Tag

Ngày khai giảng của các quốc gia trên thế giới

Nhìn ra thế giới 05/09/2023 17:19
aa
TTTĐ - Tùy vào tính chất của mỗi nền văn hóa mà các quốc gia trên thế giới cũng có những ngày khai giảng khác nhau.
Học sinh Thủ đô hân hoan, rạng rỡ trong ngày khai giảng năm học mới 2023 - 2024 Khai trường rộn ràng “trên không gian mạng” Khai giảng của con, ký ức của cha mẹ

Hoa Kỳ

Thông thường, các trường học tại Mỹ sẽ bắt đầu năm học mới vào cuối tháng 8 đầu tháng 9. Thời gian cụ thể sẽ tùy theo quy định của từng bang.

Mỹ không tổ chức khai giảng mà chỉ dành ngày đầu tiên để học sinh tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và làm quen với giáo viên, bạn bè mới.

Nước Mỹ không có lễ khai giảng (Ảnh: Shutterstock
Nước Mỹ không có lễ khai giảng (Ảnh: Shutterstock)

Ở một số trường cấp 3 tại xú sở cờ hoa, các học sinh mới nhập trường sẽ tới trường sớm từ 1 đến 2 ngày để tham gia vào các tiết học hướng nghiệp giúp làm quen với ngôi trường mới cũng như các quy tắc và môi trường xung quanh..

Trong khi đó, nhiều ngôi trường lại dành ngày đầu tiên này để chụp ảnh cho học sinh. Một số nơi có đôi chút khác biệt khi dành cả tuần đầu tiên đến trường cho các hoạt động ngoại khóa.

Trong vài năm gần đây, nhiều địa phương còn mời các bậc phụ huynh tới giao lưu và gặp gỡ với giáo viên con em mình một tuần trước khi năm học mới bắt đầu.

Cộng hòa liên bang Đức

Ở Đức, lễ khai giảng chỉ được tổ chức một lần duy nhất khi học sinh vào lớp 1. Đồng thời, lịch khai giảng ở các trường cũng không thống nhất nhưng thường dao động từ đầu tháng 8 đến cuối tháng 9.

Trẻ em Đức được tặng những vật hình nón chứa đồ dùng học tập trong ngày đầu khai giảng
Trẻ em Đức được tặng những vật hình nón chứa đồ dùng học tập trong ngày đầu khai giảng

Trẻ em bắt đầu vào lớp Một được tặng một vật hình nón khổng lồ chứa đầy đồ dùng. Tại một số vùng ở quốc gia này, ngày đầu tiên của lớp Một được đánh dấu bằng những vật hình nón chứa đầy kẹo và đồ dùng học tập.

Chuyên gia văn hóa dân gian Christiane Cantauw giải thích trong một cuộc phỏng vấn với DW rằng, truyền thống này không phải là để cổ vũ trẻ em. Thực tế, đó là về việc “làm rõ rằng, tình trạng của một đứa trẻ đang thay đổi”.

Nhật Bản

Tương tự như ở Đức, vào năm học mới, hầu hết học sinh ở Nhật Bản đều nhận được một chiếc ba lô, hoặc “randoseru” như một món quà trong ngày đầu tiên đi học. “Randoseru” là một loại ba lô có mặt cứng được làm bằng da khâu chắc chắn hoặc vật liệu tổng hợp giống như da. Loại ba lô này được học sinh tiểu học sử dụng phổ biến nhất ở Nhật Bản.

Các em học sinh trong ngày đầu tiên đi học tại Nhật Bản. Ảnh: Reuters
Các em học sinh trong ngày đầu tựu trường tại Nhật Bản (Ảnh: Reuters)

Lễ khai giảng tại đất nước mặt trời mọc được tổ chức đơn giản, thông thường do trường quyết định, thường vào tháng 4. Cách tổ chức không nặng về phần nghi lễ mà cũng không nghiêng về phần hội, tức vào ngày khai giảng, học sinh đến gặp gỡ các bạn. Sau đó giáo viên đưa học sinh về lớp và căn dặn các em nội quy.

Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, lễ khai giảng thường được tổ chức vào tuần đầu tiên của tháng 3, với mong muốn mùa xuân sẽ mang đến nhiều khởi đầu tốt đẹp cho các em học sinh.

Vào ngày lễ này, các học sinh tham gia một buổi lễ gặp mặt toàn trường, được các thầy cô giáo tặng hoa và nói những lời chúc mừng. Một số nơi còn cho học sinh chuẩn bị những quả bóng bay có gắn điều ước, kết thúc buổi lễ học sinh sẽ thả bóng lên trời với nguyện vọng ước mơ của mình sẽ bay cao.

Liên bang Nga

Các trường học ở Nga trước đây bắt đầu năm học mới vào ngày 1/9. Tuy nhiên, tới năm 1984, 1/9 trở thành Ngày Tri thức. Nếu nó rơi vào chủ nhật, hầu hết các trường học sẽ tổ chức một sự kiện mang tính biểu tượng để bắt đầu năm học và ngày đầu tiên đi học của học sinh sẽ rơi vào thứ 2 kế đó.

Một số nơi, học sinh và phụ huynh xếp thành đám đông bên ngoài trường để chụp ảnh. Học sinh năm nhất tặng hoa cho giáo viên. Trong khi đó, các nữ sinh sẽ buộc một dải ruy băng trắng để trang trí cho mái tóc.

Ngoài những nghi lễ khai giảng, các trường còn tổ chức chương trình múa rối, nghệ thuật giải trí...

Brazil

Cũng giống như nhiều nước ở Nam bán cầu, Brazil có năm học kéo dài từ cuối tháng 1 đến giữa tháng 12. Tất cả học sinh đều phải mặc đồng phục trong toàn năm học, bắt đầu từ ngày khai giảng. Những môn học được giảng dạy chính ở Brazil gồm toán, địa lý, lịch sử, khoa học, giáo dục thể chất và tiếng Bồ Đào Nha. Mỗi lớp học ở đất nước này thường có 30 học sinh.

Trung Quốc

Ở Trung Quốc, ngày khai giảng thường tổ chức vào ngày 1/9, học sinh sẽ mặc đồng phục đến trường. Hiệu trưởng nói lời khai giảng, sau đó các thầy cô tặng cho học sinh một cuốn từ điển – tượng trưng cho việc trao cho các em nguồn tri thức, cũng có khi tặng cho các em những bộ sách giáo khoa. Sau đó, các em cùng thầy cô về nhận lớp.

Đọc thêm

Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh Nhìn ra thế giới

Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh

TTTĐ - Nữ hoàng Anh Elizabeth II đứng đầu trong một cuộc bình chọn biểu tượng Anh vĩ đại nhất trong 90 năm qua. Cùng với đó, ngài David Attenborough được vinh danh là biểu tượng văn hóa đương đại vĩ đại nhất và James Bond được bình chọn là biểu tượng hư cấu vĩ đại nhất của Vương quốc Anh.
Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo Nhìn ra thế giới

Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo

TTTĐ - Theo báo cáo của Liên minh chống lừa đảo toàn cầu (Gasa), Philippines mất khoảng 8,1 tỷ USD (tương đương 204 nghìn tỷ đồng) trong 12 tháng qua. Các hình thức lừa đảo chủ yếu là thông qua tin nhắn văn bản với những lời mời chào, dụ dỗ làm việc, thông báo trúng thưởng hoặc tham gia mua bán các sản phẩm với mức giá “tốt đến mức không thể tin được”.
Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch Quốc tế

Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch

Hai bên tích cực trao đổi đoàn các cấp, tiến hành hiệu quả hợp tác chiến lược trong các lĩnh vực năng lượng, môi trường, nông nghiệp, y tế, giáo dục-đào tạo, thống kê và hợp tác song phương.
Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112% Nhìn ra thế giới

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%

TTTĐ - Cuba đầu tư cho ngành “công nghiệp không khói” chiếm 36,5% trong tổng số 43,120 tỷ peso (1,796 tỷ USD) ngân sách dành cho phát triển trong nửa đầu năm nay.
Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội Thế giới 24h

Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội

Các chuyên gia ở Mỹ Latinh đã bày tỏ lòng tiếc thương, nêu bật vai trò, đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954 Nhìn ra thế giới

Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội, Hiệp định Geneva về hòa bình cho Việt Nam năm 1954 là thắng lợi đầu tiên và vô cùng quan trọng của ngành ngoại giao Việt Nam; tạo tiền đề, cơ sở pháp lý cho cuộc kháng chiến lâu dài của Nhân dân Việt Nam.
Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách Nhìn ra thế giới

Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách

TTTĐ - Mùa hè này, quốc đảo Singapore sẽ mang đến hàng loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách đến từ khắp nơi trên thế giới.
Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới Nhìn ra thế giới

Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới

TTTĐ - Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới.
Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng Nhìn ra thế giới

Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng

TTTĐ - Theo Hội đồng Vàng Thế giới, dự trữ vàng của các Ngân hàng Trung ương dự kiến sẽ tăng trong năm tới mặc dù giá vàng cao.
Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng Nhìn ra thế giới

Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng

Sáng 2/6, tàu Thường Nga-6 (Chang'e-6) đã hạ cánh xuống phần tối của Mặt Trăng, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại tiến hành thu thập mẫu vật.
Xem thêm