Tag

Ngăn tham nhũng từ gốc rễ, củng cố niềm tin trong Nhân dân

Tin tức 22/01/2023 08:00
aa
TTTĐ - Trong thời gian qua, quyết tâm chống tham nhũng “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” luôn được những lãnh đạo Đảng, Nhà nước quyết tâm, kiên quyết: Ai bàn lùi thì đứng sang một bên cho người khác làm! Công tác phòng chống tham nhũng đã trải qua chặng đường dài, với dấu ấn đặc biệt, ngày càng củng cố niềm tin trong Nhân dân đối với Đảng.
Tổng Bí thư chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có bước tiến mới
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo TP Hà Nội tiếp xúc cử tri các quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình báo cáo kết quả kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV, ngày 19/11/2022
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo TP Hà Nội tiếp xúc cử tri các quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình báo cáo kết quả kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV, ngày 19/11/2022

Không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn

Tham nhũng là hiện tượng xã hội tiêu cực tồn tại ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tham nhũng gây thiệt hại nghiêm trọng đến các nguồn lực công, xâm hại đến hoạt động đúng đắn của bộ máy nhà nước, làm sai lệch công lý, công bằng xã hội, làm suy giảm niềm tin, cản trở các nỗ lực giảm nghèo và phát triển đất nước, xã hội. Công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) được Đảng, Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa khó khăn, phức tạp, lâu dài.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở, Đảng phải gột rửa chủ nghĩa cá nhân, bởi chủ nghĩa cá nhân là “kẻ thù hung ác của đạo đức cách mạng, của chủ nghĩa xã hội”. Nếu cán bộ, đảng viên bị chủ nghĩa cá nhân chi phối thì sẽ lợi dụng cơ quan, đơn vị, tổ chức, lợi dụng chức quyền để mưu cầu lợi ích cá nhân, lúc đó tập thể, tổ chức chỉ còn là cái bình phong để che đậy động cơ và hành vi cá nhân chủ nghĩa. Họ sẵn sàng “liên minh” với nhau thành những “đường dây”, nhóm lợi ích để đục khoét của cải của Nhà nước, của tập thể. Người nhấn mạnh: “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu” là “kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm mang súng, mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng công việc của ta... làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính”.

Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) xác định “tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành…gây bức xúc trong xã hội và là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước”.

Trước tình hình đó, Hội nghị đã quyết định chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN (Ban Chỉ đạo) trực thuộc Bộ Chính trị, do đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng Ban Chỉ đạo; lập lại Ban Nội chính Trung ương và ban nội chính các tỉnh ủy, thành ủy là cơ quan tham mưu cho cấp ủy về công tác nội chính và PCTN; Ban Nội chính Trung ương là Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo, với mong muốn tạo bước chuyển mới, mạnh mẽ hơn nữa trong công tác đấu tranh PCTN.

Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) 10 năm qua đã có một bước tiến mạnh, đạt được nhiều kết quả toàn diện, tích cực, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Công tác PCTN, lãng phí, tiêu cực đã trở thành phong trào, xu thế” được Nhân dân đồng tình, đánh giá cao, được các tổ chức quốc tế ghi nhận.

Tham nhũng đang từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi và có chiều hướng thuyên giảm, góp phần giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, tạo động lực mới, khí thế mới để toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở được quan tâm hơn, từng bước khắc phục tình trạng "trên nóng, dưới lạnh" thể hiện qua những “con số biết nói”. Số địa phương không phát hiện, khởi tố vụ án tham nhũng mới hằng năm có xu hướng giảm dần. Riêng năm 2021, đã có 100% các địa phương đã khởi tố các vụ án mới về tham nhũng. Một số địa phương phát hiện, khởi tố vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực lớn như: Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, An Giang, Thái Nguyên…

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo TP Hà Nội
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo TP Hà Nội trong buổi tiếp xúc cử tri

Một trong những kết quả nổi bật, đó là công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, thanh tra, kiểm toán của Nhà nước được tăng cường, phát hiện và xử lý nghiêm minh các sai phạm, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, góp phần đắc lực nâng cao hiệu quả công tác PCTN, tiêu cực.

Trong 10 năm qua, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 2.700 tổ chức đảng, gần 168.000 đảng viên, trong đó có hơn 7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng. Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kỷ luật hơn 170 cán bộ cấp cao diện Trung ương quản lý, trong đó có 33 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, hơn 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang.

Đặc biệt thời gian gần đây, công cuộc PCTN càng trở nên “nóng” hơn với khởi nguồn từ vi phạm pháp luật của Công ty Việt Á. Chỉ sau 6 tháng điều tra hàng loạt sai phạm liên quan đến công ty này đã hàng loạt cá nhân đã bị khởi tố. Trong đó có cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, cùng hàng loạt giám đốc CDC, cán bộ Sở Y tế các tỉnh, thành phố. Điều này cho thấy, quyết tâm rất lớn của Đảng, của các cơ quan tư pháp trong PCTN với một tinh thần không khoan nhượng, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Cán bộ phải gương mẫu

Dưới sự chỉ đạo sâu sát, cụ thể của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo, hoạt động của Ban Chỉ đạo có nhiều đổi mới, nền nếp, bài bản, khoa học, quyết liệt và hiệu quả. Ban Chỉ đạo vừa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện thể chế, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực; Vừa quyết liệt chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực, với nhiều cơ chế, giải pháp, cách làm bài bản, hiệu quả và không chịu tác động không trong sáng của tổ chức, cá nhân nào; Vừa chọn những khâu yếu, việc khó trong công tác này để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục. Và một trong những dấu ấn quan trọng, đó là ngày 16/9/2021, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 32-QĐ/TW bổ sung, mở rộng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo để chỉ đạo cả PCTN và phòng, chống tiêu cực.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chia sẻ với các cử tri Hà Nội về công tác phòng, chống tham nhũng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chia sẻ với các cử tri Hà Nội về công tác phòng, chống tham nhũng

Đặc biệt hơn cả, thực hiện kết luận của Hội nghị Trung ương 5 khoá XIII, Ban Bí thư đã ban hành Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo PCTN, tiêu cực cấp tỉnh; Các tỉnh ủy, thành ủy đã và đang khẩn trương quyết định thành lập và triển khai hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong công tác PCTN, tiêu cực ở địa phương, cơ sở. Tính đến ngày 27/6/2022, đã có 34 tỉnh, thành phố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo PCTN, tiêu cực cấp tỉnh.

Cùng với đó là vai trò to lớn của Nhân dân, không có sức mạnh nào to lớn bằng sức mạnh của Nhân dân, không có gì mà Nhân dân không biết và do đó, không có gì qua mắt được Nhân dân. Cho nên, sự đồng lòng, ủng hộ của Nhân dân là thước đo niềm tin đối với sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PCTN, tiêu cực.

Tại buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội ngày 19/11 mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, hiện nay, không chỉ có Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, mà 100% tỉnh, thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nhấn mạnh quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; bởi không quyết tâm thì đến lúc nào đó sẽ làm hư hỏng bộ máy, nguy hại chế độ; phải làm kiên trì, làm bền bỉ, phương pháp đúng. Vừa qua, nhiều vụ tưởng như không làm được đã được đưa ra ánh sáng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh cùng các cử tri Hà Nội
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh cùng các cử tri Hà Nội

Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã trở thành xu thế, phong trào không ngừng nghỉ; Là niềm tin của Nhân dân, đòi hỏi của cuộc sống. Trung ương cũng đề ra chủ trương khuyến khích cán bộ có sai phạm tự giác xin thôi việc, tự giác nộp lại tiền của đã tham ô, tham nhũng thì sẽ được miễn giảm, xử lý nhẹ hơn. Nhưng cán bộ nào ngoan cố thì phải xử lý và hiện nay, Trung ương đang làm tiếp một số vụ.

Theo Tổng Bí thư, để thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng này, trước hết, cán bộ trong Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không được tham nhũng; dứt khoát phải gương mẫu, giữ gìn, nếu vi phạm phải bị xử lý trước. Tổng Bí thư cũng yêu cầu thành phố Hà Nội phải gương mẫu trong công tác này; Phòng là tốt nhất, đừng để xảy ra rồi mới chống.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị cử tri và Nhân dân đã ủng hộ, tiếp tục quan tâm ủng hộ hơn nữa, tạo thành sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân để thực hiện cho được công cuộc chống "giặc nội xâm" này.

Đọc thêm

Đưa Luật Thủ đô đi vào cuộc sống ngay khi có hiệu lực Tin tức

Đưa Luật Thủ đô đi vào cuộc sống ngay khi có hiệu lực

TTTĐ - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị TP Hà Nội nói chung, HĐND TP nói riêng nắm bắt tốt cơ hội này, chủ động nghiên cứu, rà soát, xây dựng kế hoạch thực hiện Luật Thủ đô (sửa đổi) để Luật vào cuộc sống, đạt hiệu quả thiết thực ngay khi có hiệu lực…
Triển khai hơn 30 nội dung công việc quan trọng phát sinh Tin tức

Triển khai hơn 30 nội dung công việc quan trọng phát sinh

TTTĐ - HĐND TP Hà Nội đã cơ bản hoàn thành toàn bộ các nội dung 6 tháng đầu năm 2024 theo chương trình công tác. Hơn 30 nội dung công việc quan trọng phát sinh theo chỉ đạo của Trung ương và yêu cầu thực tiễn của TP đã được triển khai đảm bảo chất lượng, tiến độ.
Quyết liệt thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm, thúc đẩy tăng trưởng Tin tức

Quyết liệt thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm, thúc đẩy tăng trưởng

TTTĐ - TP quyết liệt, tập trung thực hiện nhiều nội dung nhiệm vụ trọng tâm như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để đạt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024; trong đó đặc biệt quan tâm đẩy mạnh phát triển hạ tầng, ứng dụng phục vụ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.
Hôm nay (1/7), khai mạc kỳ họp thứ 17 HĐND TP Hà Nội Tin tức

Hôm nay (1/7), khai mạc kỳ họp thứ 17 HĐND TP Hà Nội

TTTĐ - Kỳ họp thứ 17 (kỳ họp thường lệ giữa năm 2024) diễn ra từ ngày 1/7 - 4/7, dự kiến xem xét 42 nội dung gồm 17 báo cáo và 25 nghị quyết.
Cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc đã có những đóng góp chất lượng cao cho Tổ quốc và quan hệ song phương Tin tức

Cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc đã có những đóng góp chất lượng cao cho Tổ quốc và quan hệ song phương

TTTĐ - Nhân dịp thăm chính thức Hàn Quốc, chiều tối 30/6, tại Thủ đô Seoul, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, các cơ quan đại diện Việt Nam và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc.
Giao lưu nhân dân giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc không ngừng phát triển Tin tức

Giao lưu nhân dân giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc không ngừng phát triển

TTTĐ - Chiều 30/6, tại Thủ đô Seoul, bắt đầu chương trình chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp rất xúc động với những người bạn Hàn Quốc.
Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân thăm Hàn Quốc Tin tức

Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân thăm Hàn Quốc

TTTĐ - Vào lúc 14h30 (giờ địa phương) ngày 30/6, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân, cùng Đoàn đại biểu Việt Nam đã tới sân bay quân sự Seongnam ở Thủ đô Seoul, bắt đầu chuyến thăm chính thức Hàn Quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Hàn Quốc Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Hàn Quốc

TTTĐ - Sáng 30/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến ngày 3/7 theo lời mời của Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo và Phu nhân.
Lý giải vì sao lương cơ sở tăng 30%, lương hưu chỉ tăng 15% Tin tức

Lý giải vì sao lương cơ sở tăng 30%, lương hưu chỉ tăng 15%

TTTĐ - Theo tính toán của Ban chỉ đạo cải cách tiền lương, với số tăng lương hưu cộng lại qua các đợt, lần tăng lương này, nếu chỉ tăng 11,5% cũng đã ngang bằng với mức tăng 30% lương cơ sở của cán bộ công chức.
Đảm bảo pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán Tin tức

Đảm bảo pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán

TTTĐ - Quốc hội đề nghị tập trung chỉ đạo, quán triệt, khẩn trương triển khai thực hiện có hiệu quả các các luật, nghị quyết để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển của đất nước; bảo đảm yêu cầu pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả.
Xem thêm