Tag
Trung tướng Khuất Duy Tiến

Người con anh hùng của quê hương Thạch Thất

Người Hà Nội 12/10/2023 13:09
aa
TTTĐ - Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Khuất Duy Tiến là một trong 10 cá nhân được tặng thưởng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2023.
Huyện Thạch Thất: Điểm sáng trong thực hiện Chương trình OCOP của Hà Nội

Vị tướng xứ Đoài

Tại xã Đại Đồng (huyện Thạch Thất), người dân đều tự hào khi nhắc tới Trung tướng, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Khuất Duy Tiến. Xuất thân từ miền quê giàu truyến thống văn hóa, lịch sử và cách mạng, Trung tướng Khuất Duy Tiến trở thành niềm tự hào không chỉ riêng cho quê hương Đại Đồng, mà còn làm rạng rỡ truyền thống thượng võ, anh dũng của xứ Đoài.

Ở tuổi 93, vị tướng già vẫn không quên chi tiết nào trong cuộc đời binh nghiệp, về những ngày tổng tiến công tiến vào Sài Gòn. Trong cuộc trò chuyện, ông không lúc nào quên nói về niềm biết ơn đối với những người đồng đội đã nằm lại đâu đó trên chiến trường khói lửa và nồng nặc mùi thuốc súng.

Trung tướng Khuất Duy Tiến
Trung tướng Khuất Duy Tiến

Vuốt mái tóc bạc như cước bằng bàn tay to lớn, Trung tướng Khuất Duy Tiến rành rọt kể: “Tôi sinh ra trong một gia đình thuần nông rất nghèo, bố mẹ là nông dân ở xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc TP Hà Nội), khi đất nước đang còn chịu ách nô lệ của đế quốc thực dân Pháp nên cực kỳ gian khổ. Vào tháng 9/1945, mới 14 tuổi, tôi bắt đầu tham gia các hoạt động của Việt Minh, sau phụ trách đội thiếu niên ở quê nhà.

Tuy nhiên đến năm 19 tuổi, tôi bị thực dân Pháp bắt giữ, đánh tưởng mình không qua khỏi. Tôi bị nhốt tại Hoả Lò. Tháng 5/1950, quân Pháp tiến công Hà Nam, giặc huy động tù binh đi phục vụ chiến đấu vận tải đạn cho binh lính Pháp.

Lợi dụng sơ hở lúc quân Pháp ngủ, tôi cùng một số đồng chí bí mật trốn thoát được. Tôi chính thức nhập ngũ vào vào Đại đội 354, Tiểu đoàn 884 (nay là Đại đội 9, Tiểu đoàn 3), Trung đoàn 48, Đại đoàn 320 vào ngày 4/9/1950”.

Trung tướng Khuất Duy Tiến - người con anh hùng của quê hương Thạch Thất
Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Khuất Duy Tiến là một trong 10 cá nhân được tặng thưởng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2023

Trong Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào năm 1971, ông giữ chức Trung đoàn trưởng Trung đoàn 64, Sư đoàn 320. Trong chiến dịch này, ngày 25/2/1971, tại Đồi 31, dưới sự chỉ huy của Trung đoàn trưởng Khuất Duy Tiến, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320 đã bắt sống đại tá Nguyễn Văn Thọ, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3 của quân đội Sài Gòn. Với thành tích đặc biệt xuất sắc trong Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, ông đã được Nhà nước tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.

Sau này, ông được Bộ Quốc phòng điều động từ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 3 về giữ chức Cục trưởng Cục Quân lực, Bộ Tổng tham mưu. Tháng 10/2013, Trung tướng Khuất Duy Tiến được Chủ tịch nước ký phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân. Trong sâu thẳm trái tim ông, danh hiệu đó là danh hiệu chung của toàn thể đồng đội đã cùng ông chiến đấu, nhất là những người đã hi sinh.

Trăn trở nỗi nhớ thương đồng đội

Trong tâm tưởng của Trung tướng Khuất Duy Tiến, quê hương Thạch Thất luôn giữ một vị trí đặc biệt. Đó là nơi ông đã ra đi để đến với cách mạng, cũng là nơi ông đã thoát chết trong đường tơ kẽ tóc.

Ông bồi hồi nhớ lại: "Tôi có tổng cộng 8 lần bị thương trên cơ thể như đầu, sườn… khi tham gia hàng trăm trận chiến đấu cùng nhiều chiến dịch. Kỷ niệm đầu tiên của tôi đó là lần chống địch càn vào làng Hạ Bằng, huyện Thạch Thất - tức là ngay ở quê hương tôi.

Trong trận này, tôi đã bị thương vào đùi, mất rất nhiều máu. Thời bấy giờ khổ lắm không có dụng cụ gì băng bó vết thương. Sau tôi được một phụ nữ đã đưa cho mảnh vải buộc lại vết thương rồi núp trong bụi cây mệt lả thiếp đi. Tới chiều tối người dân trong làng phát hiện khiêng tôi về. Tôi được đưa về nhà ông cụ bảo "Con tỉnh chưa?", tôi bảo "con tỉnh rồi"!

Trung tướng Khuất Duy Tiến - người con anh hùng của quê hương Thạch Thất
Đại gia đình của Trung tướng Khuất Duy Tiến (Ảnh chụp lại)

"Ông cụ lấy bẹ chuối băng bó vết thương rồi nấu cho một bát cháo. Ngày hôm sau, đơn vị tìm thấy đã khiêng tôi về chữa vết thương này 7 tháng mới khỏi. Khi ấy lấy vỏ thân chuối phơi khô băng vết thương, cứ 2,3 ngày thay băng một lần. Nhiều lúc tưởng rằng không qua khỏi nhưng quê hương đã cứu tôi sống", tướng Khuất Duy Tiến nói.

Bên cạnh tình yêu với quê hương, Trung tướng Khuất Duy Tiến cũng luôn nhớ về đồng đội. Ông bảo rằng: "Mình được sống như thế này phải nhớ lại rằng, tại sao mình sống được? Bởi có anh em đã hy sinh thì mình mới được sống đến ngày hôm nay. Ở Sư đoàn của tôi có 14.500 liệt sĩ.

Tôi là người lính đầu tiên kể từ khi thành lập Sư đoàn và cũng là người lính cuối cùng còn sống. Thế thì mình sống bằng gì? Chính từ những hy sinh, máu của anh em và đồng đội đã ngã xuống để cho mình được sống".

"Đến nay, tôi vẫn dạy con cháu rằng: Xương thịt của tôi chỉ còn 15% phần của bố mẹ tôi sinh ra tôi, hơn 80% của chính là của các liệt sĩ. Như vậy, mình được phong anh hùng, nhưng đó là của tất cả các liệt sĩ chứ không phải của mình.

Tôi luôn tâm niệm, dù là anh hùng hay là gì đó thì đó cũng chính là những gì của các đồng chí, đồng đội của tôi. Không có đồng đội không có những người anh em thì làm sao có mình ngày hôm nay", vị tướng già xúc động cho biết.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Quyết định số 4874/QĐ-UBND về việc tặng thưởng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2023 cho 10 cá nhân:

1. Ông Lê Đình Duật - hội viên Hội Cựu chiến binh phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

2. Ông Nguyễn Phi Đức - Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, kinh doanh thương mại, tổng hợp Dương Liễu, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

3. Huấn luyện viên Nguyễn Hoàng Ngân - bộ môn karate - Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội.

4. Ông Nguyễn Hữu Phúc (tức Lê Đức Vân) - Trưởng ban Liên lạc Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu.

5. Nhà giáo ưu tú Bùi Văn Phúc - Phó Hiệu trưởng trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội.

6. Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Khuất Duy Tiến - hội viên Hội Cựu chiến binh phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

7. Ông Nguyễn Ngọc Tiến - hội viên Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội, Hội viên Hội Nhà báo thành phố Hà Nội.

8. Trung tá Chu Văn Thanh - Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an quận Thanh Xuân, Công an thành phố Hà Nội.

9. Ông Ngô Ngọc Vinh - Chủ tịch Công đoàn, Giám đốc điều hành bộ phận Hành chính - Nhân sự Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện Stanley Việt Nam.

10. Vận động viên Phạm Hải Yến - Bộ môn bóng đá, Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao Hà Nội, Sở Văn hóa Thể thao thành phố Hà Nội.

Đọc thêm

Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh Người Hà Nội

Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh

TTTĐ - Sáng 19/7, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã ra mắt Nhà văn hóa kiểu mẫu thôn khu dân cư (KDC) Thăng Long tại xã Hải Bối. Đây là một trong những mô hình hay của TP Hà Nội khi phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc Nhịp điệu cuộc sống

Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc

TTTĐ - Hà Nội, với bề dày lịch sử và văn hóa, từ lâu đã nổi tiếng với phong cách sống thanh lịch và tao nhã. Một trong những nét đẹp đặc trưng đó chính là văn hóa thưởng trà, một nghệ thuật sống đầy tinh tế và sâu sắc.
Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt Người Hà Nội

Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt

TTTĐ - Trong những năm gần đây, phong cách thưởng trà của người trẻ Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Điều này không chỉ phản ánh sự ảnh hưởng của những xu hướng toàn cầu mà còn thể hiện sự sáng tạo và bản sắc riêng của thế hệ trẻ. Dù vậy, họ vẫn giữ vững lòng nhiệt huyết trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa trà cùng những giá trị truyền thống của dân tộc.
Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì Người Hà Nội

Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì

TTTĐ - “Quán bia hơi mở xuyên đêm, khách ăn uống ầm ĩ, ồn ào...”; “Trống Đồng Lãng Yên sử dụng cả 2 bên đường Bạch Đằng để làm bãi đỗ xe mỗi khi có đám cưới, gây bất tiện cho người tham gia giao thông”... Những dòng thông tin ngắn, rốt ráo gửi đến chính quyền qua nền tảng công dân số. Không cần đến trụ sở UBND phường, không cần gặp nhân viên “một cửa” nhưng các vấn đề bức xúc, lo lắng của công dân đều được giải quyết rất nhanh chóng.
Vì Hà Nội xứng đáng... Người Hà Nội

Vì Hà Nội xứng đáng...

TTTĐ - Trong trái tim mỗi người trẻ, Hà Nội không chỉ là thành phố đáng sống mà còn là niềm tự hào, tin cậy, xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.
Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An Người Hà Nội

Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An

TTTĐ - Trà không chỉ đơn giản là một thức uống quen thuộc, mà còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống tinh thần của người Việt. Đặc biệt, ở Hà Nội nghệ thuật thưởng trà hay trà đã phát triển thành một phong cách sống thanh cao và tao nhã, phản ánh tinh thần và văn hóa người Tràng An.
Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới Người Hà Nội

Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới

TTTĐ - Là thành phố Châu Á đầu tiên được UNESCO tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, 25 năm qua, người Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp tục viết nên khúc hoan ca về Thủ đô hiện đại, năng động, sáng tạo, mang đến môi trường sống xanh, trong lành và thăng hoa những giá trị văn hóa.
Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành Người Hà Nội

Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành

TTTĐ - Thăng Long - mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi là kinh đô nhiều đời, cũng là chốn tập trung rất nhiều trí sĩ, tao nhân, mặc khách. Trong sinh hoạt văn hóa như bình thơ, ngắm trăng, trong các cuộc đàm đạo... trà không thể thiếu. Trà không chỉ là chất xúc tác cho cuộc vui thêm đậm đà mà chính cách thưởng trà, uống trà của người Thăng Long xưa cũng là nghệ thuật, là một nét văn hóa rất độc đáo. Để ngày hôm nay, dòng chảy văn hóa trà Hà thành vẫn được tiếp nối, đưa truyền thống hòa vào nhịp điệu phố phường hiện đại.
Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” Người Hà Nội

Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”

TTTĐ - Ngày 16/7/1999, Hà Nội là thành phố châu Á đầu tiên được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”. 25 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Nội đã nỗ lực để không chỉ xứng đáng với danh hiệu cao quý mà còn phát huy danh hiệu này, đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển Thủ đô thời kỳ hội nhập hiện nay.
Nền tảng vững chắc cho phát triển, hội nhập Người Hà Nội

Nền tảng vững chắc cho phát triển, hội nhập

TTTĐ - Ngày này cách đây 25 năm, ngày 16/7/1999, Hà Nội vinh dự được UNESCO trao tặng danh hiệu "Thành phố Vì hòa bình". Đó là một vinh dự và cũng là một thách thức lớn để Hà Nội phấn đấu không ngừng cho một nền hòa bình trường tồn trên Trái đất, là nền tảng vững chắc cho sự phát triển, thịnh vượng và hội nhập.
Xem thêm