Mô hình trợ giúp thanh thiếu niên nhân văn tại Mỹ
Bất ổn tâm lý lứa tuổi thanh, thiếu niên nếu không được quan tâm sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường
Bài liên quan
Bất bình đẳng thu nhập toàn cầu gia tăng nhanh chóng
10 mối đe dọa sức khỏe toàn cầu
Áp lực học hành, nhiều sinh viên Mỹ trầm cảm
Khánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thành phố Vlapostok
Kỷ nguyên “Made in Bangladesh” bắt đầu
Thủ đô Indonesia có thể bị chìm trong tương lai
iPhone có thể “made in Vietnam”
Quy trình xử lý của mô hình “Điểm an toàn” rất đơn giản và nhanh chóng. Bất kỳ bạn trẻ nào gọi điện hoặc trực tiếp đến “Điểm an toàn” này đều được tiếp nhận. Họ sẽ được đưa vào một phòng an toàn, riêng tư để trình bày khó khăn của mình. Tùy vào tình huống cụ thể, nhân viên của “Điểm an toàn” sẽ liên hệ với các cơ quan hữu quan để có hình thức hỗ trợ phù hợp.
Để các “Điểm an toàn” này phát huy hiệu quả, nhân viên không những phải sẵn lòng hỗ trợ cộng đồng mà còn phải phối hợp tốt với các lực lượng chức năng, nhất là cảnh sát.
Những “Điểm an toàn” không đòi hỏi nhiều về cơ sở vật chất, chỉ cần là địa điểm dễ thấy, dễ tiếp cận, thân thiện với thanh thiếu niên, thuận tiện giao thông. Điều quan trọng, ở đây phải có ít nhất hai nhân viên được đào tạo bài bản, thay phiên nhau trực điện thoại 24/24 giờ.
Tại thành phố Alexandria, bang Virginia, cũng có những “Điểm an toàn” như thế. Ông Michael Johnson, điều phối viên Chương trình “Điểm an toàn” thành phố Alexandria, chia sẻ: “Về cơ bản, chúng tôi làm việc như lực lượng phản ứng nhanh, tương tự như cảnh sát hay lính cứu hỏa. Các bạn trẻ có thể gọi đến đường dây nóng 24/24 giờ. Trong vòng 20 phút, chúng tôi có thể giúp đưa thanh thiếu niên vào bệnh viện, nơi trú ẩn hay trở về nhà”.
“Hiện có tình trạng người dân e ngại gọi cảnh sát bởi những thông tin trên truyền thông. Do đó, người ta có thể đến các điểm an toàn để nhờ trợ giúp thay vì gọi cảnh sát. Thực ra như thế cũng tốt, bởi chúng tôi có thể phối hợp các nguồn lực với nhau”, ông Bennie, nhân viên cảnh sát thành phố Alexandria, cho hay.