Tag

Nên thí điểm tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến trong 3 năm với các vụ án ít nghiêm trọng

Tin tức 24/10/2021 14:15
aa
TTTĐ - Đại biểu đề nghị Quốc hội chỉ nên ban hành nghị quyết thí điểm xét xử trực tuyến trong vòng 3 năm, lựa chọn các vụ án hình sự ít nghiêm trọng, chứng cứ rõ ràng hay các vụ án dân sự, hành chính có tình tiết rõ ràng để xét xử thí điểm. Việc thí điểm cũng chỉ nên lựa chọn một số tỉnh, thành có đủ điều kiện, tránh dàn trải.
Hoãn phiên tòa xét xử vụ bắn người bằng vũ khí quân dụng Hoãn phiên tòa sơ thẩm vụ sát hại Nghệ sĩ ưu tú Vũ Mạnh Dũng Hoãn phiên xét xử thanh niên giết người yêu của vợ cũ

Tiếp tục phiên thảo luận tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV, sáng 24/10, rất nhiều ý kiến tập trung thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức phiên tòa trực tuyến.

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Hoàn
Đại biểu Lê Thanh Hoàn (đoàn Thanh Hóa)

Góp ý vào đề xuất xét xử trực tuyến, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Hoàn (đoàn Thanh Hóa) dẫn chứng chủ trương này đã được áp dụng ở nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nga, Đức... Song các nước tiến hành xét xử trực tuyến rất thận trọng, phù hợp với tình hình thực tế, kinh tế, xã hội, xây dựng cơ sở pháp lý rõ ràng.

Ở Việt Nam, ông Lê Thanh Hoàn cho biết các luật tố tụng chưa có quy định cho xét xử trực tuyến mà chỉ quy định xét xử trực tiếp tại phòng xử án. Đây là vấn đề liên quan đến Hiến pháp, quyền con người, quyền công dân, vì vậy cần nghiên cứu thận trọng.

Từ quan điểm trên, đại biểu đề nghị Quốc hội chỉ nên ban hành nghị quyết thí điểm xét xử trực tuyến trong vòng 3 năm, lựa chọn các vụ án hình sự ít nghiêm trọng, chứng cứ rõ ràng hay các vụ án dân sự, hành chính có tình tiết rõ ràng để xét xử thí điểm. Việc thí điểm cũng chỉ nên lựa chọn một số tỉnh, thành có đủ điều kiện, tránh dàn trải. Đặc biệt, phải nghiên cứu kỹ hơn để đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của bị cáo, các đương sự cũng như những người liên quan.

Chung quan điểm, đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) đề nghị xây dựng nghị quyết theo hướng nghị quyết thí điểm và đổi tên thành “Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến”; Xác định thời gian thí điểm, bởi đây là hình thức mới nên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi sự bỡ ngỡ, có những vấn đề phát sinh.

Còn theo đại biểu Nguyễn Văn Hiển (Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp), phương án tổ chức phiên tòa trực tuyến có nhiều bất cập.

Đại biểu cho rằng, một trong những nguyên tắc tố tụng cơ bản là nguyên tắc tranh tụng. Tranh tụng không chỉ được thể hiện bằng lời nói mà còn thể hiện qua thái độ, cử chỉ, tâm lý, cảm xúc và sự tương tác kịp thời giữa các bên trong tố tụng. Điều này có tác động rất lớn đến niềm tin nội tâm của thẩm phán, Hội thẩm Nhân dân cũng như các bên tham gia tố tụng.

“Nếu so sánh giữa xét xử trực tiếp và xét xử trực tuyến thì rõ ràng xét xử trực tuyến có nhiều bất lợi hơn so với xét xử trực tiếp. Hai khía cạnh bất lợi thể hiện ở bảo đảm quyền đầy đủ của các bên tham gia tố tụng và bảo đảm sự tiếp cận, nhận định toàn diện, đầy đủ các tình tiết của thẩm phán, hội thẩm tham gia hội đồng xét xử”, ông Nguyễn Văn Hiển nhấn mạnh.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp kiến nghị nghị quyết cần nêu rõ nguyên tắc chỉ xét xử trực tuyến khi không thể xét xử trực tiếp được; Đồng thời, quy định rõ điều kiện phải có sự đồng ý của các bên tham gia vào tổ chức phiên toà ngay trong nghị quyết chứ không phải quy định tại thông tư hướng dẫn thi hành.

Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình báo cáo giải trình tại phiên thảo luận
Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình báo cáo giải trình tại phiên thảo luận

Báo cáo giải trình về các vấn đề đại biểu đặt ra, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, các ý kiến phát biểu đều bày tỏ ủng hộ ban hành nghị quyết cho phép tổ chức phiên tòa trực tuyến, tuy nhiên cũng góp ý gợi mở và đặt ra nhiều yêu cầu cao hơn, rộng hơn, chất lượng hơn đối với công tác này.

Trước đề nghị thực hiện nghị quyết trong 3 năm, ông Nguyễn Hòa Bình cho biết, trong quá trình chuẩn bị, lấy ý kiến các cơ quan thì đều được đánh giá đây là vấn đề lớn, phiên tòa trực tuyến không chỉ đáp ứng yêu cầu trước mắt mà còn cho cả lâu dài. Do đó, nếu nghị quyết ấn định thực hiện trong 3 năm thì sau thời gian này phải có nghị quyết khác nếu muốn duy trì phương thức trực tuyến.

Chánh án TAND tối cao cho biết trong báo cáo công tác hàng năm sẽ có nội dung thực hiện phiên tòa trực tuyến, đánh giá mặt được hay chưa được đề có đề nghị phù hợp.

Ông Nguyễn Hòa Bình cũng thông tin thêm, về việc lựa chọn các vụ án xét xử, trên thế giới tiếp cận ở góc độ nghĩa vụ chứng minh đơn giản, ví dụ vụ giết người phức tạp nhưng chứng cứ rõ ràng thì vẫn xét xử trực tuyến. Hiện dự thảo cũng quy định Tòa án Nhân dân tổ chức phiên tòa trực tuyến để xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, dân sự và hành chính có tính chất, tình tiết đơn giản; Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án rõ ràng.

Huy Dương

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội Tin tức

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội

TTTĐ - Chiều 2/7, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tiếp xúc cử tri đơn vị bầu cử số 1 để báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
HĐND tỉnh Vĩnh Long khai mạc kỳ họp đầu tiên sau hợp nhất Tin tức

HĐND tỉnh Vĩnh Long khai mạc kỳ họp đầu tiên sau hợp nhất

TTTĐ - Sáng 2/7, HĐND tỉnh Vĩnh Long khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất sau hợp nhất.
Cơ hội để Thủ đô dẫn đầu trong đổi mới tư duy quản lý Tin tức

Cơ hội để Thủ đô dẫn đầu trong đổi mới tư duy quản lý

TTTĐ - Sáng 2/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2025.
Tạo chuyển biến thực chất, mạnh mẽ trong đổi mới sáng tạo Chuyển đổi số

Tạo chuyển biến thực chất, mạnh mẽ trong đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Nghị quyết 57 là Nghị quyết có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong giai đoạn mới, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang nỗ lực hoàn thành các mục tiêu của nhiệm kỳ và mô hình chính quyền địa phương hai cấp đã chính thức vận hành tại 34 tỉnh, thành phố từ ngày 1/7/2025.
Phấn khởi trước sự đổi mới trong tác phong phục vụ Nhân dân Tin tức

Phấn khởi trước sự đổi mới trong tác phong phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Chiều 1/7, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tới thăm, kiểm tra việc vận hành chính quyền hai cấp tại một số đơn vị, địa phương trên địa bàn TP Hà Nội.
Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ cho ý kiến về phương án sửa đổi, bổ sung 3 luật quan trọng Tin tức

Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ cho ý kiến về phương án sửa đổi, bổ sung 3 luật quan trọng

Ngày 1/7, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về một số nội dung quan trọng, trong đó có các phương án sửa đổi, bổ sung 3 luật quan trọng để chuẩn bị báo cáo cấp có thẩm quyền.
Sau kỳ họp thứ nhất, bắt tay ngay vào phục vụ Nhân dân Tin tức

Sau kỳ họp thứ nhất, bắt tay ngay vào phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các nghị quyết, hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 1/7, HĐND phường Đại Mỗ (Hà Nội) đã tổ chức kỳ họp thứ nhất HĐND phường khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, thông qua các nội dung quan trọng của bộ máy chính quyền địa phương nhằm đảm bảo hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Xã Phú Xuyên tập trung cao độ, bảo đảm vận hành chính quyền mới Tin tức

Xã Phú Xuyên tập trung cao độ, bảo đảm vận hành chính quyền mới

TTTĐ - Ngày 1/7, sau khi dự kỳ họp thứ nhất của HĐND xã Phú Xuyên, khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã đi kiểm tra công tác vận hành vào ngày đầu hoạt động của bộ máy chính quyền xã Phú Xuyên sau sắp xếp.
Tổng Bí thư Tô Lâm kiểm tra hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp ở Hà Nội MultiMedia

Tổng Bí thư Tô Lâm kiểm tra hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp ở Hà Nội

Chiều 1/7, Tổng Bí thư Tô Lâm đến thăm, kiểm tra hoạt động của chính quyền địa phương hai cấp tại xã Phúc Thịnh,Trung tâm phục vụ hành chính công Hà Nội, UBND phường Tây Hồ (Hà Nội).
HĐND tỉnh An Giang nâng cao vai trò, trách nhiệm, kiến tạo phát triển Tin tức

HĐND tỉnh An Giang nâng cao vai trò, trách nhiệm, kiến tạo phát triển

TTTĐ - HĐND tỉnh An Giang khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức Kỳ họp thứ nhất xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Nhàn và các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp.
Xem thêm