Tag

Nâng cao đời sống tinh thần bà con dân tộc Mường, Dao tại Ba Vì

Nông thôn mới 18/10/2022 14:10
aa
TTTĐ - Những năm qua, huyện Ba Vì (Hà Nội) luôn chú trọng giữ gìn và phát huy đời sống văn hóa tinh thần, cũng như vật chất cho bà con dân tộc Dao, Mường.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về an toàn thực phẩm Thực tập phương án chữa cháy tại khu dân cư ở Ba Vì

Độc đáo các giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Ba Vì đã có 7 xã, trong đó đồng bào dân tộc Mường, Dao chiếm tỷ lệ lớn gồm các xã: Minh Quang, Yên Bài, Ba Trại, Ba Vì, Vân Hòa, Khánh Thượng, Tản Lĩnh.

Ðồng bào Mường, Dao đều có những nét văn hóa đặc sắc riêng, từ phong tục, ngôn ngữ cho đến các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ…

Giống như người Mường khắp mọi miền đất nước, người Mường ở Thủ đô vẫn giữ được những nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là cồng chiêng và văn hóa ẩm thực.

Người Mường ở Ba Vì bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
Người Mường ở Ba Vì bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

Theo quan niệm truyền thống của xứ Mường, Tết không bắt đầu vào ngày ông Công, ông Táo như của người Việt. Ngày Xuân chỉ thực sự bắt đầu từ 27 tháng Chạp. Từ ngày này, chợ Tết cũng mới được mở ra. Vào dịp Tết, mỗi gia đình đều mổ một con lợn, dù to hay nhỏ để làm cỗ mời anh em, bạn bè, hàng xóm chung vui.

Người Mường quan niệm ăn thế nào thì thờ cúng thế đó nên trong mâm cỗ để cúng có đủ các món ngày Tết. Đặc biệt, cùng với bánh chưng, mâm cỗ ngày Tết của người Mường không thể thiếu đặc sản: Bánh chéo kheo. Bánh chéo kheo được làm từ bột nếp, có nhân đậu xanh đồ chín trộn với mật. Bánh được gói bằng lá hó (một loại lá cây mọc trên núi) thành hình trụ, dài khoảng 7-10 phân và mỗi lá phải gói hai chiếc bánh, gấp lại thành một đôi, tượng trưng cho tình yêu đôi lứa thắm thiết, bền chặt.

Đối với người Mường, thời khắc quan trọng nhất là đêm Giao thừa. Đêm Giao thừa, người Mường thường làm hai mâm cỗ để cúng tổ tiên và Thần cai quản đất đai. Trước đây, khi còn ở nhà sàn, người Mường không lập bàn thờ mà chỉ ngày Tết mới dựng ban thờ bằng cột, phên đan.

Phiên chợ người Dao ở Ba Vì
Phiên chợ của người Dao ở Ba Vì

Điều gây ngạc nhiên nhất đối với những du khách được đón Tết Mường là tục “cho trâu ăn trước”. Sau khi hoàn thành các thủ tục cúng lễ đêm 30, trâu sẽ được cho ăn cỏ trước khi gia đình ăn cơm năm mới. Theo quan niệm của người Mường: Phải cho trâu ăn trước vì trâu đã làm vất vả cả năm, ra Tết cũng phải đi làm trước.

Không chỉ có trâu được “ưu ái” trong dịp này, những dụng cụ giúp cho người nông dân làm ra thóc lúa, của cải như cày, cuốc, dao, liềm cũng được “ăn Tết” cùng gia chủ. Đặc biệt, các vật dụng phải được dựng ngay ngắn, bởi quan niệm, nếu để bừa bãi thì năm mới làm ăn sẽ khó khăn.

Vào ngày Tết, tiếng cồng chiêng trầm bổng, vang vọng khắp núi rừng mời ông bà, tổ tiên về đón Tết, vui xuân cùng con cháu. Người Mường gọi nghi lễ này là phường bùa. Phường bùa đi sắc bùa thành hàng và có đủ cả nam lẫn nữ. Phường bùa đến nhà hẹn trước để hát sắc bùa, khi đến cổng, người đi đầu hát bài mở cổng và chủ nhà ra mở cổng chào đón. Phường bùa đi vào sân, vừa đi vừa đánh cồng, sau mỗi bài cồng là người trong phường hát một bài chúc tụng.

Tiếng cồng cũng là những lời chúc gia chủ năm mới trâu, bò đầy chuồng, ngô đầy bồ, lúa đầy nương, người người mạnh khỏe, bản làng no ấm, yên vui. Theo quan niệm của đồng bào Mường, tiếng chiêng phát ra to, vang, rền là sự báo hiệu một năm mới tốt lành, may mắn.

Tiếp nối và phát triển

Những năm vừa qua, thực hiện tốt đề án “Khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số huyện Ba Vì" của UBND huyện Ba Vì, các địa phương đã có những hoạt động thiết thực, tích cực nhằm giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc Mường, Dao.

Ví dụ, hiện ở Minh Quang có nhiều thôn như thôn Lặt, thôn Di, thôn Vip, thôn Cốc Đồng Tâm… có đội cồng chiêng riêng, góp phần giữ gìn nét văn hóa của người Mường. Ngoài ra cũng có nhiều nghệ nhân tham gia công tác sưu tầm, sáng tác lời cho cồng chiêng bằng tiếng Mường như bà Đinh Thị Hiền.

Nâng cao đời sống tinh thần bà con dân tộc Mường, Dao tại Ba Vì

Cùng với đó, cứ hai năm một lần, xã Minh Quang lại tổ chức Hội thi nói tiếng dân tộc Mường. Đặc biệt, các hoạt động, các lễ hội trên địa bàn cũng được quan tâm như lễ hội cồng chiêng, múa hát theo làn điệu, hội thi tiếng nói và giữ gìn bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào Mường; Tổ chức và thành lập các CLB giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc về tiếng nói, trang phục…

Ông Nguyễn Tiến Tha, Chủ tịch UBND xã Minh Quang cho biết: Từ khi thực hiện Đề án, xã đã tổ chức thành công các hội thi “Nói tiếng dân tộc Mường” và “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường”. Qua đó, các thí sinh tham gia Hội thi có xu hướng ngày càng trẻ hóa.

Công tác bảo tồn các làn điệu dân ca, lễ hội của đồng bào dân tộc Mường cũng được triển khai có hiệu quả. Đến nay, đồng bào Mường đã đưa tiếng cồng, tiếng chiêng trở lại trong hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

Bên cạnh đó, UBND huyện Ba Vì cũng tổ chức Chợ phiên Mường, Dao mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn hai xã Minh Quang và xã Ba Vì.

Điều đặc biệt là hàng hóa được bán tại chợ hầu hết đều là sản phẩm do chính bàn tay của đồng bào nơi đây làm ra, bố trí theo từng gian hàng để khách tới đây có thể dễ dàng lựa chọn như khu bày bán các loại măng, tre, chè của bà con thôn Đá Chông; Rau củ quả của bà con thôn Lặt. Ngoài ra còn có nhiều gian hàng bày bán các nhạc cụ dân tộc truyền thống, dụng cụ đi săn của đồng bào Mường và rất nhiều gian hàng bày bán các loại thuốc, dược liệu quý của đồng bào Dao…

Có thể thấy, dân tộc Mường- Dao trên đất Ba Vì cũng có nét văn hóa riêng biệt, đậm đà bản sắc, nhiều phong tục được truyền qua bao thế hệ, để ngày nay mang trong mình một sức sống lâu bền, mạnh mẽ. Những thế hệ người dân tộc thiểu số trên quê hương núi Tản hòa cùng với anh em người Kinh trên đất Ba Vì đã và đang cùng nhau chung tay xây dựng bản làng, phát triển đời sống tinh thần, cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Đọc thêm

Hà Nội quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản Nông thôn mới

Hà Nội quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức vòng sơ khảo Hội thi tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản Hà Nội năm 2024.
Đa dạng hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản và quảng bá du lịch nông thôn Nông thôn mới

Đa dạng hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản và quảng bá du lịch nông thôn

TTTĐ - Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh An Giang, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang, Trung tâm Xúc tiến Thương mại nông nghiệp, TikTok Việt Nam cùng đơn vị đồng hành HDBank và đối tác MCN House of Deera phối hợp thực hiện chương trình Chợ phiên OCOP "Hương vị An Giang".
Hà Nội tiến gần mục tiêu hoàn thành xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Hà Nội tiến gần mục tiêu hoàn thành xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Ngày 27/6, Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) tổ chức hội nghị giao ban đánh giá kết quả quý II, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới cấp thành phố Nông thôn mới

Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới cấp thành phố

TTTĐ - Tính đến thời điểm hiện tại, TP Hà Nội đã có 18/18 huyện, thị xã đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới (NTM), hoàn thành trước 1 năm so với mục tiêu TP đặt ra. Hà Nội cũng đã có 172 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 65 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Đây được xem là tín hiệu tích cực góp phần giúp Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM cấp TP.
Phú Đông đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Phú Đông đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Hoàn thành chương trình xây dựng Nông thôn mới năm 2020, xã Phú Đông (Ba Vì, Hà Nội) tiếp tục triển khai các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao. Sau hơn 3 năm thực hiện, Phú Đông đủ điều kiện, đề nghị thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.
Độc đáo lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Độc đáo lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP

TTTĐ - Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND quận Tây Hồ và Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội tổ chức trong 5 ngày, từ 12/7/2024 đến 16/7/2024 tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô Nông thôn mới

Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô

TTTĐ - Hà Nội được ví là “nôi nghề” của cả nước, nơi tinh hoa bốn phương hội tụ. Bởi, trên địa bàn thành phố hiện có tới 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Quan trọng hơn, nhiều sản phẩm làng nghề của Hà Nội có giá trị đặc biệt, được công nhận là bảo vật của quốc gia.
Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa Nông thôn mới

Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa

TTTĐ - Chiều 18/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.
Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi Nông thôn mới

Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi

TTTĐ - Nhằm giúp nông dân nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với huyện Phúc Thọ tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông cho hơn 200 hộ dân trên địa bàn huyện.
Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Chiều 15/6, tại tỉnh Tây Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) của tỉnh đã kết hợp với Hội Nông dân, Hội Doanh nghiệp và Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tổ chức tọa đàm “Hợp tác đa chiều thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Tây Ninh”.
Xem thêm