Tag

Nông thôn mới đánh dấu sự chuyển mình tích cực vùng quê Sóc Sơn

Nông thôn mới 28/09/2021 08:35
aa
TTTĐ - Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới, diện mạo vùng quê Sóc Sơn (Hà Nội) ngày càng khởi sắc. Điểm nổi bật của Sóc Sơn là trong quá trình xây dựng Nông thôn mới đã có những mô hình hay, sáng tạo và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Trong đó phải kể đến mô hình thực hiện “Tổ tự quản” tham gia thực hiện công tác vệ sinh môi trường, mô hình “Sạch đồng ruộng”.
Quốc Oai xây dựng Nông thôn mới nâng cao gắn với phát triển đô thị Tạo dựng nếp sống xanh tại vùng quê Nông thôn mới Hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong xây dựng Nông thôn mới Hà Nội mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản ở "vùng xanh" ngoại thành

Từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn

Thời gian qua, huyện Sóc Sơn đã tập trung chỉ đạo quyết liệt cùng với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân, việc triển khai Chương trình xây dựng Nông thôn mới đã đạt được những kết quả quan trọng.

Cán bộ, đảng viên và Nhân dân đã nhận thức sâu sắc hơn về mục tiêu, ý nghĩa và tầm quan trọng của chương trình. Bên cạnh đó, huyện cũng tập trung tối đa mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quan tâm việc tổ chức sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi… góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân từng bước được cải thiện.

Nông thôn mới đánh dấu sự chuyển mình tích cực vùng quê Sóc Sơn
Diện mạo vùng quê Nông thôn mới Sóc Sơn (Hà Nội) ngày càng khởi sắc

Trong giai đoạn từ năm 2010 - 2020, huyện đã xây mới 144,15km kênh mương cấp 3; Xây và cải tạo sửa chữa 117 điểm trường học; Thực hiện xây dựng mới 10 trung tâm văn hóa tại các xã; Nâng cấp, cải tạo 38 lượt hệ thống truyền thanh không dây tại 25/25 xã; Xây dựng mới 4 trạm y tế và cải tạo, nâng cấp 15 trạm y tế …

Đến nay có 25/25 xã đạt chuẩn Nông thôn mới và có 9/9 tiêu chí đạt theo bộ tiêu chí huyện đạt chuẩn Nông thôn mới quy định tại Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 5/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ nên đã được Chính phủ công nhận huyện Nông thôn mới cuối năm 2020.

Xuất hiện nhiều mô hình hay, sáng tạo

Điểm nổi bật của Sóc Sơn là trong quá trình xây dựng Nông thôn mới đã có những mô hình hay, sáng tạo và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; Trong đó phải kể đến mô hình thực hiện “Tổ tự quản” tham gia thực hiện công tác vệ sinh môi trường, mô hình “Sạch đồng ruộng”.

Ông Đỗ Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn cho biết, trên địa bàn huyện, ngoài 3 xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ nằm trong vùng ảnh hưởng của khu xử lý chất thải Nam Sơn được ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí thu gom, vận chuyển về khu xử lý, 22 xã còn lại đã hình thành, duy trì, đi vào nề nếp mô hình Tổ tự quản về bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, huyện cũng phát động xây dựng và duy trì mô hình “Sạch đồng ruộng” tại 25 xã, thành lập 52 tổ bảo vệ môi trường tại 26/26 xã, thị trấn, thu gom vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật trên toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của huyện; Cùng với đó là thu gom trên 10 tấn rác thải các loại trên các cánh đồng, khu sản xuất nông nghiệp, xây dựng 25 bể chứa rác thải tại cánh đồng, vệ sinh trên 12.000m kênh mương.

Nông thôn mới đánh dấu sự chuyển mình tích cực vùng quê Sóc Sơn
Những tuyến đường hoa kiểu mẫu đã tạo bộ mặt nông thôn khang trang, sạch đẹp

Ngoài ra, huyện Sóc Sơn cũng xây dựng mô hình “Khu dân cư an toàn sáng, xanh, sạch, đẹp”, xây dựng tuyến đường nở hoa, các tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp trên địa bàn. Với quan điểm cùng thực hiện tốt xây dựng hạ tầng cơ sở, huyện còn tập trung thực hiện tiêu chí môi trường nhằm không ngừng nâng cao đời sống tinh thần, tạo cảnh quan môi trường nông thôn sống bằng việc thực hiện tốt phong trào “Vì môi trường xanh - sạch - đẹp”, “Không đổ rác, phế thải ra đường và nơi công cộng”, mô hình tự quản “Khu dân cư an toàn sáng, xanh, sạch, đẹp”. Đến nay toàn huyện đã có 134 đoạn đường, tuyến đường kiểu mẫu và 534 đoạn đường tự quản đảm bảo vệ sinh môi trường.

Huyện cũng tiến hành xây dựng các tuyến đường nở hoa, tuyến đường nông thôn mới kiểu mẫu, “tuyến đường tự quản xanh - sạch - đẹp - nở hoa kiểu mẫu”. Kết quả, toàn huyện đã có 198 đoạn đường do phụ nữ tự quản, 52 đoạn đường chất lượng cao, xây dựng mới được 88 đoạn đường nở hoa với tổng số 40,5km; biến 15 điểm rác thành điểm hoa; xây dựng 59 tuyến đường tự quản xanh - sạch - đẹp - nở hoa kiểu mẫu… Từ đó, bộ mặt nông thôn khang trang, sạch đẹp, biến những thôn xóm thuần nông xưa kia nay trở thành những “miền quê đáng sống”.

Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng điều phối xây dựng Nông thôn mới Hà Nội cho biết: So với các huyện, thị xã của thành phố Hà Nội, huyện Sóc Sơn là một trong những địa phương khi bắt tay vào xây dựng Nông thôn mới với nhiều khó khăn, thách thức. Toàn huyện chưa có xã nào đạt chuẩn Nông thôn mới, trong khi đó, hạ tầng nông thôn yếu kém, kinh tế chuyển dịch chậm…

Tuy nhiên, đó là câu chuyện của 10 năm trước. Giờ đây, Sóc Sơn đã khoác lên mình tấm áo mới với 100% xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện Nông thôn mới; 100% hệ thống được trục đường xã, liên xã, đường trục thôn, đường liên thôn, xóm được nhựa hóa, bê tông hóa trong niềm vui, sự phấn khởi hiện rõ trên khuôn mặt của mỗi người dân.

Đọc thêm

Festival nghề muối lần đầu tiên sẽ diễn ra vào quý I/2025 Nhịp sống phương Nam

Festival nghề muối lần đầu tiên sẽ diễn ra vào quý I/2025

TTTĐ - Nước ta có 21 tỉnh ven biển sản xuất muối và lần đầu tiên, Festival nghề muối Việt Nam- Bạc Liêu “Hành trình trăm năm nghề muối - Đời người” sẽ diễn ra vào quý I/2025 với chủ đề: Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam.
Bà Rịa - Vũng Tàu không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia Nông thôn mới

Bà Rịa - Vũng Tàu không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia

TTTĐ - Sau 14 năm triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt được nhiều thành quả cao với 100% toàn tỉnh đạt Nông thôn mới và không còn hộ nghèo đa chiều chuẩn quốc gia.
Đồng Nai xác định "hạt nhân" động lực phát triển kinh tế vùng Nông thôn mới

Đồng Nai xác định "hạt nhân" động lực phát triển kinh tế vùng

TTTĐ - Tỉnh Đồng Nai xác định 3 "hạt nhân" quan trọng để làm động lực phát triển kinh tế vùng của địa phương.
Hà Nội: Gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống Nông thôn mới

Hà Nội: Gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống

TTTĐ - Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024 (lần thứ 2) được tổ chức nhằm góp phần vào việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng có nghề, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường cho các sản phẩm.
Hội chợ Làng nghề: Nơi tôn vinh các sản phẩm làng nghề truyền thống Nông thôn mới

Hội chợ Làng nghề: Nơi tôn vinh các sản phẩm làng nghề truyền thống

TTTĐ - Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 - năm 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 3 - 6/10 tại Trung tâm Triển lãm Nông nghiệp, số 489 đường Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Tỉnh Bình Dương hướng đến năm 2030 là thành phố trực thuộc Trung ương Nông thôn mới

Tỉnh Bình Dương hướng đến năm 2030 là thành phố trực thuộc Trung ương

TTTĐ - UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; xúc tiến đầu tư và quảng bá top 1 ICF; triển lãm năng lượng và tự động hóa thế giới tại Việt Nam năm 2024.
Đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ người dân dịp cuối năm Nông thôn mới

Đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ người dân dịp cuối năm

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị các địa phương khẩn trương phục hồi sản xuất kinh doanh, bù đắp thiệt hại sau bão gây ra, bảo đảm nguồn lương thực thực phẩm phục vụ cho cuối năm...
Đảm bảo cung cấp đủ lượng rau xanh cho người tiêu dùng Thủ đô Nông thôn mới

Đảm bảo cung cấp đủ lượng rau xanh cho người tiêu dùng Thủ đô

TTTĐ - Đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã đi kiểm tra công tác khôi phục sản xuất nông nghiệp sau ảnh hưởng của cơn bão số 3 trên địa bàn huyện Mê Linh.
Hậu Giang: Phát triển nông nghiệp vì người nông dân Nông thôn mới

Hậu Giang: Phát triển nông nghiệp vì người nông dân

TTTĐ - Tỉnh Hậu Giang có 140.371 ha đất nông nghiệp (chiếm 86,53% diện tích đất tự nhiên), với 523.642 người sống ở nông thôn (chiếm 71,9% tổng dân số), những năm qua đã tập trung phát triển nông nghiệp vì người nông dân.
Giải pháp phục hồi và chăm sóc cây trồng sau lũ lụt Nông thôn mới

Giải pháp phục hồi và chăm sóc cây trồng sau lũ lụt

TTTĐ - Sau bão số 3 (Yagi), các loại cây trồng ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam đã chịu thiệt hại nghiêm trọng, đặc biệt là các loại cây ăn trái và cây công nghiệp. Việc phục hồi cây trồng sau lũ lụt, nhà nông cần quan tâm và làm đúng cách để đạt hiệu quả cao.
Xem thêm