của Bangaldesh (Ảnh: Getty)

Khi người tiêu dùng bị thu hút bởi các xu hướng màu sắc mới nhất, sẽ rất ít người nghĩ đến các loại thuốc nhuộm hay sự độc hại của nó. Trên thực tế, ngành công nghiệp thời trang là nguyên nhân gây ra tới 1/5 ô nhiễm nguồn nước; Một phần do quy định và thực thi yếu kém ở các nước sản xuất như Bangladesh, nơi nước thải thường được đổ trực tiếp ra sông, suối. Chất thải thường là hỗn hợp của các hóa chất gây ung thư, thuốc nhuộm, muối và kim loại nặng. Nó không chỉ làm tổn hại đến môi trường mà còn gây ô nhiễm nguồn nước uống thiết yếu.

Tuy nhiên, ngành dệt may có vai trò cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế Bangladesh khi chiếm 20% GDP và thu hút khoảng 4 triệu nhân công. Do đó, những cư dân như anh Abdus Salam không muốn thấy các nhà máy đóng cửa. “Nhiều người trong chúng tôi đang làm việc trong những nhà máy này. Nếu họ đóng cửa, công nhân sẽ mất việc làm”, anh chia sẻ.

Ô nhiễm nước từ ngành công nghiệp dệt may là một vấn đề lớn ở các nước sản xuất hàng may mặc, hầu hết ở Châu Á, do nguồn lao động giá rẻ rất dồi dào.

Cái giá của màu sắc

Theo Quỹ Ellen MacArthur (quỹ sáng kiến kinh tế mới trong ngành nhựa), ngành công nghiệp thời trang sử dụng khoảng 93 tỷ m3 nước mỗi năm, đủ để lấp đầy 37 triệu bể bơi tiêu chuẩn Olympic. Cùng với hoàn thiện sản phẩm, nhuộm là quá trình gây ô nhiễm và tiêu tốn nhiều năng lượng nhất.

Hoàn thiện bề mặt sản phẩm là sử dụng các hóa chất hoặc phương pháp xử lý vải theo nhu cầu mong muốn. Chẳng hạn như tẩy trắng, làm mềm hoặc làm cho quần áo có khả năng chống nước hoặc chống nhăn. Một lượng lớn nước và hóa chất cũng được sử dụng trong quá trình nhuộm để đảm bảo màu sắc sống động bám vào vải và không bị phai.

Lấy ví dụ như vải denim dùng để may quần jean. Theo Liên hợp quốc, việc sản xuất một chiếc quần jean tiêu thụ khoảng 7.500 lít nước, từ việc trồng bông thô đến thành phẩm. Để đảm bảo màu xanh, chỉ hoặc vải được nhúng nhiều lần trong các thùng lớn thuốc nhuộm chàm tổng hợp.

Sau khi nhuộm, vải denim được xử lý và giặt với nhiều hóa chất hơn để làm mềm hoặc tạo vân. Để có được vẻ ngoài bị phai màu hoặc sờn rách, vải denim thậm chí còn phải ngâm trong nhiều loại hóa chất khác, trong đó có axit, enzym, thuốc tẩy và formaldehyde. Sau khi hoàn thành, cách đơn giản nhất là các nhà máy sẽ loại bỏ nước thải chứa đầy hóa chất vào các sông, hồ gần đó.

Một nhà máy nhuộm vải ở Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc (Ảnh: Getty)
Một nhà máy nhuộm vải ở Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc (Ảnh: Getty)

Ngân hàng Thế giới đã xác định được 72 chất độc hại từ dệt, nhuộm vải. Khi ở trong đường nước, chúng tích tụ đến mức ánh sáng bị cản trở không thể xuyên qua bề mặt, làm giảm khả năng quang hợp của thực vật. Điều này làm giảm nồng độ oxy trong nước, giết chết các động thực vật thủy sinh.

Ngoài ra, trong số đó còn có các chất hóa học và kim loại nặng. Những chất này có thể tích tụ trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, bệnh cấp tính và những vấn đề về da. Một số khác được phát hiện gia tăng độc tính khi chúng hoạt động trong chuỗi thức ăn.

Trong một nỗ lực, các quốc gia đã có những biện pháp riêng để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Bộ Môi trường, Rừng và Biến đổi khí hậu Bangladesh yêu cầu tất cả các cơ sở gây ô nhiễm phải lắp đặt hệ thống xử lý nước thải và vận hành chúng một cách tối ưu.

Ở Trung Quốc, một loạt chính sách môi trường mới cứng rắn đã được ban hành trong vài năm qua. Chính sách buộc hàng nghìn công ty phải đóng cửa tạm thời trong năm 2017 do vi phạm luật môi trường hay năm 2018, Chính phủ nước này đã áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường mới nhằm cắt giảm việc xả thải gây ô nhiễm.

Nhiều “ông lớn” trong ngành thời trang cũng cam kết xác định các nhà cung cấp, cũng như thực hiện những quy định về bảo vệ môi trường và quản lý hóa chất khắc nghiệt hơn trong các nhà máy và chuỗi cung ứng của họ.

Đọc thêm

Châu Âu đối mặt với hàng loạt thách thức lớn trong năm 2025 Nhìn ra thế giới

Châu Âu đối mặt với hàng loạt thách thức lớn trong năm 2025

Châu Âu đối mặt ngã rẽ năm 2025 với kinh tế trì trệ, chính trị bất ổn và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy cánh hữu.
Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua “Công ước Hà Nội” về tội phạm mạng Nhìn ra thế giới

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua “Công ước Hà Nội” về tội phạm mạng

Chiều 24/12/2024 (giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã đồng thuận thông qua Công ước Liên hợp quốc về Tội phạm mạng. Theo quy định tại Điều 64 của Công ước, văn kiện này sẽ được mở ký tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025. Theo đó, Công ước có tên gọi là “Công ước Hà Nội”. Đây là lần đầu tiên một địa điểm của Việt Nam được ghi danh và gắn với một điều ước đa phương toàn cầu liên quan đến một lĩnh vực quan trọng và được cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm. Việc Liên hợp quốc lựa chọn Thủ đô Hà Nội làm địa điểm tổ chức Lễ mở ký Công ước trong năm 2025 là dấu ấn quan trọng trong lịch sử đối ngoại đa phương của Việt Nam và 47 năm quan hệ đối tác Việt Nam - Liên hợp quốc. Lựa chọn này phản ánh vị thế, uy tín quốc tế ngày càng cao của đất nước, cũng như sự tham gia đóng góp tích cực, trách nhiệm và thực chất của Việt Nam trong toàn bộ quá trình đàm phán Công ước.
Chuyến bay thương mại, "điểm nóng" mới của bọn trộm cắp Nhìn ra thế giới

Chuyến bay thương mại, "điểm nóng" mới của bọn trộm cắp

Các hãng hàng không thương mại đang trở thành "điểm nóng" cho bọn trộm trên máy bay. Hai tuần trước, 2 công dân Trung Quốc đã bị tòa án Balik Pulau phạt tổng cộng 5.700 RM (1.730 USD) vì đã trộm hơn 5.500 RM một chuyến bay từ Penang đến Kuala Lumpur (Malaysia). Vụ việc này là mới nhất trong một loạt các vụ trộm đã xảy ra trên các chuyến bay thương mại gần đây.
Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa... Nhìn ra thế giới

Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa...

TTTĐ - Việc mua sắm trực tuyến không dễ dàng đối với những người có ý thức bảo vệ môi trường như Jian Ai - một nhân viên đang làm việc tại Thượng Hải.
Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI Nhìn ra thế giới

Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI

TTTĐ - Tại Singapore, một cửa hàng tiết kiệm mang tên Thryft đang thay đổi cách chúng ta nhìn nhận đồ cũ.
Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo Nhìn ra thế giới

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam đã tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump Nhìn ra thế giới

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

TTTĐ - Nhân dịp ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, hôm nay (7/11), Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng.
Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh Nhìn ra thế giới

Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh

TTTĐ - Nữ hoàng Anh Elizabeth II đứng đầu trong một cuộc bình chọn biểu tượng Anh vĩ đại nhất trong 90 năm qua. Cùng với đó, ngài David Attenborough được vinh danh là biểu tượng văn hóa đương đại vĩ đại nhất và James Bond được bình chọn là biểu tượng hư cấu vĩ đại nhất của Vương quốc Anh.
Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo Nhìn ra thế giới

Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo

TTTĐ - Theo báo cáo của Liên minh chống lừa đảo toàn cầu (Gasa), Philippines mất khoảng 8,1 tỷ USD (tương đương 204 nghìn tỷ đồng) trong 12 tháng qua. Các hình thức lừa đảo chủ yếu là thông qua tin nhắn văn bản với những lời mời chào, dụ dỗ làm việc, thông báo trúng thưởng hoặc tham gia mua bán các sản phẩm với mức giá “tốt đến mức không thể tin được”.
Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch Quốc tế

Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch

Hai bên tích cực trao đổi đoàn các cấp, tiến hành hiệu quả hợp tác chiến lược trong các lĩnh vực năng lượng, môi trường, nông nghiệp, y tế, giáo dục-đào tạo, thống kê và hợp tác song phương.
Xem thêm