Tag

Người lao động thiệt thòi vì về nước trước thời hạn

Bạn đọc 25/06/2017 11:20
aa
TTTĐ.VN - Theo hợp đồng ký với Cty cổ phần cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (Sona), 3 người lao động làm thực tập sinh kỹ năng nông nghiệp tại Nhật Bản trong thời hạn 3 năm. Tuy nhiên, đang làm việc ổn định, “bỗng dưng” họ bị chủ sử dụng lao động đưa về nước trước hạn hợp đồng mà họ không cho biết lý do cụ thể.

Người lao động thiệt thòi vì về nước trước thời hạn

Về nước trước thời hạn

Theo hợp đồng ký với Cty Sona, 3 thực tập sinh là các anh: Đỗ Văn Vinh (thôn Tầm Hạ, xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), Lê Anh Hà (thôn Tầm Hạ, xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) và anh Trần Quốc Đại (Lang Xá, Mỹ Tiến, Mỹ Lộc, Nam Định) làm thực tập sinh kỹ năng nông nghiệp tại Nhật Bản trong thời hạn 3 năm.


Người lao động thiệt thòi vì về nước trước thời hạn
3 thực tập sinh phản ánh những bức xúc của công ty Sona với phóng viên.

Anh Đỗ Văn Vinh cho biết: “Ngày 25/2/2015, tôi phải nộp vào Cty Sona với tổng số tiền là 170.610.000 đồng (tương ứng 7.950USD). Ngày 4/3/2015, tôi xuất cảnh. Điều đặc biệt, trong thời gian thực hành kỹ năng tại Nhật Bản, tôi được Nghiệp đoàn Eco. Lead Cooperatives Nhật Bản (Nghiệp đoàn) thông báo rằng chi phí về đào tạo, tiền vé máy bay đã được Nghiệp đoàn đài thọ và do đây là chương trình tiếp nhận thực tập sinh nên Nghiệp đoàn không thu phí môi giới từ thực tập sinh”.

Anh Lê Anh Hà cũng ký HĐ với Cty Sona tương tự như anh Vinh. Tổng số tiền gia đình anh Hà Nộp vào Cty là 86.950.000 đồng, tương đương 4.052USD, ngày 4/3/2015, anh Hà xuất cảnh.

Ngày 26/2/2016, anh Trần Quốc Đại cũng ký hợp đồng với Cty Sona để làm thực tập sinh tại Nhật Bản với thời hạn 3 năm. Ngày 5/3/2016, anh Đại xuất cảnh sang Nhật. Trước khi đi, gia đình anh Đại nộp vào Cty Sona 181.660.000 đồng (tương đương 8.298USD) cho các khoản: Tiền chi phí xuất cảnh đi Nhật Bản; phí môi giới đi thực tập sinh; phí thực hiện hợp đồng bảo lãnh…

Sau 2 năm, anh Vinh và Hà đang làm việc ổn định, bất ngờ phải về nước trước hạn. Tương tự, anh Trần Quốc Đại cũng ký hợp đồng với Cty Sona để làm thực tập sinh tại Nhật Bản với thời hạn 3 năm, làm được 1 năm thì anh Đại cũng phải về VN. Cả ba anh đều làm cho một chủ và đều phải về Việt Nam trước thời hạn hợp đồng mà không biết lý do.

Doanh nghiệp phải trả tiền môi giới cho thực tập sinh

Để tìm hiểu rõ nguyên nhân của vụ việc, phóng viên đã làm việc với ông Lê Anh Tuấn, Trưởng phòng xuất khẩu lao động IV thuộc Cty Sona, đơn vị trực tiếp thực hiện hợp đồng đưa thực tập sinh sang Nhật Bản.

Ông Tuấn cho biết: “Đầu tháng 2/2017, đại diện phòng XKLĐ IV tại Nhật Bản là ông Chu Thanh Hải có báo cáo về tình hình hộ nông dân Sugai Konomu (ở Ibaraki, Nhật Bản), thời điểm đó có 5 thực tập sinh đang làm việc ở đây, bao gồm: Lê Anh Hà, Đỗ Văn Vinh (nhập cảnh tháng 3/2015) và 3 TTS Nguyễn Trọng Vỹ, Khổng Minh Tuấn, Trần Quốc Đại (nhập cảnh tháng 3/2016).

Theo như phản ánh của thực tập sinh thì ông bà chủ không khó tính nhưng con chủ hộ nông dân khó tính, hay chửi mắng thực tập sinh. Có thời điểm con chủ nhà thường đánh thực tập sinh: Hà, Vỹ, Tuấn, Đại. Các thực tập sinh này đã nhẫn nhịn, nhưng con trai chủ nhà vẫn tiếp tục nhiều lần tiếp diễn, đánh vào người, vào đầu các thực tập sinh này. Sau nhiều lần quá sức chịu đựng, các thực tập sinh đã phản ánh lên Nghiệp đoàn ECO.LEAD Cooperatives (đối tác của Cty Sona - PV) và đại diện. Mặc dù nghiệp đoàn và đại diện của Cty Sona có xuống nhà chủ gặp và nói chuyện, thì con trai chủ nhà không đánh thực tập sinh nữa, nhưng vẫn thù ghét thực tập sinh, tìm cách chửi vô lý, áp đặt công việc…”.

Theo tài liệu mà ông Tuấn cung cấp cho PV, ông Nguyễn Hữu Thịnh (đại diện Cty Sona tại Nhật Bản) cũng có báo cáo gửi Phòng XKLĐ IV về vụ việc của các thực tập sinh. Trong đó, ông Thịnh có nêu vấn đề, trong suốt quá trình làm việc tại nhà hộ nông dân, các thực tập sinh luôn chịu những ức chế về công việc, bị nhà chủ mắng chửi và đối xử bạo lực. Mặc dù Nghiệp đoàn đã nhiều lần cùng đại diện xuống giải quyết và nhắc nhở hộ nông dân, tuy nhiên bằng cách này hay cách khác, hộ nông dân này vẫn gây khó dễ cho tất cả 5 thực tập sinh làm việc tại đây. Ngày 5/3, hộ nông dân Sugai đã cho thực tập sinh Lê Anh Hà về nước. Ngày 8/3, thực tập sinh Vinh, Đại, Tuấn do không chịu đựng được nên đã xin được về nước!

“3 trường hợp thực tập sinh nếu có nguyện vọng tiếp tục quay trở lại Nhật Bản làm việc thì Nghiệp đoàn sẽ tìm chủ tiếp nhận. Khi đó 3 thực tập sinh này sẽ trở lại Nhật Bản để Nghiệp đoàn tiến hành làm thủ tục hồ sơ chuyển chủ. Thời gian đợi để làm hồ sơ và đến khi được Cục Nhập cảnh Nhật Bản cấp phép khoảng từ 30 đến 45 ngày. Trong thời gian này, thực tập sinh không có việc làm và phải tự chi trả các chi phí như tiền ăn, thuê nhà ở, điện nước. Theo tôi, nếu quay lại Nhật Bản thì các thực tập sinh phải bỏ ra chi phí rất lớn, khoảng 25 triệu đồng/người, điều này quá sức với thực tập sinh. Theo kinh nghiệm của tôi thì chưa có bất cứ một thực tập sinh nào đổi chủ thành công vì chủ nhà muốn trực tiếp phỏng vấn thực tập sinh ngay tại VN chứ không tiếp nhận bên Nhật Bản. Do đó, các thực tập sinh không hề có lỗi trong vụ việc này”, ông Tuấn nhận định.

Để chứng minh, ông Tuấn đưa ra tài liệu của JITCO (Tổ chức hợp tác tu nghiệp quốc tế Nhật Bản, tổ chức này có rất nhiều chức năng trong đó liên quan đến vấn đề hỗ trợ và quản lý thực tập sinh tại Nhật Bản – ông Tuấn giải thích). Trong tài liệu của JITCO có nêu “chương trình thực tập kỹ năng là chương trình được thực hiện với mục đích cống hiến quốc tế là chuyển giao kỹ năng cho các nước đang phát triển chứ không đơn thuần là chương trình tiếp nhận người lao động. Do đó, không chấp nhận có cơ quan môi giới giữa thực tập sinh kỹ năng và cơ quan tiếp nhận thực tập vì “mục đích lợi nhuận”, vì điều này đi ngược lại với mục đích của chương trình tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng với mục đích cống hiến quốc tế…

Ngoài ra, JITCO cũng quy định “cấm thu tiền ký quỹ”. Theo JITCO có những cơ quan phái cử tự ý thu tiền ký quỹ từ thực tập sinh kỹ năng với danh nghĩa để ngăn ngừa tình trạng bỏ trốn. Trong đó có trường hợp thu tiền ký quỹ và đã bị chỉ trích rằng việc đó đã gây ra gánh nặng kinh tế cho thực tập sinh, dẫn tới tình trạng làm việc ngoài giờ và lao động bất hợp pháp. Do đó, trường hợp cơ quan phái cử thu tiền ký quỹ từ thực tập sinh kỹ năng hay phái cử đó sẽ không được tiếp nhận…

“Dựa vào quy định của JITCO, tôi cho rằng Cty Sona đã làm sai và tôi đã có ý kiến với lãnh đạo Cty là phải trả tiền môi giới cho thực tập sinh và không được phép thu tiền ký quỹ của thực tập sinh nhưng họ không thực hiện. Điều này dẫn tới thiệt hại cho người lao động” – ông Tuấn khẳng định.

Được biết, phía Cty Sona đã có giấy mời thanh lý hợp đồng với anh Đỗ Văn Vinh để hoàn trả “Thẻ tiết kiệm kỳ hạn” với số tiền 84.000.000 đồng đứng tên ông Đỗ Văn Lô (bố anh Vinh) và hoàn trả phí dịch vụ XKLĐ còn lại theo quy định… nhưng anh Vinh không đến Cty. Trao đổi với PV, anh Vinh nêu ra lý do: “Do phía Cty Sona thu tiền trái quy định của JITCO nên họ phải trả lại tôi phí môi giới và hoàn trả cho tôi tiền ký quỹ và lãi suất theo đúng quy định!”.

Tin liên quan

Đọc thêm

Lãnh đạo UBND TP Hội An yêu cầu cấp dưới kiểm điểm trách nhiệm Đường dây nóng

Lãnh đạo UBND TP Hội An yêu cầu cấp dưới kiểm điểm trách nhiệm

TTTĐ - UBND TP Hội An đã 2 lần đề nghị Phòng Nông nghiệp và Môi trường kiểm tra, báo cáo đối với đơn của công dân nhưng đơn vị này không chấp hành.
Trùng Khánh và Hà Quảng (Cao Bằng): Thu giữ 1.128 kg nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc Đường dây nóng

Trùng Khánh và Hà Quảng (Cao Bằng): Thu giữ 1.128 kg nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc

TTTĐ - TTTĐ - Đồn Biên phòng Cửa khẩu Sóc Giang, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Trà Lĩnh, Đồn Biên phòng Ngọc Chung (tỉnh Cao Bằng) vừa bắt giữ 4 đối tượng vận chuyển trái phép 1.128 kg nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc.
Huyện Nhơn Trạch rà soát nhầm đất dân là đất công Đường dây nóng

Huyện Nhơn Trạch rà soát nhầm đất dân là đất công

TTTĐ - Thanh tra tỉnh Đồng Nai đã phát hiện huyện Nhơn Trạch để xảy ra hàng loạt vi phạm nghiêm trọng trong quản lý đất đai.
Thanh Hóa: Phát hiện đối tượng trú tại huyện Nga Sơn kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ Bảo vệ người tiêu dùng

Thanh Hóa: Phát hiện đối tượng trú tại huyện Nga Sơn kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa vừa phát hiện đối tượng trú tại huyện Nga Sơn kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Kỳ 3: Xử lý nghiêm, không có "vùng cấm", không có "ngoại lệ" Bảo vệ người tiêu dùng

Kỳ 3: Xử lý nghiêm, không có "vùng cấm", không có "ngoại lệ"

TTTĐ - Qua các vụ sản xuất sữa giả, thực phẩm chức năng (TPCN) và thuốc giả với số lượng lớn liên tiếp bị phát hiện, cơ quan chức năng cũng nhận thấy lỗ hổng từ cơ chế "tự công bố" khiến hàng giả ngang nhiên xuất hiện trên thị trường.
Kỳ 2: Sản phẩm giả, nguy hại thật Bảo vệ người tiêu dùng

Kỳ 2: Sản phẩm giả, nguy hại thật

TTTĐ - Các loại sữa, thuốc tân dược, thực phẩm chức năng giả được tung ra thị trường, nhắm thẳng vào nhóm bệnh nhân đang điều trị, người cao tuổi nhiều bệnh nền, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai... Bởi vậy, hàng giả nhưng chúng ảnh hưởng, nguy hại thật đến sức khỏe của cộng đồng.
Kỳ 1: Rúng động với hàng trăm tấn thuốc, thực phẩm chức năng, sữa giả Bảo vệ người tiêu dùng

Kỳ 1: Rúng động với hàng trăm tấn thuốc, thực phẩm chức năng, sữa giả

TTTĐ - Trong một tháng vừa qua, lực lượng chức năng đã liên tiếp triệt phá nhiều đường dây sản xuất sữa, thuốc và thực phẩm chức năng giả quy mô lớn. Hàng trăm tấn thuốc tân dược, thực phẩm chức năng, sữa bị làm giả với nhiều thủ đoạn tinh vi len lỏi vào thị trường khiến người tiêu dùng càng thêm bất an.
Kỳ 3: Bài học đắt giá và hồi chuông cảnh tỉnh Bảo vệ người tiêu dùng

Kỳ 3: Bài học đắt giá và hồi chuông cảnh tỉnh

Vụ án Ame Global với hàng nghìn nạn nhân và số tiền giao dịch lên đến hàng nghìn tỷ đồng không chỉ là một vụ án hình sự thông thường, mà còn là một hồi chuông cảnh tỉnh, một bài học đắt giá cho cả cộng đồng và các cơ quan quản lý về những rủi ro tiềm ẩn trong các mô hình kinh doanh đa cấp biến tướng.
Kỳ 2: Từ những dấu hiệu bất thường đến cuộc “cất vó” xuyên biên giới Bảo vệ người tiêu dùng

Kỳ 2: Từ những dấu hiệu bất thường đến cuộc “cất vó” xuyên biên giới

Từ những manh mối ban đầu và những dấu hiệu bất thường trong hoạt động kinh doanh, lực lượng công an, trong đó chủ công là lực lượng Công an tỉnh Lạng Sơn và Cục an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công an đã nhiều tháng thu thập chứng cứ và "cất vó" thành công vụ án kinh doanh đa cấp xuyên biên giới, bắt giữ nhiều đối tượng vi phạm. Trong quá trình điều tra, lực lượng công an phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc đấu tranh với một đường dây có yếu tố nước ngoài nhưng các cán bộ, chiến sĩ (CBCS) đã không ngừng nỗ lực, phối hợp chặt chẽ thực hiện tốt nhiệm vụ.
Vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt đất" ở Quảng Nam: Ai thực sự là bị hại? Đường dây nóng

Vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt đất" ở Quảng Nam: Ai thực sự là bị hại?

Ngày 4/6 TAND Cấp cao tại Quảng Nam sẽ xử phúc thẩm vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nhiều vấn đề cần được làm rõ trong vụ án này.
Xem thêm