Tag

Mở rộng không gian ngầm: Xu hướng tất yếu của đô thị hiện đại

Đô thị 13/07/2023 07:48
aa
TTTĐ - Nhu cầu khai thác, sử dụng không gian ngầm tại các đô thị nói chung, Hà Nội nói riêng ngày càng trở nên bức thiết. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để không gian ngầm được mở rộng, phát huy hiệu quả thì cần thêm các giải pháp, chính sách đặc thù.
Hà Nội phát triển 39 khu vực không gian ngầm tại nội đô Hà Nội phát triển 39 khu vực không gian ngầm tại nội đô
Hầm chui Văn Lương – Tố Hữu
Hầm chui Văn Lương – Tố Hữu

Sự cần thiết phát triển không gian ngầm

Đối với Hà Nội, tại các quy hoạch chung đều đã khẳng định sự cần thiết phát triển không gian ngầm. Từ những năm 2000 đến nay, Hà Nội đã áp dụng và có giải pháp đối với một số công trình nút giao thông ngầm như hầm ngầm Kim Liên, hầm chui Thanh Xuân, hầm chui Trung Hòa, các bãi xe ngầm, tầng hầm tại một số công trình khách sạn, trung tâm thương mại…

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những công trình ngầm đã và đang có chỉ là các công trình đơn lẻ mang tính cục bộ, chỉ khai thác cho một mục đích riêng chứ chưa có sự liên kết tổng thể cho cả khu vực hay một đô thị.

KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho biết, trước đây Hà Nội đã có những dự án bãi đỗ xe ngầm như: Vườn hoa hàng Đậu, Công viên Thống Nhất, Khu Thể thao Quần Ngựa, Công viên Thủ Lệ, Cung Văn hóa hữu nghị Việt - Xô, Quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội… nhưng đều không thực hiện được do có nhiều vướng mắc.

Từ kinh nghiệm và xu thế của thế giới, từ mục tiêu khai thác tài nguyên, đặc biệt từ hiện trạng phát triển ngầm, đã đến lúc Hà Nội cần xem xét chú trọng đẩy mạnh công tác quy hoạch ngầm để phát triển một cách bài bản, đồng bộ

Thời gian gần đây, Hà Nội đã dành nhiều nguồn lực để phát triển các hạng mục ngầm nhằm giải bài toán giao thông đô thị. Trong đó, có thể kể đến các công trình hầm chui kết nối vùng, mở ra không gian phát triển mới cho các khu vực vốn bị chia cắt trên địa bàn Thủ đô.

Đơn cử, hầm chui Lê Văn Lương-Khuất Duy Tiến với vốn đầu tư gần 700 tỷ đồng đã thông xe từ cuối năm 2022. Đây là một trong 6 dự án giao thông trọng điểm của TP. Hà Nội. Hầm chui có tổng chiều dài gần 500m đi vào hoạt động đã góp phần giảm tải ùn tắc cho khu vực phía Tây Nam Hà Nội.

Cùng với các công trình hầm chui, Hà Nội cũng đang xây dựng các tuyến đường sắt đô thị với nhiều đoạn chạy ngầm dưới lòng đất, theo đó sẽ có nhiều ga ngầm được xây dựng để phục vụ vận hành tuyến và kinh doanh thương mại sau này.

Hà Nội cũng đang tăng cường thực hiện các công trình bãi đỗ xe ngầm. Trong Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm T. Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050 (được phê duyệt tháng 3/2022), Hà Nội thông qua việc xây dựng 78 bãi đậu xe ngầm ở khu vực 4 quận nội đô là Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Tây Hồ, các công trình bãi đậu xe ngầm được quy hoạch xây dựng tối đa 5 tầng ngầm.

Đường sắt Cát Linh-Hà Đông
Đường sắt Cát Linh-Hà Đông

Cần thêm chính sách đặc thù

Phát triển không gian ngầm là xu hướng tất yếu của đô thị hiện đại nhưng hiện chưa có hệ thống pháp luật quy định chi tiết về không gian xây dựng ngầm đô thị. Theo các chuyên gia, để tạo cơ sở pháp lý, Luật Đất đai (sửa đổi) cần làm rõ thêm một số nội dung liên quan đến quy hoạch sử dụng đất, trong đó có việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để xây dựng công trình ngầm…

Theo KTS Trần Huy Ánh, Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội, Luật Đất đai (sửa đổi) cần quy định cụ thể hơn, bởi đây sẽ là cơ sở để ra đời các thông tư, nghị định liên quan đến quản lý kỹ thuật. Bộ Xây dựng cần tham gia vào, bởi đây không chỉ riêng là vấn đề của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

PGS.TS Đào Viết Đoàn (Đại học Mỏ-Địa chất) cho hay, để phát triển không gian ngầm đô thị cũng cần ưu tiên nhanh chóng hoàn thiện thể chế chính sách, xây dựng pháp luật về khai thác phát triển không gian ngầm, bảo đảm tính đồng bộ với hệ thống pháp luật về đất đai, xây dựng, quy hoạch...; Ban hành các văn bản về quyền hạn, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến quy hoạch, thi công, khai thác sử dụng không gian ngầm.

Đồng thời, cơ quan chức năng cần xây dựng các quy định về cơ chế tài chính để tạo kinh phí duy trì, duy tu vận hành, đặc biệt với các khu vực không gian ngầm công cộng; Quy định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân khi cùng khai thác không gian ngầm thành phố; xây dựng cơ chế chính sách, quy định về bồi thường, đền bù giải phóng mặt bằng thu hồi đất một cách thỏa đáng…

Cùng chung quan điểm, KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho hay, quy hoạch ngầm là điều rất quan trọng cũng giống như trên mặt đất. Từ trên mặt đất và lòng đất phải có quy hoạch với nhau. Từ đó mới có thể phát triển đồng đều được.

Tại Hà Nội, nếu không có quy hoạch ngầm, sau này sẽ rất khó khăn cho vấn đề xây dựng, mặt khác, vấn đề ách tắc giao thông, chúng ta cũng mới chỉ tính bề nổi, chưa tính phía dưới. Ở các nước tiên tiến trên thế giới, họ có cả hệ thống tàu điện ngầm phía dưới nên chỉ chui lên mặt đất là vào được các khu đô thị, quảng trường, công viên, trường học, nhà ga,… Điều đó cho thấy, đô thị ngầm là rất quan trọng. Chính phủ cần phải triển khai, xây dựng hệ thống cơ sở pháp luật liên quan đến quy hoạch ngầm và quản lý quy hoạch ngầm.

Phát triển không gian ngầm được xem là hướng đi tất yếu hiện nay
Phát triển không gian ngầm được xem là hướng đi tất yếu hiện nay

Năm 2022, Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, các quận huyện, thị xã đã tổ chức Hội nghị công bố công khai đồ án Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỷ lệ 1/10.000 và Quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm thành phố Hà Nội thuộc địa giới 20 quận, huyện, được phân 3 vùng theo chiều ngang gồm: Khu vực nội đô có khu vực nội đô lịch sử, từ Vành đai 2 vào trung tâm sẽ đẩy mạnh phát triển không gian ngầm do cơ bản đã khai thác hết không gian trên mặt đất, mật độ đô thị cao.

Còn tại khu vực nội đô mở rộng, từ Vành đai 2 đến Vành đai xanh sông Nhuệ sẽ tăng cường liên kết các không gian ngầm cục bộ tại các công trình đã và đang hình thành, tạo thành hệ thống liên hoàn. Tại khu vực phát triển mới, từ khu đô thị Đông Vành đai 4 và Khu vực phát triển mới phía bắc sông Hồng sẽ dự phòng quỹ đất cho phát triển đồng bộ giữa không gian ngầm và không gian nổi đồng bộ, hiện đại. Việc phân vùng theo chiều đứng sẽ gồm 3 lớp, trong đó lớp nông từ 0-5 m, lớp trung bình từ 5-15 m và lớp sâu từ 15-30 m trở xuống.

Một trong những nội dung quan trọng của đồ án Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm thành phố Hà Nội là thành phố định hướng giao thông ngầm chủ yếu là hệ thống các tuyến đường sắt đô thị xây dựng ngầm, gồm 6 tuyến, với tổng chiều dài khoảng 86,5 km, sâu trung bình khoảng 20 m, 81 ga ngầm. Thành phố cũng quy hoạch 78 bãi đỗ xe công cộng ngầm với tổng diện tích sàn hơn 104 ha, chủ yếu bố trí tại khu vực 4 quận nội thành cũ, công trình xây dựng từ 3 đến 4 tầng hầm.

Về không gian công cộng ngầm được xác định là các đầu mối giao thông công cộng lớn, với 39 khu vực phát triển không gian công cộng ngầm tại khu vực nội đô (lịch sử và mở rộng) với tổng diện tích khoảng 954 ha. Định hướng bố trí các chức năng: Dịch vụ, thương mại, vui chơi giải trí, ga ra ngầm gắn kết với các tuyến đường sắt đô thị, nhà ga trên tuyến.

Đối với quy hoạch Quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ, các bến xe khách, xe tải liên tỉnh được bố trí trên các trục hướng tâm tại cửa ngõ giao với Vành đai 4, theo các hướng đông, tây, nam, bắc. Các bến xe khách liên tỉnh xây dựng mới được kết hợp với các điểm đầu cuối của hệ thống xe buýt công cộng và gần các nhà ga của các tuyến đường sắt đô thị nhằm kết nối, vận chuyển hành khách vào khu vực nội đô và ngược lại. Từng bước thay thế các bến xe khách hiện có nằm sâu trong nội đô. Các bãi đỗ xe công cộng tập trung bố trí tại các khu dân cư, khu chức năng xây dựng tập trung mật độ cao, đảm bảo cự ly đi lại từ 300 m đến 600 m, thuận lợi kết nối giao thông.

Đọc thêm

Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang Đô thị

Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang

TTTĐ - Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) vừa thông tin về phương án phân luồng từ xa, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phòng ngừa, khắc phục ùn tắc giao thông tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương giáp ranh trước, trong thời gian diễn ra Lễ Quốc tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
EVNHANOI phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn - Đền ơn đáp nghĩa" Đô thị

EVNHANOI phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn - Đền ơn đáp nghĩa"

TTTĐ - Thấm nhuần đạo lý, phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn - Đền ơn đáp nghĩa", nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), EVNHANOI đã đồng loạt tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, có ý nghĩa tri ân các Anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Nhiều tuyến phố nội thành có nguy cơ ngập lụt do mưa lớn Đô thị

Nhiều tuyến phố nội thành có nguy cơ ngập lụt do mưa lớn

TTTĐ - Do ảnh hưởng của mưa lớn, trong ngày 23/7, nhiều tuyến phố nội thành có nguy cơ ngập lụt với độ sâu phổ biến từ 10-30cm; đáng chú ý một số tuyến phố có khả năng ngập sâu hơn với độ sâu từ 30-50cm.
Nhìn nhận rõ những thách thức mới về giao thông đô thị Đô thị

Nhìn nhận rõ những thách thức mới về giao thông đô thị

TTTĐ - Với Luật Thủ đô (sửa đổi) và 2 Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội vừa được Quốc hội thông qua, TP Hà Nội sẽ có quy mô phát triển đặc biệt, với nhiều công việc mới. Vì vậy, Sở Giao thông vận tải Hà Nội phải nhìn nhận những cơ hội cũng như khó khăn, thách thức của ngành trong thời gian tới... để từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ trong thực thi nhiệm vụ.
Khu dân cư Bến Lức (Quận 8): Bao giờ thôi nhếch nhác? Nhịp sống phương Nam

Khu dân cư Bến Lức (Quận 8): Bao giờ thôi nhếch nhác?

TTTĐ - Từ ngày được UBND TP Hồ Chí Minh phê duyệt dự án đến nay đã hơn 20 năm, Khu dân cư Bến Lức (KDC Bến Lức) thuộc Phường 7, Quận 8, TP Hồ Chí Minh vẫn trong cảnh nhếch nhác. Người dân nhiều lần kiến nghị lên các cấp sở tại nhưng tình cảnh chẳng thay đổi.
Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường Giải Phóng Đô thị

Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường Giải Phóng

TTTĐ - Từ 20/7, các phương tiện bị cấm quay đầu trên đường Giải Phóng tại nút giao cổng ra Bến xe Giáp Bát theo cả hai hướng.
Điều chỉnh giao thông nút Trần Phú - Nguyễn Khuyến - Vũ Trọng Khánh Đô thị

Điều chỉnh giao thông nút Trần Phú - Nguyễn Khuyến - Vũ Trọng Khánh

TTTĐ - Từ ngày 20/7 đến 20/12/2024, Sở Giao thông vận tải Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông tại ngã tư Trần Phú - Nguyễn Khuyến - Vũ Trọng Khánh (quận Hà Đông) phục vụ thi công gói thầu số 04 dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
Nỗ lực thực hiện “kỳ tích” đường sắt đô thị Đô thị

Nỗ lực thực hiện “kỳ tích” đường sắt đô thị

TTTĐ - “Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô” với 5 nhóm giải pháp gồm 23 chính sách, được xem là kịch bản chi tiết, cụ thể và đầy đủ nhất, từng bước hiện thực hóa kỳ vọng hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị (ĐSĐT) của Hà Nội. Nếu đề án được thông qua sẽ có một loạt cơ chế đặc thù được áp dụng để ưu tiên huy động nguồn vốn đầu tư và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.
Quảng Nam: Vướng 11 hộ dân, dự án 228 tỷ đồng đang trễ hẹn Xã hội

Quảng Nam: Vướng 11 hộ dân, dự án 228 tỷ đồng đang trễ hẹn

TTTĐ - Sau nhiều năm thi công, dự án Đường, cầu ĐH 7 bắc qua sông Vĩnh Điện đến nay vẫn chưa thể hoàn thiện do vướng mặt bằng.
Sớm hoàn thiện quy hoạch, gỡ khó trong phát triển nhà ở xã hội Đô thị

Sớm hoàn thiện quy hoạch, gỡ khó trong phát triển nhà ở xã hội

TTTĐ - Chiều 17/7, Đoàn giám sát của Quốc hội đã làm việc với UBND thành phố Hà Nội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Xem thêm