Tag

Ngành nông nghiệp chuyển mình mạnh mẽ trong thiên tai, dịch bệnh

Nông thôn mới 22/12/2020 20:57
aa
TTTĐ - Năm 2020 chứng kiến nhiều biến động của ngành nông nghiệp cả về cơ hội phát triển, hội nhập và thách thức thích nghi, ứng phó. Trong đó, thiên tai khốc liệt như mưa đá, hạn mặn, lũ lụt đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất; Còn đại dịch toàn cầu Covid-19 đã làm đứt gãy kết nối thương mại nông sản giữa hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Không đi theo lối mòn, cô gái trẻ làm nông nghiệp bằng công nghệ cao Chuyển đổi số nền nông nghiệp - động lực từ thanh niên Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình hợp tác xã nông nghiệp điển hình, tiên tiến

Có thể nhận thấy rằng, năm 2020 ngành nông nghiệp nước ta có nhiều biến động lớn, cả về cơ hội phát triển, hội nhập và thách thức thích nghi, ứng phó. Trong đó, thiên tai khốc liệt như mưa đá, hạn mặn, lũ lụt đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất; Còn đại dịch toàn cầu Covid-19 đã làm đứt gãy kết nối thương mại nông sản giữa hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy vậy, ngành nông nghiệp vẫn đạt được những thành quả đáng kể trên cả lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu, mở ra nhiều kỳ vọng phát triển mới cho năm 2021.

Ngành nông nghiệp chuyển mình mạnh mẽ trong thiên tai, dịch bệnh
Hạn mặn tại đồng bằng sông Cửu Long khiến nhiều diện tích lúa bị mất trắng; cây ăn quả, rau màu, thủy sản cũng chịu thiệt hại nặng nề

Ngay từ những ngày đầu năm 2020, tại một số tỉnh miền núi phía bắc đã xảy ra hiện tượng mưa đá, giông lốc. So với quy luật khí hậu, đây được coi là hiện tượng bất thường của thời tiết, gây thiệt hại nặng nề về tài sản cho người dân, trong đó sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ngay sau đó, dịch Covid-19 bắt đầu có những diễn biến phức tạp, tác động đến tình hình thương mại nông, lâm, thủy sản của Việt Nam với các thị trường, nhất là thị trường Trung Quốc. Theo đó, tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, hàng trăm xe nông sản ùn ứ, nằm chờ thông quan do liên quan đến quá trình kiểm dịch và nhân lực vận chuyển từ phía Trung Quốc.

Ngành nông nghiệp chuyển mình mạnh mẽ trong thiên tai, dịch bệnh
Hỗ trợ giống thủy sản cho các tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng của mưa bão

Ngoài ra, các thị trường khác như Mỹ, Châu Âu… cũng ngay lập tức tạm ngừng nhập một số nông sản của nước ta với lý do lo ngại dịch bệnh. Suốt từ đó đến nay, dịch Covid-19 đã lan ra toàn cầu và làm đứt gãy kết nối thương mại nông sản của hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Giữa lúc ngành nông nghiệp ứng phó với dịch bệnh thì tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019 - 2020 xảy ra ở mức nghiêm trọng nhất trong lịch sử. Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng trực tiếp đến 10 trong số 13 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long khiến nhiều diện tích lúa bị mất trắng; Cây ăn quả, rau màu, thủy sản cũng chịu thiệt hại nặng nề…

Ngành nông nghiệp chuyển mình mạnh mẽ trong thiên tai, dịch bệnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ cá giống cho người dân các tỉnh miền Trung

Sau quãng thời gian đồng bằng sông Cửu Long gồng mình chống hạn thì đến thời điểm miền trung căng mình chống lũ, bão, sạt lở đất. Từ đầu tháng 10/2020, các đợt lũ bão bắt đầu ập vào miền Trung. Lượng mưa lớn đổ dồn về khu vực, khiến nhiều địa phương bị ngập lụt trên diện rộng, nhiều nơi nước lũ dâng cao, chia cắt nhiều địa bàn. Đây được xem là một đợt lũ lụt lịch sử mới, đặt mức báo động IV, thuộc về cấp thiên tai nguy hiểm, rủi ro rất lớn, ảnh hưởng sâu rộng và gây tổn thất, thiệt hại toàn khu vực.

liên tiếp hứng chịu các trận mưa lũ lịch sử, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp bị tàn phá nặng nề, nhất là tại các địa phương như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi - những địa phương vốn trước đó là điểm nóng của dịch Covid-19 đợt hai tại Việt Nam.

Ngành nông nghiệp chuyển mình mạnh mẽ trong thiên tai, dịch bệnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ vật nuôi cho các tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng của mưa bão

Mặc dù ngành nông nghiệp nước ta gặp khó khăn chồng chất, tuy nhiên trong mỗi thời điểm gian nan, ngành nông nghiệp lại tìm ra hướng thích nghi và phát triển hữu hiệu. Trước thách thức kép là thiên tai và dịch bệnh, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã nhấn mạnh: Muốn vượt qua thách thức kép, nhất định toàn ngành phải có giải pháp kép, là tiếp tục tăng trưởng; bảo đảm mục tiêu xuất khẩu và an sinh xã hội.

Chính bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ của toàn ngành nông nghiệp, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 11/2020 đạt 3,72 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 11 tháng của nước ta đạt 37,42 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Ngành nông nghiệp chuyển mình mạnh mẽ trong thiên tai, dịch bệnh
Ngành nông nghiệp vẫn nỗ lực vượt qua cơn bão thiên tai, dịch bệnh

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu nông, lâm, thủy sản khoảng 28,05 tỷ USD, giảm 0,2%. Như vậy, giá trị xuất siêu nông, lâm, thủy sản đạt gần 9,37 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Xuất khẩu gạo 11 tháng đạt 5,74 triệu tấn với 2,85 tỷ USD, giảm 2,2% về khối lượng nhưng tăng 10,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

Theo thống kê, hiện có tám nhóm, mặt hàng nông sản xuất khẩu hơn một tỷ USD. Trong đó có bảy nhóm, mặt hàng có giá trị xuất khẩu hơn 2 tỷ USD (cà phê 2,5 tỷ USD, gạo 2,85 tỷ USD, hạt điều đạt 2,9 tỷ USD, rau quả đạt 3,0 tỷ USD, tôm 3,4 tỷ USD, gỗ và sản phẩm gỗ đạt 8,4 tỷ USD).

Ngành nông nghiệp chuyển mình mạnh mẽ trong thiên tai, dịch bệnh
Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của nước ta trong năm vừa qua vẫn ở mức cao

Dự kiến năm 2020, ngành nông nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu 41,5 đến 42 tỷ USD, là một trong những nước dẫn đầu Đông Nam Á về xuất khẩu nông sản.

Trong bối cảnh thiên tai và dịch bệnh liên tiếp, những thành quả này trở thành dấu ấn của toàn ngành nông nghiệp trong bức tranh kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng để nền kinh tế chung của cả nước giữ được mức tăng trưởng dương.

Mức tăng trưởng đó cũng thể hiện rõ nét khả năng thích nghi và ứng phó của các ngành hàng nông nghiệp nước ta trong điều kiện xuất khẩu nông sản gặp vô vàn khó khăn.

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm