Tag
Hà Nội

Mở rộng thị trường cho đặc sản vùng miền

Nông thôn mới 22/11/2024 08:00
aa
TTTĐ - Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024 không chỉ kết nối giao thương hàng hóa từ các tỉnh, thành về Hà Nội mà còn nâng cao sức cạnh tranh cho hàng Việt tại hệ thống bán lẻ truyền thống cũng như hệ thống siêu thị hiện đại.
Chuẩn bị diễn ra Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2023 Độc đáo Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2023 Ngày hội đặc sản của cả nước tập trung về Thủ đô Trải nghiệm văn hóa, đặc sản vùng miền tại Thủ đô

Cơ hội mua sắm ưu đãi hàng ngàn đặc sản vùng miền tại Hà Nội

Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam là sự kiện thường niên, do UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo, giao Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố Hà Nội (HPA) chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức.

Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 20 - 24/11/2024, tại Quảng trường Trung tâm thương mại Vincom Mega Mali Royal City, 72A Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

ông Phạm Quí Tiên - Thành ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội; ông Nguyễn Mạnh Quyền - Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cùng lãnh đạo các Ban, Sở, ngành thành phố và hàng nghìn người dân Thủ đô.
Ông Phạm Quí Tiên, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội; ông Nguyễn Mạnh Quyền, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cùng lãnh đạo các Ban, Sở, ngành thành phố tham quan các gian hàng Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam năm 2024

Không chỉ mang đến một không gian trưng bày phong phú với 250 gian hàng từ 63 tỉnh thành, hội chợ còn trở thành điểm hẹn để người dân thưởng thức tinh hoa văn hóa ẩm thực cả nước.

Là người rất ưa thích ẩm thực và các món đặc sản vùng miền, chị Nguyễn Thu Thuỷ (Quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: Bình thường để mua được các loại đặc sản vùng miền đúng "chuẩn" tôi thường tiện đi du lịch đến đó rồi lựa chọn sản phẩm. Thế nhưng giờ ở ngay giữa lòng Thủ đô, tôi cũng có cơ hội mua sắm đủ loại sản phẩm từ các địa phương, rất tiện lợi. Nhiều đặc sản mới chỉ nghe tiếng từ lâu mà nay tôi mới có cơ hội trải nghiệm dùng thử".

Mở rộng thị trường cho đặc sản vùng miền
Người tiêu dùng mua sắm đặc sản vùng miền tại hội chợ

Không chỉ là nơi mua sắm, hội chợ còn tạo cơ hội để người dân Thủ đô khám phá những câu chuyện văn hóa đằng sau từng sản phẩm. Từ những gian hàng bày biện đẹp mắt, người dân không chỉ mang về các đặc sản yêu thích mà còn cảm nhận được hương vị, màu sắc đặc trưng của từng vùng miền.

Thông qua các chương trình quảng bá thương hiệu, sử dụng thử các sản phẩm, người tiêu dùng Thủ đô cũng có điều kiện để nhận diện, mua sắm, tiêu thụ sản phẩm OCOP, nông sản thực phẩm an toàn và các đặc sản vùng miền.

Mở ra cơ hội kết nối cho các doanh nghiệp

Với quy mô 250 gian hàng, hội chợ năm nay đã thu hút 200 đơn vị đến từ 63 tỉnh thành tham gia bao gồm: các doanh nghiệp sản xuất, các Hợp tác xã, đại diện các Hiệp hội ngành nghề và đặc biệt là 59 tỉnh thành phố trực tiếp tham dự tổ chức "Gian hàng đặc sản" trưng bày giới thiệu những sản phẩm đặc trưng, sản phẩm được bảo hộ địa lý, có nhiều sản phẩm mới với chất lượng mẫu mã bao bì hướng tới xuất khẩu.

Cụ thể vùng núi cao Tây Bắc với sản phẩm, gạo Séng Cù, tương ớt Mường Khương, bí thơm Bắc Kạn, cam Hàm Yên. Vùng Sông Hồng với cá kho làng Vũ Đại, rươi Tứ Kỳ, nhãn Hưng Yên. Miền Trung với yến sào Khánh Hòa, tỏi Lý Sơn, hải sản Phú Yên, nho Ninh Thuận, trầm hương Quảng Nam. Đồng bằng Sông Cửu Long với cua Cà Mau, mắm Gò Công, đường thốt nốt, mật hoa dừa, tiêu Phú Quốc, bánh pía…

Mở rộng thị trường cho đặc sản vùng miền
Ông Nguyễn Ánh Dương, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố Hà Nội (HPA)

Ông Nguyễn Ánh Dương, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố Hà Nội (HPA) cho biết: Qua các kỳ tổ chức, Hội chợ không ngừng đổi mới, nâng cao về chất lượng trở thành sự kiện xúc tiến thương mại có uy tín, thu hút sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo các tỉnh thành phố trong cả nước.

“Bên cạnh đó, Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam 2024 hướng tới mục tiêu thúc đẩy xúc tiến thương mại, hỗ trợ quảng bá và mở rộng đầu ra cho các sản phẩm đặc sản tiêu biểu của các địa phương, đặc biệt là các nông sản và thực phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Tạo điều kiện kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất và các nhà phân phối trong nước và quốc tế, hướng tới chuỗi cung ứng bền vững tại thị trường nội địa và xuất khẩu. Hội chợ còn góp phần nâng cao nhận thức và lòng tin của người tiêu dùng về chất lượng, thương hiệu sản phẩm Việt, qua đó thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Giám đốc HPA nhấn mạnh.

Mở rộng thị trường cho đặc sản vùng miền
Các doanh nghiệp tham gia hội chợ giới thiệu, chế biến sản phẩm ngay tại chỗ để quảng bá thương hiệu

Theo thống kê của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố Hà Nội (HPA), sau 10 năm tổ chức, từ những ngày đầu tiên với 150 gian hàng đến nay đã có hàng trăm doanh nghiệp tham gia với hàng nghìn chủng loại sản phẩm, hàng hóa thu hút hàng nghìn lượt khách giao dịch tham quan, mua sắm.

Năm 2023, các kỳ hội chợ đã thu hút trên 50.000 lượt khách tới tham quan, mua sắm, đạt gần 50 tỷ doanh thu bán lẻ, rất nhiều các giao dịch đã thành công trở thành nhà cung cấp sản phẩm lâu dài tại các hệ thống phân phối và các đối tác lớn, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các đơn vị tham gia.

Trong khuôn khổ hội chợ, các hoạt động kết nối giao thương giữa doanh nghiệp sản xuất với các nhà phân phối lớn (AEON, Lotte, Central Retail, các chuỗi cửa hàng sạch, các sàn thương mại điện tử Alibaba, Foodmap…) cũng được tổ chức liên tục.

Thông qua các hoạt động kết nối, các nhà phân phối, Trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, chuỗi cửa hàng, chợ đầu mối, sàn thương mại điện tử... có cơ hội giao dịch trực tiếp với các đơn vị, doanh nghiệp tham gia Hội chợ, để tìm hiểu sản phẩm, năng lực sản xuất, khả năng cung cấp... qua đó, tìm kiếm nguồn hàng đưa vào hệ thống phân phối; đàm phán ký kết biên bản hợp tác, hợp đồng cung ứng tiêu thụ sản phẩm.

Phó Chủ tịch Hội nữ doanh nhân tỉnh Yên Bái Vũ Thị Huệ chia sẻ: Sau nhiều lần tham gia Hội chợ đặc sản vùng miền do HPA tổ chức tại Hà Nội, Hội nữ doanh nhân Yên Bái đã xây dựng được mối liên kết với tỉnh Thanh Hoá, Hải Dương, Quảng Ninh, Hưng Yên... tiêu thụ sản phẩm.

Đọc thêm

Tăng cường phối hợp, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế Nông thôn mới

Tăng cường phối hợp, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế

TTTĐ - Trong khuôn khổ chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân thành phố Hà Nội và Hội Nông dân tỉnh Hà Giang, sáng 21/11, tại Hà Nội, các huyện của hai tỉnh, thành phố đã tổ chức hội nghị, ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2024 - 2028.
Sản phẩm OCOP, đặc sản Hà Giang hấp dẫn người tiêu dùng Thủ đô Nông thôn mới

Sản phẩm OCOP, đặc sản Hà Giang hấp dẫn người tiêu dùng Thủ đô

TTTĐ - Trong ba ngày từ 21 - 23/11, Hội Nông dân tỉnh Hà Giang phối hợp với Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ các sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu của tỉnh Hà Giang tại Trung tâm Hỗ trợ nông dân thành phố Hà Nội (số 33 Nguyễn Chí Thanh).
Xã dân tộc miền núi đầu tiên của Hà Nội đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Kinh tế

Xã dân tộc miền núi đầu tiên của Hà Nội đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Quyết định số 5963/QĐ-UBND về việc công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao (đợt 1) năm 2024.
Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp xanh, kinh tế tuần hoàn Nông thôn mới

Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp xanh, kinh tế tuần hoàn

TTTĐ - Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 24 (AgroViet 2024) có chủ đề “Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp xanh, kinh tế tuần hoàn”, được tổ chức trong 4 ngày từ ngày 20 - 23/11/2024, nhằm thúc đẩy, mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu kinh tế quốc tế, quảng bá thương hiệu, sản phẩm OCOP, nông đặc sản của các vùng, miền trên cả nước và quốc tế.
Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao cho nông dân Việt Nam Doanh nghiệp

Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao cho nông dân Việt Nam

TTTĐ - Với rất nhiều nỗ lực, cố gắng, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh. Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Xem thêm