Tag
Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Đình Dũng:

Người bác sĩ hai thập kỷ "nặng nợ với chữ chịu"

Sức khỏe 07/08/2019 08:16
aa
TTTĐ - Đến với Bệnh viện Dệt May bây giờ, ít ai ngờ rằng cách đây hai mươi năm, nơi đây chỉ là một khu nhà lụp xụp, ao hồ bao quanh, sân ngập nước bì bõm… Ngày ấy, có một vị bác sĩ đã "không chọn việc nhẹ nhàng", tự nhận gian khổ về phần mình, giơ vai gánh ba chữ "chịu" - chịu khó, chịu học, chịu thay đổi- để khai sinh và đưa một bệnh viện ngành từng bước phát triển vững bền.

Người bác sĩ  hai thập kỷ

Sự thành công của Bệnh viện Dệt May ngày nay không thể không nhắc đến người thuyền trưởng Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Đình Dũng - Giám đốc Bệnh viện

Khó khăn không tưởng

Lúc bấy giờ khi tiếp nhận cơ sở y tế từ Công ty Dệt 8/3 trên phố Minh Khai (quận Hai Bà Trưng - Hà Nội), bác sĩ Nguyễn Đình Dũng đứng trước thách thức lớn nhất đời mình, phải gây dựng một bệnh viện từ con số 0 tròn trĩnh: không cơ sở vật chất, không một đồng tiền, không nhân sự đủ chất lượng.

“Bác sĩ Dũng mời tôi về làm việc tại bệnh viện, chỉ với một lời đơn giản rằng: 'hãy về giúp anh xây dựng bệnh viện từ đầu, rất khó khăn em ạ'. Tôi hứa với anh là tôi sẽ thay đổi công việc và chấp nhận khó khăn, tuy nhiên, tôi không ngờ nó lại khó khăn đến thế. Rời khỏi nơi làm việc cũ với trang thiết bị hiện đại và tiện nghi phục vụ công tác chuyên môn, đồng thời có máy tính riêng, điều hòa không khí... , để rồi, khi lần đầu tiên về Bệnh viện Dệt May thời ấy, tôi hoảng hồn khi phải xách giầy lên, lội chân trần trên cái sân ngập nước sình lầy, lõm bõm, chỉ sợ có con gì bám vào chân. Tuy nhiên, kinh khủng hơn nữa, là ánh mắt mọi người ở bệnh viện nhìn tôi. Tôi là người phụ nữ duy nhất son phấn, mặc váy điệu đà bước vào đó!” – bà Nguyễn Phước Kim Khánh – nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Dệt May nhớ về ấn tượng trong ngày đầu khó quên ấy.

Thời đó, về cơ sở vật chất, bệnh viện chỉ là một mảnh đất trũng giữa hồ ao, cứ mưa trút xuống là nước dềnh lên ngập hết sân, tràn vào hiên nhà. Khu khám bệnh sập sệ dột nát, với vài ba cái máy cũ chẳng đáng kể gì. Không ai quan tâm đến cái cơ sở vốn được gọi là trạm y tế của một nhà máy. Chỉ nhìn thôi người ta đã ngại bước vào, nói chi đến đặt lòng tin chữa bệnh ở nơi đây. Hình ảnh tồi tàn đó còn ám ảnh những người từng trải qua thời kỳ ấy, đến tận bây giờ. Tuy nhiên, ám ảnh hơn còn là lối tư duy cũ, cách làm trì trệ đã thành thói quen khó bỏ tại trạm y tế.

“Tôi về bệnh viện ấp ủ hoài bão lập nên hệ thống quản lý tài chính bài bản. Khi đụng vào sổ sách, tôi tá hỏa khi không thấy có một đồng nào. Trên những bảng biểu thô sơ kẻ vẽ bằng tay mà tôi được tiếp nhận chỉ là số tiền không đáng kể nhưng cũng không phải tiền mặt, mà nằm trong giá trị thuốc. Tôi thực sự chỉ muốn giơ tay kêu trời. 'Không có một đồng nào, bệnh viện hoạt động sao đây!?' - Tôi kêu với bác sĩ Dũng, ông bảo: 'chúng ta sẽ cùng cố gắng thôi!'. Cả bệnh viện chỉ có một máy tính cũ để dùng chung. Tôi phải tranh thủ ngày chủ Nhật tới bệnh viện mới đến lượt mình dùng chiếc máy tính ấy để làm sổ sách.” – Bà Khánh chia sẻ.

Bệnh viện Dệt May ngày nay: khang trang, sạch đẹp và uy tín
Bệnh viện Dệt May ngày nay: khang trang, sạch đẹp và uy tín

Nuốt nước mắt vào trong

Tuy nhiên, cái khó nhất lại ở lòng người. Ngoài bác sĩ Dũng, kế toán Kim Khánh, bác sĩ Phượng là những người mới về, quyết tâm đổi mới, xây dựng bệnh viện, thì những người cũ trước đó từng làm việc tại trạm y tế, lại quen với lề lối, cách làm xưa cũ. Họ chỉ làm việc chiếu lệ theo những công việc từ trên giao xuống, ngồi chờ cấp lương theo ngân sách. Họ không muốn thay đổi dù với mục đích cải thiện điều kiện làm việc và khám chữa bệnh.

Những thay đổi của bệnh viện theo cách điều hành mới ban đầu vấp phải sự phản ứng dữ dội. Khi không ngăn được sự thay đổi, họ đâm đơn kiện cáo khắp nơi...

Vì vậy, một số người chủ chốt trong việc đổi mới cứ như bị cô lập, rất lẻ loi, cô đơn và căng thẳng, vừa vất vả căng mình làm việc, đối phó với những chiêu trò chống đối trong nội bộ, lại phải nhọc nhằn giải trình với cấp trên về các vụ kiện cáo um xùm. Quả là không dễ vượt qua thách thức kinh khủng đó. Họ đành chịu đựng cảnh “mồ hôi thì đổ ra ngoài, nhưng nước mắt phải nuốt vào trong”. Nếu không vượt qua những thách thức này, bệnh viện sẽ không thể được sinh ra và phát triển, nó sẽ mãi chịu số phận là khu khám bệnh tồi tàn trên một mảnh đất lúng búng bùn lầy.

Thậm chí, ngay trong quá trình xây dựng bệnh viện, từng chi tiết nhỏ cũng vấp phải những phản đối, gây khó khăn chồng chất. Đơn cử, lúc một phòng khám dự kiến được xây, mọi việc tưởng chừng suôn sẻ, thì lúc duyệt bản thiết kế, một vị lãnh đạo không cho lắp chậu rửa tay sau khám tại các phòng khám vì cho rằng lãng phí. Không thuyết phục nổi vị lãnh đạo này, anh chị em bệnh viện đành mang chậu nước vào phòng khám để rửa tay sau khám.

Rất nhiều lời ra tiếng vào trong quá trình nâng cấp một bệnh viện đặc thù dành riêng cho những người làm nghề dệt may, bởi có vị lãnh đạo doanh nghiệp ngành dệt may cho rằng không cần thiết phải xây dựng một bệnh viện ngành, vì ở đâu cũng có bệnh viện. Tuy nhiên, những người ấy chưa hiểu được rằng, người lao động ngành dệt may muốn làm ra của cải vật chất vững bền, thì trước hết sức khỏe phải được chăm sóc tốt nhất. Họ cần những người bác sĩ hiểu về bệnh của họ, gần gũi chia sẻ sớm nhất khi họ có biểu hiện không ổn về sức khỏe…

Song, dường như cuộc đời lại đem may mắn đến cho những con người luôn nỗ lực vì sự nghiệp chung, khi có kẻ chống thì có người đỡ. Trong những lúc khó nhất, tưởng không thể vượt qua, thì có những vị lãnh đạo có tâm và hiểu ra vấn đề, đã tận tình giúp đỡ dựng xây bệnh viện. Trong số đó có nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (DMVN), ông Nguyễn Nhã; Chủ tịch HĐQT Lê Quốc Ân; Tổng Giám đốc Vũ Đức Giang; Uỷ viên HĐQT Tập đoàn Hoàng Thị Phiều… là những người từng hết lòng vì sự nghiệp y tế dệt may. Đặc biệt, ông Bùi Xuân Khu, khi đó là Tổng Giám đốc Tập đoàn, sau này là Thứ trưởng Bộ Công Thương, đã trực tiếp chỉ đạo phê duyệt phương án xây dựng Bệnh viện Dệt May, động viên chia sẻ khó khăn với đội ngũ anh chị em và trực tiếp đổ móng xây công trình bệnh viện.

Các ca bệnh sốt xuất huyết được điều trị tích cực tại Bệnh viện Dệt May
Các ca bệnh sốt xuất huyết được điều trị tích cực tại Bệnh viện Dệt May

Bệnh viện khi ấy có bà Kim Khánh vững ở hậu trường, lo quản lý tài chính nội bộ, ra những quy chế mới để quản lý hiệu quả hơn, còn ông Dũng phụ trách lo toan việc đi kết nối quan hệ với các công ty, nhà máy để kiếm việc về cho bệnh viện, tăng cường việc làm và thu nhập, tích lũy cải thiện cơ sở vật chất bệnh viện. Việc cứ nhiều dần lên, họ tuyển thêm người mới và điều kỳ diệu đã xảy ra, những người mới tuyển dễ dàng hoạt động theo phong cách mới năng động nhiệt tâm của bệnh viện và sức trẻ, sự nhiệt tình đó đã dần cảm hóa những người cũ, khiến họ cũng phải theo guồng hoạt động mới. Những bất đồng, mâu thuẫn nội bộ giảm dần. Đội ngũ bệnh viện đã có thể tập trung, dồn lực cho việc xây dựng, phát triển ngôi nhà chung - Bệnh viện Dệt May.

Từng viên gạch mới xây, từng cây non được trồng, là những chắt chiu, tiết kiệm và công sức từng ngày của mỗi người trong đội ngũ Bệnh viện Dệt May đã cố gắng làm việc không mệt mỏi. Họ nhìn người thuyền trưởng – bác sĩ Nguyễn Đình Dũng mà học cách làm việc siêng năng. Dường như bệnh viện chẳng thể nào thiếu bóng ông. Vừa thấy ông nói trong phòng họp, thoắt lại thấy ông ở phòng khám bệnh, căn chỉnh từng lời nói, động tác cho bác sĩ, lát sau đã thấy ông trò chuyện với bệnh nhân. Hình ảnh xúc động nhất mà những y, bác sĩ chứng kiến ở đây, đó là khi ông quỳ xuống bên giường bệnh, để có thể ghé sát tai, nghe tiếng bệnh nhân được rõ hơn.

Cũng bởi tiếp xúc với quá nhiều ca bệnh, mà dường như bác sĩ Dũng có “con mắt thứ ba”. Chỉ cần nhìn thể trạng người bệnh, xem thần sắc, ông đã có thể nói chính xác căn bệnh, chưa cần đến các xét nghiệm. Những chẩn đoán như 'lời phán’ ngay từ phút đầu tiên nhìn thấy bệnh nhân của ông, lắm khi khiến người ta 'sởn gai ốc', song đều chính xác đến kinh ngạc. Điều đó chỉ có thể đến từ tài năng, tâm huyết, từ sự dấn thân cả cuộc đời người bác sĩ luôn đong đầy tình yêu thương, đồng cảm đối với người bệnh.

Học để đổi mới, phát triển, phục vụ tốt hơn

Một vài người bạn thân, cùng làm việc với bác sĩ Dũng nhiều năm, nhận xét rằng ông là một người học suốt đời. Ông khát khao học, học để thay đổi chính mình, để mình giỏi hơn, phục vụ bệnh nhân tốt hơn. Từ thời còn trẻ, dù không được cấp trên ủng hộ nhưng ông tìm cách trốn đi học. “Anh Dũng ham học lắm. Hồi đó, cấp trên bảo tôi: 'Mày phải theo dõi thằng Dũng xem nó đi đâu, làm gì. Không cho nó đi học.' Tôi biết anh Dũng đi học nhưng không báo cáo lại với Sếp. Anh bảo vệ ở cơ quan cũng thông cảm, để anh Dũng rời cơ quan đi học mà không mách Sếp. Tuy nhiên, anh Dũng là người rất ân tình, sau này, khi có điều kiện, anh đều trả ơn những người giúp mình, chăm sóc sức khỏe cho họ rất chu đáo, đãi ngộ họ hết mức trong khả năng.” – Một đồng nghiệp của bác sĩ Dũng kể lại.

Các y, bác sĩ trẻ tại Bệnh viện Dệt May luôn tận tụy với công việc
Các y, bác sĩ trẻ tại Bệnh viện Dệt May luôn tận tụy với công việc

Ngay từ những ngày đầu nắm cương vị lãnh đạo Bệnh viện Dệt May, bác sĩ Dũng đã tạo điều kiện cho cán bộ của mình đi học, ông thậm chí thúc giục họ học để lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Bản thân ông phấn đấu học suốt đời, lấy sự học làm niềm vui, đam mê và đem kiến thức học được áp dụng ngay trong công việc khám, chữa bệnh. Việc học hành, cập nhật kiến thức mới đã trở thành nét văn hóa riêng của mọi thành viên nơi đây.

Thật may mắn cho thế hệ sau tới làm việc tại Bệnh viện Dệt May, hầu hết các điều dưỡng viên đều được học lên trình độ đại học hoặc cao đẳng. Các bác sĩ đều học thêm chương trình sau đại học, định hướng chuyên ngành, chuyên khoa 1, thạc sĩ phòng xét nghiệm, phòng kỹ thuật,… Tất cả các trưởng phòng đều được đào tạo trình độ thạc sĩ, các trưởng khoa chuyên môn đều có bằng thạc sĩ, chuyên khoa 1. Thậm chí, ngay cả nhân viên bảo vệ cũng được cập nhật thường xuyên kiến thức an ninh, phòng chống cháy nổ...

Giờ đây, điều khác biệt dễ nhận thấy khi đến với Bệnh viện Dệt May, đó là tất cả bác sĩ, nhân viên y tế đều cúi đầu chào bệnh nhân, khách đến thăm, với nụ cười thân thiện và hướng dẫn bệnh nhân tận tình trong việc khám chữa bệnh. Bệnh viện được tiêu chuẩn hóa thành cơ sở bệnh viện vệ tinh của trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Thăng Long. Là nơi đào tạo kiến thức lâm sàng về chữa bệnh nghề nghiệp cho sinh viên đại học và sau đại học. Bệnh viện cũng là cơ sở đào tạo thực hành cho Cao đẳng Y Tuệ Tĩnh, Hà Nội.

Nghĩ nhanh, nói nhanh, quyết nhanh, làm nhanh… là điểm dễ thấy nhất ở vị lãnh đạo bệnh viện Dệt May - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Đình Dũng. Kể cả những người trẻ mới về, cũng không theo kịp tốc độ của vị bác sĩ trưởng bệnh viện đã ngoài lục tuần. Suốt ngày lăn lộn ở bệnh viện, tối lại đăm chiêu nghĩ cách đổi mới, đưa ra những kế hoạch mới, phương án mới, ông là con người nhiều năng lượng, lại luôn cố gắng, nên cán bộ nhân viên của ông không lúc nào sợ thiếu việc...

Đến nay, tất cả cán bộ công nhân viên gắn bó đã có thể tự hào về thương hiệu Bệnh viện Dệt May, yên tâm làm việc, cống hiến và... đặt niềm tin yêu nơi người thuyền trưởng tâm huyết của mình - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Đình Dũng, Giám đốc Bệnh viện Dệt May.

Đọc thêm

Tăng cường công tác phòng, chống mù lòa cho người dân Tin Y tế

Tăng cường công tác phòng, chống mù lòa cho người dân

TTTĐ - Nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận của người dân với dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm, điều trị và phục hồi chức năng mắt, giảm tỷ lệ các bệnh gây mù lòa, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 2838/KH-SYT về việc phòng chống mù lòa trên địa bàn thành phố năm 2024.
Nâng cao hiệu quả công tác dân số Tin Y tế

Nâng cao hiệu quả công tác dân số

TTTĐ - Bộ Y tế vừa có văn bản hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Dân số Thế giới 11/7 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Hà Nội ghi nhận thêm 84 ca mắc sốt xuất huyết Tin Y tế

Hà Nội ghi nhận thêm 84 ca mắc sốt xuất huyết

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 21/6 đến ngày 28/6), toàn thành phố ghi nhận 84 ca mắc sốt xuất huyết; ghi nhận 30 ca mắc tay chân miệng, giảm 17 ca so với tuần trước.
Nỗi lo thừa cân, béo phì mỗi dịp nghỉ hè Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nỗi lo thừa cân, béo phì mỗi dịp nghỉ hè

TTTĐ - Mỗi dịp hè đến, để con có được kỳ nghỉ “xả hơi” đúng nghĩa, nhiều phụ huynh thường cho con ăn uống và ngủ nghỉ thoải mái, khiến cân nặng của các con tăng vọt chỉ trong thời gian ngắn.
Hiểm hoạ từ… ăn rau sống Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hiểm hoạ từ… ăn rau sống

TTTĐ - Rau sống là một món rất thông dụng trong ẩm thực Việt Nam. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, cần hết sức cẩn thận khi ăn món ăn quen thuộc này.
Phi thường 10.000km - Con số “biết nói” của lòng nhân ái Sức khỏe

Phi thường 10.000km - Con số “biết nói” của lòng nhân ái

TTTĐ - Năm 2021, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã triển khai hoạt động kết nối các nhà hảo tâm hỗ trợ những chuyến xe nghĩa tình, phi lợi nhuận để những người bệnh có hoàn cảnh khó khăn được trở về nhà sau quá trình điều trị tại bệnh viện với chi phí 0 đồng.
Đình chỉ bếp ăn khiến 127 công nhân ngộ độc thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đình chỉ bếp ăn khiến 127 công nhân ngộ độc thực phẩm

TTTĐ - Liên quan đến vụ ngộ độc khiến 127 công nhân phải nhập viện điều trị tại Hải Phòng, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã ban hành công văn số 1476/ATTP-NĐTT đề nghị Sở Y tế Hải Phòng khẩn trương đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể nhà máy đóng tàu Sông Cấm.
Triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi Tin Y tế

Triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã ban hành Chỉ thị về tăng cường chăm sóc sức khỏe trẻ em nhằm giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi.
Trẻ mắc đái tháo đường tuýp 1 có xu hướng tăng Tin Y tế

Trẻ mắc đái tháo đường tuýp 1 có xu hướng tăng

TTTĐ - Hiện tại cả nước ta có khoảng gần 2.000 trẻ được chẩn đoán đái tháo đường tuýp 1. Do đó, Bộ Y tế đã xây dựng Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường tuýp 1.
Nguy cơ nhiễm sán, ký sinh trùng từ các món ốc, cua đá nướng Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nguy cơ nhiễm sán, ký sinh trùng từ các món ốc, cua đá nướng

TTTĐ - Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (Hà Nội) thuộc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương đã tiếp nhận bé trai 7 tuổi (Tuyên Quang) trong tình trạng tổn thương phổi, ngực đau tức, khó thở nghi do nhiễm sán lá phổi.
Xem thêm