Tag

Nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất, xuất khẩu thủy sản ngay trước mắt

Doanh nghiệp 30/08/2021 12:46
aa
TTTĐ - Nhiều doanh nghiệp thủy sản cân nhắc tới phương án sẽ ngưng hoạt động hoàn toàn, nếu trước 15/9 tình hình dịch bệnh chưa được ngăn chặn và các biện pháp giãn cách xã hội còn tiếp tục kéo dài.
Doanh nghiệp Trung Quốc muốn mua hàng trăm tấn thủy sản Việt Nam Doanh nghiệp tính kế “sống chung lâu dài” với dịch Covid-19 Doanh nghiệp thủy sản lo phá sản, “ngóng” vắc xin Covid-19

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VESEP), cho tới nay, tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19 (mũi 1) của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản trung bình là 40-50%, trong đó, Cà Mau là địa phương có tỷ lệ tiêm nhanh và cao nhất.

Hiện nay đã có tới trên 50% nhà máy chế biến cá tra tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và nhà máy chế biến thủy sản ở phía Đông TP HCM đóng cửa.

Mặc dù vậy, 100% doanh nghiệp được VASEP khảo sát cho rằng, “3 tại chỗ” chỉ là phương án cầm cự, tạm thời để họ duy trì sản xuất và nếu Chính phủ, các địa phương không có các biện pháp khôi phục khẩn cấp thì nguy cơ đổ vỡ toàn chuỗi sản xuất từ nuôi trồng - khai thác - chế biến - kinh doanh - xuất nhập khẩu đang hiện tiền trước mắt.

Theo phản ánh của các doanh nghiệp chế biến tôm tại Cà Mau, Sóc Trăng và Bạc Liêu, ba địa phương dẫn đầu về sản lượng và sản xuất tôm của cả nước, hiện nay, diễn biến dịch bệnh Covid-19 phức tạp và các tỉnh đều thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 nên không chỉ việc lưu thông hàng hóa, mua bán con giống, thu hoạch tôm gặp khó khăn mà các nhà máy cũng đã phải giảm công suất chế biến 60-70%, thiếu hụt công nhân, chi phí tăng cao.

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, hiện nay, ngành tôm Việt Nam đã trễ nhịp so với cơ hội thị trường nhưng nếu các địa phương mau chóng có giải pháp kiểm soát dịch bệnh vào cuối tháng 8/2021 để phục hồi sản xuất thì vẫn còn cơ hội, giá tôm tăng trở lại, nhưng muộn hơn thì coi như cơ hội năm nay trôi qua.

Mặt khác, từ tháng 9 trở đi là thời điểm các nhà máy bước vào cao điểm thu mua nguyên liệu, chế biến và xuất khẩu nhưng với tình hình hiện tại thì chắc chắn nguồn cung tôm sẽ bị đảo lộn, thiếu hụt cho tới cuối năm, thậm chí kéo dài sang năm 2022.

Nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất, xuất khẩu thủy sản ngay trước mắt
Nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất, xuất khẩu thủy sản đã hiện hữu

Trong khi đó, đối với các doanh nghiệp chế biến cá tra tại Đồng bằng sông Cửu Long, từ cuối tháng 7/2021, dịch bệnh lan từ TP HCM xuống các tỉnh miền Tây thì các doanh nghiệp ngành này hứng chịu đầu tiên, có tới 50% doanh nghiệp tại một số địa phương vùng trọng điểm phải đóng cửa, cá tra nuôi tại ao của công ty vượt cỡ (size) do các nhà máy ngừng hoạt động hoặc giảm tối đa công suất.

Một số doanh nghiệp nuôi cá tra thời gian nuôi bị kéo dài, mật độ lớn khiến cá chết hàng chục tấn mỗi ngày. Hiện nay, ước tính, công suất hoạt động của toàn ngành cá tra chỉ từ 10 - 20%.

Tại Hậu Giang, hầu hết nhà máy thủy sản đã đóng cửa nếu không đáp ứng được “3 tại chỗ”, thiếu công nhân, việc đi lại gặp nhiều khó khăn, hơn thế nhiều nhà máy chế biến nằm trong “vùng đỏ” nên toàn bộ lao động từ “vùng xanh” không tới làm việc được tại nhà máy.

Một số nhà máy thời gian đầu cố gắng thực hiện “3 tại chỗ” để duy trì công ăn việc làm cho người lao động, trả hợp đồng các đơn hàng đã ký tuy nhiên cũng buộc phải ngưng hoạt động sau 1 tháng do phát sinh chi phí quá lớn như tiền thuê khách sạn nhà ở, lương, tiền ăn, chăm sóc y tế, thuê cán bộ y tế xét nghiệm...

Một số doanh nghiệp khác tại Đồng bằng sông Cửu Long ngưng hoạt động thì chuyển hàng từ kho trữ để trả dần đơn hàng cho khách. Cho tới nay, hầu hết các doanh nghiệp chế biến đều đã cạn cả nguyên liệu và thành phẩm trong kho nên đã dừng hoàn toàn.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp chế biến cá tra tại Bến Tre đã ngừng chế biến cá tra từ đầu tháng 8/2021 do việc đi lại, vận chuyển, nuôi trồng gặp khó khăn, công nhân lo ngại bị nhiễm bệnh nên cũng xin nghỉ. Thêm nữa, không ít khách hàng nhập khẩu đòi hủy hợp đồng và tìm khách hàng thay thế với lý do chậm tiến độ giao hàng.

Còn tại Đà Nẵng, sau khi thành phố thông báo giãn cách thì toàn bộ doanh nghiệp chế biến thủy sản cũng đã đóng cửa. Một số doanh nghiệp dự kiến thực hiện “3 tại chỗ” để sản xuất cầm cự nhưng thiếu công nhân chế biến sâu trầm trọng.

Các doanh nghiệp tôm của Đà Nẵng xác định mở cửa hoạt động thì chỉ thu mua tôm nguyên liệu để làm hàng tôm chế biến đơn giản. Tuy nhiên, giá tôm loại này của Việt Nam không thể cạnh tranh được với tôm Ấn Độ và Ecuador trên nhiều thị trường.

Hơn nữa, tại các địa phương ven biển như: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, doanh nghiệp đã giảm tối đa công suất chế biến, hoạt động cầm chừng.

Theo VASEP, hiện cả người dân và doanh nghiệp đều gặp rất nhiều khó khăn do một số cảng cá bị phong tỏa do có ca nhiễm Covid-19, tỷ lệ công nhân và người lao động được tiêm vắc xin rất thấp, chi phí cho hoạt động “3 tại chỗ” quá cao.

"Nhiều doanh nghiệp cân nhắc tới phương án sẽ ngưng hoạt động hoàn toàn nếu trước 15/9, tình hình dịch bệnh ở các địa phương chưa được ngăn chặn và các biện pháp giãn cách xã hội còn tiếp tục kéo dài", VASEP đánh giá.

Trước đó, theo Tổ công tác 970 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tại các tỉnh, thành phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng dịch Covid-19 hiện đã có 123 nhà máy chế biến thủy sản phải đóng cửa, tạm dừng sản xuất.

Trong số đó, có 19 nhà máy đã phát hiện có công nhân, người lao động nhiễm Covid-19, buộc phải dừng sản xuất, phong tỏa để xử lý ngăn chặn, dập dịch. Còn lại 104 nhà máy còn lại buộc tạm dừng hoạt động, không thể duy trì sản xuất “3 tại chỗ” vì kinh phí tốn kém, vượt quá khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Tính đến ngày 20/8, tại các tỉnh, thành phía Nam chỉ còn 326/449 (chiếm 65%) cơ sở chế biến duy trì được sản xuất. Nhưng tại các nhà máy này, doanh nghiệp phải chia công nhân thay nhau làm ca nên công suất trung bình cũng chỉ đạt khoảng 30-40% so với trước khi áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Năm thứ 3 liên tiếp, PVcomBank nhận vinh danh “Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất” Doanh nghiệp

Năm thứ 3 liên tiếp, PVcomBank nhận vinh danh “Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất”

TTTĐ - Tạp chí The Asian Banking and Finance (ABF) vinh danh Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) là “Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất” (Digital Transformation of the Year - Vietnam) năm thứ 3 liên tiếp.
Phát triển làng nghề từ cơ chế đặc thù Luật Thủ đô (sửa đổi) Doanh nghiệp

Phát triển làng nghề từ cơ chế đặc thù Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ - Trong quá trình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), TP Hà Nội đặc biệt quan tâm đến vấn đề gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề; trong đó đã đề cập nhiều điều, khoản để thúc đẩy phát triển lĩnh vực giàu tiềm năng này.
Chuyến thăm của Chủ tịch Tập đoàn Standard Chartered củng cố cam kết mạnh mẽ của ngân hàng đối với Việt Nam Doanh nghiệp

Chuyến thăm của Chủ tịch Tập đoàn Standard Chartered củng cố cam kết mạnh mẽ của ngân hàng đối với Việt Nam

TTTĐ - Ngài José Viñals, Chủ tịch Tập đoàn Standard Chartered, tái khẳng định cam kết lâu dài và mạnh mẽ của ngân hàng với Việt Nam trong chuyến thăm Việt Nam mới đây, nhân kỷ niệm 120 năm ngân hàng hiện diện tại Việt Nam.
Thấy gì qua bức tranh chi trả quyền lợi bảo hiểm Prudential Việt Nam? Kinh tế

Thấy gì qua bức tranh chi trả quyền lợi bảo hiểm Prudential Việt Nam?

TTTĐ - Trong báo cáo kết quả kinh doanh công bố đầu tháng 4/2024, Prudential Việt Nam cho thấy số liệu chi trả bồi thường bảo hiểm năm 2023 là 1.900 tỷ đồng với 179.000 trường hợp.
Đồng hành cùng doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở ngành nghề nông thôn Doanh nghiệp

Đồng hành cùng doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở ngành nghề nông thôn

TTTĐ - Sáng 5/7, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì Hội nghị đối thoại, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình hoạt động tại các làng nghề.
Hà Nội: Đối thoại, gỡ khó cho các doanh nghiệp làng nghề Doanh nghiệp

Hà Nội: Đối thoại, gỡ khó cho các doanh nghiệp làng nghề

TTTĐ - Ngày 5/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị đối thoại, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình hoạt động tại các làng nghề.
BSR tổ chức lễ ra mắt sản phẩm mới PP định hình nhiệt TF4035 Doanh nghiệp

BSR tổ chức lễ ra mắt sản phẩm mới PP định hình nhiệt TF4035

TTTĐ - Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) vừa tổ chức Lễ ra mắt sản phẩm mới PP định hình nhiệt TF4035 với ưu thế “tăng hiệu suất gia công, trong, cứng, bền với nhiệt độ và thẩm mỹ cao”.
Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ đảng viên Doanh nghiệp

Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ đảng viên

TTTĐ - Những năm qua, Đảng ủy Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 đã triển khai hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho quần chúng và người lao động (NLĐ).
Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 vượt sản lượng điện trong đợt phát động thi đua Doanh nghiệp

Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 vượt sản lượng điện trong đợt phát động thi đua

Là một trong 12 nhà máy nhiệt điện than ký cam kết thi đua theo Chỉ thị số 6506/CTLT-EVN-CĐĐVN của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về việc giảm sự cố, đảm bảo sẵn sàng phát điện giai đoạn mùa khô 2023 - 2024, đến nay Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 đã đạt được những kết quả đáng tự hào.
Có gì lạ ở lễ kỷ niệm 32 năm thành lập CT Group? Doanh nghiệp

Có gì lạ ở lễ kỷ niệm 32 năm thành lập CT Group?

TTTĐ - Là một đơn vị khá kín tiếng, ít người biết về tập đoàn lâu đời này, càng ít người biết về các hoạt động những ngày đầu - cách đây 32 năm của CT Group…
Xem thêm