Tag
Bảo vệ môi trường

Nhiệm vụ hàng đầu của các cấp Hội Nông dân trong xây dựng Nông thôn mới

Nông thôn mới 08/12/2020 09:19
aa
TTTĐ - Bảo vệ môi trường là một trong tiêu chí quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới. Chính vì vậy, Hội Nông dân Việt Nam luôn xác định công tác bảo vệ môi trường là một trong những hoạt động trọng tâm của các cấp Hội và phong trào nông dân.
Xây dựng nông thôn mới tại các xã đặc biệt khó khăn phải sáng tạo, linh hoạt hơn Huyện Phú Xuyên: Nhiều kết quả tích cực trong xây dựng Nông thôn mới Thị xã Sơn Tây đón nhận danh hiệu đạt chuẩn Nông thôn mới Chương trình OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình nông thôn Xây dựng nông thôn mới gắn với bảo vệ môi trường: Đẩy mạnh ý thức tự giác của người dân

Phát huy vai trò nòng cốt của các cấp Hội Nông dân

Xây dựng Nông thôn mới là chủ trương có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Trong quá trình xây dựng Nông thôn mới, Hội Nông dân Việt Nam đã thể hiện vai trò trung tâm nòng cốt. Nông dân đã chủ động, tích cực tham gia với vai trò chủ thể xây dựng Nông thôn mới. Đồng thời, người nông dân đã phát huy đầy đủ, toàn diện nội lực và tiềm năng, sáng tạo của mình. Phong trào nông dân thi đua xây dựng Nông thôn mới lan rộng mạnh mẽ trên cả nước, đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện điều kiện sống của nông dân.

Bảo vệ môi trường là một trong tiêu chí quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới. Chính vì vậy, Hội Nông dân Việt Nam luôn xác định công tác bảo vệ môi trường là một trong những hoạt động trọng tâm của các cấp Hội và phong trào nông dân. Các cấp Hội đã tích cực và chủ động tham gia bảo vệ môi trường nông thôn, gắn công tác bảo vệ môi trường vào các chương trình công tác hằng năm của Hội và các phong trào nông dân thi đua yêu nước.

Nhiệm vụ hàng đầu của các cấp Hội Nông dân trong xây dựng Nông thôn mới
Bảo vệ môi trường là một trong tiêu chí quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, tình trạng thực hiện tiêu chí về môi trường trong xây dựng Nông thôn mới chưa đồng đều, còn khoảng cách khá lớn giữa các địa phương và vùng miền. Đến nay số xã đạt tiêu chí về môi trường theo Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới còn thấp.

Để khắc phục ô nhiễm môi trường và cải thiện cảnh quan, môi trường nông thôn góp phần đạt tiêu chí 17 về môi trường, thực hiện đề án thí điểm hoàn thiện và nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường trong xây dựng Nông thôn mới tại các xã khó khăn, biên giới, hải đảo theo hướng xã hội hóa, giai đoạn 2017 - 2020, Hội Nông dân Việt Nam đã tập trung nguồn lực để ưu tiên triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường. Cùng với đó, Hội xây dựng thí điểm các mô hình Hội Nông dân tham gia bảo vệ môi trường tại các xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào công cuộc xây dựng Nông thôn mới và phát triển bền vững đất nước.

Nhận thức rõ công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động là giải pháp quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, các cấp Hội đã tập trung đẩy mạnh, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục, vận động cán bộ, hội viên, nông dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hoạt động của các cấp Hội, hội viên, nông dân tham gia bảo vệ tài nguyên, môi trường ngày càng được chú trọng và nâng cao.

Hoạt động của Hội trong các phong trào thi đua luôn đổi mới, đa dạng các hình thức tuyên truyền, được hội viên, nông dân tiếp thu, cảm nhận tốt, nhất là qua các cuộc hội thảo, tọa đàm, hội thi, hội diễn, hội chợ. Đặc biệt, các cấp Hội đã tổ chức cuộc thi “Nông dân tìm hiểu kiến thức pháp luật về nước sạch và bảo vệ môi trường cấp xã theo hình thức sân khấu hóa tại 6 tỉnh, thành (Quảng Nam, Đăk Lăk, Kon Tum, Trà Vinh, Bạc Liêu và Bình Phước).

Đồng thời, Hội Nông dân Việt Nam cũng chỉ đạo và hỗ trợ cho 14 tỉnh, thành Hội tổ chức thi nông dân tìm hiểu pháp luật về môi trường ở 3 cấp xã, huyện, tỉnh. Nội dung cuộc thi phong phú, nhiều tiểu phẩm hay, ý nghĩa mang tính tuyên truyền cao, có sự kết hợp với văn hóa và các loại hình dân ca của địa phương nên đã thu hút đông đảo người tham gia và cổ vũ.

Đây là một trong những hình thức tuyên truyền hiệu quả, tích cực, có sức lan tỏa rộng. Do vậy, trong những năm gần đây, Hội đã tập trung hỗ trợ, hướng dẫn và chỉ đạo các tỉnh, thành ngoài kinh phí của Trung ương còn huy động được thêm kinh phí của địa phương và xã hội để tổ chức hàng trăm cuộc thi về nước sạch và bảo vệ môi trường nông thôn.

Nhiệm vụ hàng đầu của các cấp Hội Nông dân trong xây dựng Nông thôn mới
Những năm qua, Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức hàng trăm cuộc thi về nước sạch và bảo vệ môi trường nông thôn (Ảnh minh họa)

Hội Nông dân Việt Nam cũng phối hợp với các nhà khoa học, các chuyên gia và 23 tỉnh, thành tổ chức 46 lớp tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng truyền thông về nước sạch, bảo vệ môi trường trong xây dựng Nông thôn mới cho hơn 4.200 cán bộ và tuyên truyên viên cấp xã.

Đồng thời, Hội cũng kết hợp với nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường tổ chức 256 lớp tập huấn nâng cao nhận thức và kỹ năng tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường nông thôn cho hơn 25.000 cán bộ, hội viên nông dân. Từ đó, Hội hình thành được mạng lưới với 4.200 tuyên truyền viên cấp xã; Đội ngũ cán bộ Hội có đủ kiến thức và năng lực để tuyên truyền vận động và triển khai thực hiện các hoạt động về bảo vệ môi trường nông thôn đang sinh hoạt tại hàng trăm câu lạc bộ trên cả nước...

Xây dựng nhiều mô hình tiêu biểu

Nhận thấy rõ vai trò của công tác bảo vệ môi trường trong xây dựng Nông thôn mới, những năm qua, các cấp Hội Nông dân Việt Nam đã phối hợp với chính quyền, cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp xây dựng các mô hình dịch vụ quản lý rác thải, chất thải trong sinh hoạt và trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Nhiều nơi đã thành lập tổ, đội, hợp tác xã, tổ hợp tác làm nhiệm vụ thu gom, vận chuyển và chôn lấp rác, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn và môi trường trong sản xuất nông nghiệp.

Cùng với đó, cơ sở Hội Nông dân ở khu vực nông thôn đã xây dựng các mô hình dịch vụ quản lý chất thải trong sinh hoạt và trong sản xuất. Nhiều nơi đã xây dựng mô hình phù hợp với điều kiện của địa phương, đáp ứng nhu cầu của người dân, đem lại hiệu quả cao như: Mô hình tổ tự quản vệ sinh môi trường, đưa việc thu gom và xử lý rác thải thành nề nếp.

Nhiệm vụ hàng đầu của các cấp Hội Nông dân trong xây dựng Nông thôn mới
Hội Nông dân Việt Nam đã phối hợp với chính quyền, các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp xây dựng các mô hình dịch vụ quản lý rác thải, chất thải trong sinh hoạt

Cơ sở và chi Hội Nông dân đã vận động hội viên, người dân thành lập các chi, tổ tự quản thu gom rác thải sinh hoạt tại khu dân cư và trên đồng ruộng. Mô hình “Xử lý nước thải làng nghề” nổi bật như các tỉnh Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình. Mô hình “Hầm khí sinh học liên hoàn”, “Sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi” góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế ô nhiễm nguồn nước, cung cấp nhiên liệu phục vụ sinh hoạt như Vĩnh Phúc, Thái Bình, Bắc Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ…

Ngoài ra, các cấp Hội Nông dân còn hướng dẫn các địa phương xây dựng các mô hình vệ sinh và cấp nước sạch nông thôn; Mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường; Mô hình bảo tồn thiên nhiên cấp cơ sở; Mô hình cộng đồng dân cư tự quản...

Mô hình được các cấp của Hội Nông dân Việt Nam xây dựng tại cộng đồng dân cư là một sản phẩm cụ thể, tồn tại trong không gian và thời gian nhất định. Mọi người dân sinh sống trong cộng đồng dân cư ở nông thôn có thể nhìn thấy, cảm nhận, đo được kết quả, nhận xét và đánh giá hiệu quả hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thông qua các mô hình hoạt động, Hội Nông dân Việt Nam đã xây dựng hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng Nông thôn mới và phát triển bền vững đất nước.

Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương

Đọc thêm

Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa Nông thôn mới

Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa

TTTĐ - Chiều 18/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.
Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi Nông thôn mới

Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi

TTTĐ - Nhằm giúp nông dân nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với huyện Phúc Thọ tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông cho hơn 200 hộ dân trên địa bàn huyện.
Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Chiều 15/6, tại tỉnh Tây Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) của tỉnh đã kết hợp với Hội Nông dân, Hội Doanh nghiệp và Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tổ chức tọa đàm “Hợp tác đa chiều thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Tây Ninh”.
Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW Nông thôn mới

Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW

TTTĐ - Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng "xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”.
Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông Nông thôn mới

Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông

TTTĐ - Tại Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp huyện Chương Mỹ tổ chức, các nhà khoa học đã lắng nghe các ý kiến, trao đổi và trả lời các vấn đề nông dân thắc mắc, chưa hiểu rõ, từ đó giúp người dân có kiến thức quan trọng, cần thiết áp dụng vào sản xuất.
Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

TTTĐ - Chương trình “Xúc tiến quảng bá sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP tiêu biểu của Thủ đô” sẽ diễn ra từ ngày 9/8/2024 - 11/8/2024 tại Quảng trường 7/5 Điện Biên Phủ, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống” Nông thôn mới

Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống”

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 2982/QĐ-UBND về việc công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” và “Nghề truyền thống Hà Nội”.
Những điếm nhấn khối đại đoàn kết toàn dân Nông thôn mới

Những điếm nhấn khối đại đoàn kết toàn dân

TTTĐ - Trong nhiệm kỳ vừa qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Mê Linh (Hà Nội) đã phát huy hiệu quả sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân trên địa bàn, qua đó, góp phần triển khai hiệu quả cuộc vận động giải phóng mặt bằng (GPMP) phục vụ thi công dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Đại Thắng đón nhận danh hiệu xã Nông thôn mới kiểu mẫu Nông thôn mới

Đại Thắng đón nhận danh hiệu xã Nông thôn mới kiểu mẫu

TTTĐ - Ngày 8/6, xã Đại Thắng (huyện Phú Xuyên) công bố quyết định và đón nhận danh hiệu đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023.
Huyện Phú Xuyên hướng tới mục tiêu phát triển Nông thôn mới bền vững Nông thôn mới

Huyện Phú Xuyên hướng tới mục tiêu phát triển Nông thôn mới bền vững

TTTĐ - Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới đã giúp sản xuất nông nghiệp ở Phú Xuyên (Hà Nội) ngày càng phát triển. Hiện nay, toàn huyện có nhiều vùng sản xuất chuyên canh rau, lúa, thủy sản, cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân địa phương.
Xem thêm