Nhiều quốc gia coi trọng đào tạo nghề từ bậc học phổ thông
Chú trọng đào tạo nghề
Từ thập niên 50 của thế kỷ trước, giáo dục nghề nghiệp bắt đầu phát triển ở Singapore do kinh tế chuyển hướng từ đa dạng hóa thương mại sang công nghiệp định hướng xuất khẩu.
Tuy nhiên, đến cuối thập niên 60, giáo dục nghề nghiệp rơi vào khó khăn khi 92% học sinh học lên đại học, 2% trực tiếp tham gia thị trường lao động và chỉ có 6% lựa chọn học nghề.
Tại Singapore, thành thạo một kỹ năng nhất định cũng giá trị như tấm bằng đại học (Ảnh: ASHLEIGH SIM) |
Để giải quyết tình trạng mất cân đối này, Chính phủ Singapore đưa ra các biện pháp tổ chức và thúc đẩy công tác dạy nghề. Một trong những biện pháp đầu tiên là hướng nghiệp từ bậc phổ thông. Dạy nghề cũng được đưa vào từ trung học. Vẽ kỹ thuật, cơ khí, điện trở thành môn bắt buộc đối với toàn bộ nam sinh và 50% nữ sinh. Số còn lại học về kinh tế.
Chương trình giáo dục sửa đổi này giúp học sinh hiểu biết cơ bản và có hứng thú với nghề nghiệp cụ thể. Nhờ đó, đến năm 1972, 20% học sinh Singapore chọn theo học nghề.
Năm 1973, Singapore thành lập Hội đồng Đào tạo công nghiệp (ITB). Hội đồng này đưa ra hệ thống nhận diện kỹ năng thống nhất theo 3 cấp độ: Thợ thủ công, kỹ thuật viên viên, thợ bậc thầy.
Cơ hội việc làm cao
Số lượng cử nhân, thạc sĩ tăng vọt khiến thị trường lao động lo ngại cung vượt quá cầu. Đây cũng là vấn đề nhiều nền kinh tế phát triển trên thế giới phải đối mặt.
Thất nghiệp, thiếu việc làm có thể gây ra tâm trạng bất mãn chính trị trong giới trẻ. Hệ quả là đất nước mất ổn định. Điều này càng trở nên nghiêm trọng hơn trong bối cảnh những thay đổi nhanh chóng của thời đại. Điển hình như công nghệ trí tuệ nhân tạo khiến nhiều công việc trở nên lỗi thời nhanh hơn.
Học nghề tại Đức có nhiều lựa chọn phong phú |
Đào tạo nghề ở Đức hiện nay được coi là tốt nhất thế giới. Đội ngũ giáo viên nghề được chọn kỹ trên cơ sở đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe. Giáo viên nghề phải có kinh nghiệm làm việc ít nhất 5 năm; Có đủ năng lực sư phạm và chuyên môn để tham gia giảng dạy. Tiêu chuẩn năng lực sư phạm và chuyên môn đối với giáo viên nghề về cơ bản gồm chứng chỉ thợ chính thức của ngành, 1,5 năm đào tạo thêm vào buổi tối tại trường kỹ thuật và vượt qua kỳ thi tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, hệ thống dạy học Dual System - tức là vừa học lý thuyết và học thực hành ở những nhà máy sản xuất, bệnh viện hoặc nhà hàng đang kinh doanh... giúp học sinh khi ra trường thường làm việc được ngay và ít khi bị thất nghiệp như sinh viên đi học đại học.
Tại Hàn Quốc, giáo dục nghề nghiệp là một trong những định hướng để đẩy mạnh quá trình đổi mới của nền kinh tế quốc gia này. Trên thực tế, ngày càng có nhiều người trẻ Hàn Quốc chuyển sang học cao đẳng nghề do thiếu việc làm nghiêm trọng đối với người tốt nghiệp đại học.
Theo tờ Chosun Ilbo, tỷ lệ học viên tốt nghiệp trường nghề có việc làm là 61%, trong khi đó tỷ lệ này ở cử nhân đại học chỉ là 52,6%.
Học nghề được coi trọng ngay từ cấp trung học. Các em được định hướng vào trường nghề từ rất sớm. Chính phủ Hàn Quốc cũng có nhiều chính sách đầu tư cho đào tạo nghề, phát triển mô hình hợp tác giữa Nhà nước, doanh nghiệp và thị trường để đảm bảo cơ hội việc làm cho người lao động sau khi học xong.
Hạn chế “thừa thầy, thiếu thợ” từ chương trình đào tạo nghề hệ 9+ TTTĐ - Sớm tham gia thị trường lao động từ đó rút ngắn thời gian, chi phí học tập… là ưu điểm mà chương trình ... |
Những người trẻ giỏi “cất cánh” từ trường nghề TTTĐ - Họ là những người thợ trẻ giỏi “cất cánh” từ các trường đào tạo nghề. Được trang bị chuyên môn vững vàng, cùng ... |
Thêm cơ hội du học nghề tại Đức cho lao động Việt TTTĐ - Ngày 29/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Khát vọng Việt Đức (VGEC) đã ký biên bản hợp tác ... |