Tag

Mê Linh đủ điều kiện đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Nông thôn mới năm 2021

Nông thôn mới 13/10/2021 15:35
aa
TTTĐ - Theo kết quả đánh giá của Đoàn thẩm định huyện đạt chuẩn Nông thôn mới, Mê Linh (Hà Nội) đã đủ điều kiện gửi hồ sơ lên UBND thành phố Hà Nội xem xét, trình Hội đồng thẩm định Nông thôn mới Trung ương đánh giá, đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận về đích năm 2021.
Bước tiến quan trọng giúp Mỹ Đức phấn đấu về đích huyện Nông thôn mới Ba Vì đẩy nhanh tiến độ xây dựng Nông thôn mới tại các xã Nông thôn mới đánh dấu sự chuyển mình tích cực vùng quê Sóc Sơn Quốc Oai xây dựng Nông thôn mới nâng cao gắn với phát triển đô thị

16/16 xã được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới

Bắt tay vào triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới từ năm 2010, khi đó, xuất phát điểm của Mê Linh rất thấp, toàn huyện mới chỉ có 50% các xã đạt 11/19 tiêu chí; Cơ sở hạ tầng yếu và thiếu đồng bộ; Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn chỉ có 13,5 triệu đồng/người/năm; Tỷ lệ hộ nghèo đạt bình quân 8,64%.

Mặc dù, còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng Nông thôn mới song huyện Mê Linh đã nỗ lực và tích cực với nhiều giải pháp đồng bộ. Đến nay, 16/16 xã được thành phố công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới. Địa phương cũng đã đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới theo quy định tại Quyết định số 558/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Trong giai đoạn 2010 - 2020, huyện Mê Linh đã đầu tư xây dựng nâng cấp, cải tạo tổng số 433km đường giao thông. Các tuyến đường được cắm biển báo an toàn giao thông, trồng cây xanh bóng mát. Công tác giải toả lấn chiếm lòng, lề đường được thực hiện thường xuyên...

Mê Linh đủ điều kiện đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Nông thôn mới năm 2021
Mê Linh được xem là "vựa" rau củ cung cấp cho người dân Thủ đô

Công tác giáo dục được huyện Mê Linh hết sức quan tâm, chăm lo. Đến nay, toàn huyện có 56/72 trường công lập trực thuộc đạt chuẩn Quốc gia. Dự kiến đến hết năm 2021, có 60/72 trường đạt chuẩn Quốc gia. 16/16 xã đạt phổ cập giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học mức độ 3, đạt chuẩn xoá mù chữ cấp độ 2, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương đạt 95,53%.

Đời sống văn hoá tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao. Từ năm 2010 đến nay, huyện đã đầu tư xây dựng mới 20 nhà văn hoá, khu thể thao với số tiền gần 66 tỷ đồng; nâng cấp, cải tạo 6 nhà văn hoá với số tiền hơn 2,7 tỷ đồng. Hệ thống thiết chế văn hóa xã, thôn luôn phát huy hiệu quả, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sinh hoạt văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao…

Kinh tế nông thôn tiếp tục được quan tâm, đẩy mạnh góp phần mang lại sinh kế cho người dân. Nhiều mô hình chuỗi liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được xây dựng, nhân rộng, mang lại giá trị cao và thu nhập bền vững cho người nông dân. Toàn huyện đã phát triển được tổng số 35 sản phẩm OCOP, cùng nhiều nông sản tiêu chuẩn an toàn, VietGAP…

Cũng trong giai đoạn vừa qua, huyện dồn điền đổi thửa được 3.280ha, đạt 100% kế hoạch. Nhờ đó mà, bộ mặt nông thôn mới của huyện đã có nhiều khởi sắc đời sống Nhân dân được nâng cao. Nông thôn mới đã thổi một luồng gió mới, làm thay da đổi thịt cả một vùng quê.

Đặc biệt, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đầu năm 2021 đạt 51,6 triệu đồng/năm. Toàn huyện chỉ còn duy nhất 1 hộ nghèo và không còn hộ nghèo thuộc diện chính sách xã hội, người có công. Hiện, huyện không còn hộ gia đình phải ở nhà tạm, nhà ở dột nát.

Tỷ lệ các hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%. 16/16 xã trên địa bàn huyện đã được Công ty CP nước sạch số 2 và Công ty CP cấp nước Mê Linh đầu tư hệ thống cấp nước. Tỷ lệ cấp nước từ công trình cấp nước tập trung trên địa bàn huyện đạt 84%. Huyện phấn đấu hết năm 2021, có ít nhất 75% số hộ dân sử dụng nước sạch.

Đủ điều kiện “về đích” huyện Nông thôn mới trong năm 2021

Có thể thấy rõ, thành quả của huyện Mê Linh đạt được một phần quan trọng là nhờ nguồn lực đầu tư lớn của thành phố Hà Nội và đóng góp từ nguồn xã hội hóa.

Mê Linh đủ điều kiện đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Nông thôn mới năm 2021
Mê Linh cũng là "vựa" hoa của Hà Nội

Từ năm 2010 đến nay, huyện đã huy động đợc hơn 4.000 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới. Trong đó, nguồn vốn từ Nhân dân gần 121 tỷ đồng. Qua rà soát, huyện không có nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng Nông thôn mới.

Với những kết quả đạt được, đoàn thẩm định thành phố Hà Nội chấp thuận huyện Mê Linh đã đủ điều kiện gửi hồ sơ lên UBND thành phố Hà Nội xem xét, trình Hội đồng thẩm định Nông thôn mới Trung ương đánh giá, đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận về đích năm 2021.

Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn cho biết: Trong giai đoạn 2021 - 2025, huyện phấn đấu tiếp tục duy trì và nâng cao các tiêu chí huyện Nông thôn mới, tiến tới xây dựng Nông thôn mới nâng cao, xã Nông thôn mới kiểu mẫu, hướng tới phát triển nông thôn bền vững.

Cùng với đó, Mê Linh cũng chú trọng phát triển kinh tế, hạ tầng xã hội hiện đại, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa làng quê; Nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn.

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm