Mức lương bình quân tăng đồng đều ở các loại hình doanh nghiệp
Nắm bắt tình hình trả lương, thưởng cho người lao động dịp Tết Gộp chi trả 2 tháng lương hưu vào tháng 1/2025 Ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự tại phường Bồ Đề |
![]() |
Ảnh minh họa |
Cụ thể, đối với Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, năm 2024, mức tiền lương bình quân của người lao động đạt 7,5 triệu đồng/người/tháng. Người có mức lương cao nhất là 25,2 triệu đồng/người/tháng; thấp nhất đạt 5,1 triệu đồng/người/tháng.
Ở loại hình công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Nhà nước, tiền lương bình quân của người lao động cũng đạt 7,5 triệu đồng/người/tháng. Trong đó, doanh nghiệp có mức lương cao nhất là 43 triệu đồng/người/tháng. Doanh nghiệp có mức lương thấp nhất là 5,2 triệu đồng/người/tháng.
Đối với khối doanh nghiệp dân doanh, tiền lương bình quân của người lao động năm 2024 thấp hơn một chút so với hai loại hình doanh nghiệp trên, đạt mức 7,3 triệu đồng/người/tháng song người có mức tiền lương cao nhất lại nhỉnh hơn, đạt 59 triệu đồng/người/tháng, thấp nhất là 5 triệu đồng/người/tháng.
Ở khối doanh nghiệp FDI, tiền lương bình quân của người lao động năm 2024 là 7,9 triệu đồng/người/tháng. Trong đó, người có mức lương cao nhất là 147 triệu đồng/người/tháng, mức tiền lương thấp nhất là 4,96 triệu đồng/người/tháng (bằng mức lương tối thiểu vùng I).
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đánh giá trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố vẫn còn gặp khó khăn.
Bên cạnh các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã phối hợp với Liên đoàn Lao động thành phố, Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã chủ động hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, yêu cầu các doanh nghiệp nợ lương thanh toán tiền lương cho người lao động theo quy định của pháp luật.
Sở cũng đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp; tham gia phối hợp và hỗ trợ về công tác chuyên môn đối với các doanh nghiệp có nguy cơ xảy ra tranh chấp trên địa bàn thành phố, để ngăn ngừa tranh chấp lao động, đình công phát sinh trên địa bàn, nhất là vào dịp lễ, Tết.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Quảng Ninh: Cần khai thông "nút thắt" đầu tư công trong nửa cuối năm

Nam A Bank nhận cú đúp giải thưởng quốc tế

Sacombank đồng hành cùng hộ kinh doanh

Tỷ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân đạt 55 - 60% GRDP

Đà Nẵng là điểm đến đầu tư tin cậy cho đối tác Nhật Bản

Petrovietnam tạo đà cho chiến lược dài hạn

Cà Mau khởi đầu hành trình mới với chuyển đổi số là đột phá

Thay đổi nhỏ nhiệt độ điều hoà, tạo khác biệt lớn trong hóa đơn

Không lo thiếu vốn nhờ gói lãi suất thấp nhất thị trường của VPBank
