Tag

Nhanh chóng “cởi trói” các hoạt động kinh tế

Thị trường - Tài chính 22/10/2021 08:16
aa
TTTĐ - Chuyên gia kinh tế cho rằng không thể tiếp tục sử dụng các biện pháp chống dịch cực đoan được nữa mà các hoạt động kinh tế cần được “cởi trói” để hoạt động bình thường trở lại.
Xây dựng gói kích thích kinh tế với quy mô đủ lớn để tạo đòn bẩy cho tăng trưởng Từng bước mở cửa nền kinh tế phù hợp với diễn biến dịch bệnh Muốn phục hồi, phát triển kinh tế phải kiểm soát được dịch bệnh World Bank: Kinh tế Việt Nam năm 2021 có thể tăng trưởng từ 2,0-2,5%

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô quý III/2021 vừa được công bố, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) nhận định, nhìn chung sức khỏe của nền kinh tế suy giảm rất nghiêm trọng.

Theo VEPR, mức tăng trưởng âm 6,17% trong quý III có lẽ chưa phản ánh hết được sự đứt gãy sản xuất và lưu thông hàng hóa, sự đình trệ của các hoạt động kinh doanh diễn ra trên quy mô lớn, sự bất ổn trong đời sống của hàng triệu người lao động.

"Sức chống đỡ của doanh nghiệp và người dân ở các vùng có dịch bùng phát trong thời gian vừa qua đã tiến tới gần điểm tới hạn. Kết quả này cho thấy chúng ta không thể tiếp tục sử dụng các biện pháp chống dịch cực đoan được nữa", báo cáo của VEPR nêu rõ.

Do đó, VEPR cho rằng, các hoạt động kinh tế cần được "cởi trói" để hoạt động bình thường trở lại. Việc chuyển đơn hàng ra khỏi Việt Nam của một vài doanh nghiệp FDI hay sự rời bỏ các trung tâm sản xuất của các lao động có thể chỉ là tạm thời.

Nhóm chuyên gia của VEPR cho rằng, nếu không thay đổi tư duy chống dịch, không đảm bảo được sự liên tục của sản xuất và lưu thông hàng hóa dựa trên các biện pháp phòng chống bệnh dịch hợp lý và hiệu quả thì rất có thể các vấn đề trên sẽ trở thành lâu dài.

Nhanh chóng “cởi trói” các hoạt động kinh tế
VEPR tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam

Theo báo cáo của VEPR, triển vọng hồi phục kinh tế phụ thuộc rất lớn vào chiến lược ứng xử với đại dịch trong thời gian tới. Bệnh dịch đã lắng xuống, tỷ lệ tiêm phủ vắc xin đã ở mức khá cao ở các trung tâm kinh tế, song nhiều doanh nghiệp chưa thể quay trở lại hoạt động bình thường, nhiều hoạt động lưu thông vận tải hành khách và hàng hóa vẫn bị ngưng trệ.

Vì vậy, bên cạnh thay đổi chiến lược thích ứng hiệu quả với đại dịch, các hỗ trợ an sinh xã hội và tài khóa cũng đóng vai trò quan trọng cho sự hồi phục của nền kinh tế.

"Các gói hỗ trợ cho tới nay rất hạn hẹp. Trong bối cảnh hiện tại, Việt Nam có thể tạm thời chấp nhận mức thâm hụt ngân sách cao hơn bình thường nhằm an dân và hỗ trợ doanh nghiệp nối lại hoạt động sản xuất", báo cáo khuyến nghị.

Tuy nhiên, khi đại dịch qua đi, các kỷ luật tài khóa cần phải được tuân thủ chặt chẽ trở lại để tránh các rủi ro về tài khóa và nợ công trong dài hạn.

Nhóm chuyên gia VEPR lưu ý rằng, dù cố gắng tới đâu, các gói hỗ trợ của Chính phủ vẫn là hữu hạn, không thấm tháp gì với nhu cầu của nền kinh tế. Không có cách nào khác là phải để nền kinh tế tự cứu lấy nó bằng cách mở cửa trở lại các hoạt động sản xuất và tiêu dùng.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, thách thức tăng trưởng trong năm 2021 là rất lớn. Do đó, báo cáo của VEPR cũng đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng trong năm 2021 của Việt Nam ở mức khá thấp so với những lần dự báo trước đó.

Trong đó, ở kịch bản xấu, khi dịch bệnh có nguy cơ tái bùng phát, trong khi Việt Nam, tình trạnh “đóng-mở” cửa nền kinh tế lặp lại ở một số nơi xuất hiện các ca lây nhiễm gây thiệt hại đến sản xuất. Một số đơn hàng tiếp tục rời khỏi Việt Nam do không đảm bảo được tiến độ sản xuất, tình trạng thiếu hụt lao động có thể xảy ra, chi phí sản xuất tăng cao và nhiều ngành thu hẹp sản xuất thì mức tăng trưởng GDP trong năm chỉ có thể đạt 1,0-1,5%.

kịch bản tốt, giả thiết đặt ra khi cả nước đã thống nhất được các biện pháp thích ứng với dịch bệnh và vẫn đảm bảo sản xuất lưu thông hàng hóa không bị đứt gãy. Các hoạt động sản xuất tiêu dùng được phục hồi, các trung tâm kinh tế hoàn thành kế hoạch tiêm chủng vắc xin ngay trong nửa đầu quý IV và tình trạng phong tỏa như quý III không lặp lại, thì tăng trưởng GDP cả năm được dự báo đạt từ 2,0-2,5%.

Đọc thêm

Áp thuế suất GTGT 5%, giá phân bón có dư địa giảm Thị trường - Tài chính

Áp thuế suất GTGT 5%, giá phân bón có dư địa giảm

TTTĐ - Làm rõ băn khoăn về lo ngại đưa phân bón chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5% sẽ khiến mặt hàng này tăng giá, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và các chuyên gia đã có những phân tích cụ thể.
“Mưa” quà tặng hơn 3 tỷ đồng dành cho khách hàng Vietbank Thị trường - Tài chính

“Mưa” quà tặng hơn 3 tỷ đồng dành cho khách hàng Vietbank

TTTĐ - Tiếp nối thành công của chương trình "Quà tặng tiền tỷ, chào Thu hết ý", Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) tung ưu đãi "Mùa hội, bội quà" nhằm tri ân khách hàng nhân mùa lễ hội sôi động cuối năm.
Dự án STEP: Góp phần phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam Thị trường - Tài chính

Dự án STEP: Góp phần phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam

TTTĐ - Ngày 19/11, Ban Quản lý dự án STEP đã tổ chức tổng kết dự án Đẩy mạnh hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân (STEP).
Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp Thị trường - Tài chính

Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp

TTTĐ - Để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn kịp thời, Sacombank triển khai dịch vụ “Giải ngân trực tuyến” trên hệ thống Ngân hàng điện tử (Internet Banking) tại www.isacombank.com.vn, cho phép khách hàng nhận vốn vay nhanh chóng. Đây là một bước tiến mới nhằm số hóa quy trình giao dịch với khách hàng của Sacombank.
Quảng Ngãi: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm Kinh tế

Quảng Ngãi: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

TTTĐ - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang lưu ý các chủ đầu tư tăng cường trách nhiệm, phối hợp giải quyết các vướng mắc, quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thi công, phấn đấu đến hết năm 2024, giải ngân vốn đầu tư công đạt 80% kế hoạch vốn giao.
Tạo lập môi trường kinh doanh xăng dầu minh bạch, bình đẳng Kinh tế

Tạo lập môi trường kinh doanh xăng dầu minh bạch, bình đẳng

TTTĐ - Bộ Tài chính lưu ý, người dân khi mua xăng dầu yêu cầu nhân viên phải trả màn hình hiển thị kết quả đo lường về số 0 trước khi tiếp tục bán hàng để chống gian lận, bảo vệ người tiêu dùng.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh thu bán lẻ đạt hơn 62.000 tỷ đồng Nhịp sống phương Nam

Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh thu bán lẻ đạt hơn 62.000 tỷ đồng

TTTĐ - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với doanh thu bán lẻ hàng hóa trong tháng 10 ước đạt 6.211,8 tỷ đồng, tăng 11,87% so với cùng kỳ, lũy kế 10 tháng, ước đạt 62.026,08 tỷ đồng, tăng 12,98%.
Khoản 3, Điều 15 của Dự thảo sửa đổi Luật Thuế GTGT là không thực tế Thị trường - Tài chính

Khoản 3, Điều 15 của Dự thảo sửa đổi Luật Thuế GTGT là không thực tế

TTTĐ - Theo ĐBQH Trịnh Xuân An, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội, qua nghiên cứu và tham khảo từ các chuyên gia kinh tế, có thể thấy, nếu chiếu theo quy định của khoản 3, Điều 15, doanh nghiệp nào chỉ sản xuất một mặt hàng là phân bón mới được khấu trừ thuế, còn sản xuất 2,3,4 mặt hàng (trong đó có phân bón) thì không được khấu trừ. Điều này là không thực tế.
Khu thương mại tự do, động lực cho Đà Nẵng phát triển logistics Thị trường - Tài chính

Khu thương mại tự do, động lực cho Đà Nẵng phát triển logistics

TTTĐ - Đà Nẵng tiên phong mở ra một chương mới cho logistics Việt Nam với việc thành lập Khu thương mại tự do, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững và hội nhập sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng mạnh Thị trường - Tài chính

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng mạnh

TTTĐ - Trong 10 tháng năm 2024, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, tổng thu ngân sách đạt gần 90% dự toán.
Xem thêm