Tag

Nhiều yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá năm 2022

Thị trường - Tài chính 18/12/2021 15:29
aa
TTTĐ - Giá nhiên liệu dự báo tiếp tục diễn biến khó lường; Giá vật liệu xây dựng, thực phẩm, đồ uống, may mặc, phân bón, thức ăn chăn nuôi có thể tăng do tác động chi phí đầu vào tăng.
Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ thị bình ổn giá, tránh xảy ra các biến động bất thường Bộ trưởng Bộ Công thương lý giải giá phân bón, vật tư nông nghiệp “phi mã” Đại biểu Quốc hội đề nghị có giải pháp hạ giá phân bón

Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá vừa họp tổng kết công tác năm 2021 và định hướng năm 2022.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), Trưởng Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá của Thủ tướng Chính phủ cho biết, năm 2021, công tác điều hành giá gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Tuy nhiên, công tác quản lý, điều hành giá đạt mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đề ra đối với mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% và được kiểm soát ở mức thấp, dự kiến khoảng 1,9%.

“Đây là dấu ấn trong công tác điều hành của Chính phủ trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ảnh hưởng mạnh tới kinh tế - xã hội trong nước”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Một trong những yếu tố góp phần hoàn thành mục tiêu quản lý, điều hành giá, theo nhận định của Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá, đó là do đã thực hiện tốt cơ chế phối hợp, làm có sở công tác tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ những chủ trương, định hướng lớn về quản lý, điều hành giá trong từng thời kỳ, dự báo và xây dựng kịch bản điều hành giá trong ngắn, trung và dài hạn.

Cùng với đó, công tác tổng hợp, phân tích, dự báo ngày càng có vai trò quan trọng nhất là việc tính toán, xây dựng kịch bản lạm phát, kịch bản điều hành giá phù hợp, làm cơ sở cho việc đưa ra các đề xuất, kiến nghị điều hành phù hợp trong từng thời điểm từng giai đoạn.

Nhiều yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá năm 2022
Giá phân bón năm 2022 có thể tăng do tác động chi phí đầu vào tăng

Nhóm giúp việc dự báo lạm phát năm 2021 khoảng 1,9%, đảm bảo chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ và quyết tâm kiểm soát của Ban Chỉ đạo điều hành giá đề ra. Lạm phát cơ bản năm 2021 dự báo khoảng 0,8-0,9%.

Tại cuộc họp, dự báo lạm phát năm 2022, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho rằng, áp lực lạm phát là rất lớn. Trong đó, gói kích thích kinh tế hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng nhưng cũng tạo áp lực lên lạm phát. Dự báo trong năm 2022, công tác quản lý, điều hành giá sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức hơn năm 2021.

Theo dự báo, có rất nhiều yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá năm 2022. Theo đó, giá nhiên liệu dự báo tiếp tục diễn biến khó lường; Giá vật liệu xây dựng chịu áp lực từ tác động giá thế giới và nhu cầu đầu tư khi kinh tế phục hồi; Giá các mặt hàng thực phẩm, đồ uống, may mặc tăng theo quy luật vào dịp lễ, Tết; Giá phân bón, thức ăn chăn nuôi có thể tăng do tác động chi phí đầu vào tăng.

Đối với giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý dự kiến nếu phải điều chỉnh theo lộ trình thị trường sẽ tác động tới mặt bằng giá cả, như giá dịch vụ giáo dục, giá điện, nước sinh hoạt, giá dịch vụ khám chữa bệnh…

Đại diện các bộ, ngành cho rằng năm 2022 cũng phải tính toán đến sự hỗ trợ của các gói kích thích kinh tế, tình hình dịch bệnh kiểm soát nhanh hơn dự kiến sẽ kích thích tăng trưởng nhanh hơn dự kiến và gia tăng áp lực lạm phát.

Cùng với đó, chi phí vận tải, logistics tăng do chuỗi cung ứng đứt gãy chưa hoàn toàn hồi phục; Rủi ro về thiên tai, thời tiết bất lợi… là những yếu tố bất lợi ảnh hưởng tới lạm phát năm 2022.

Nhiều kịch bản điều hành giá năm 2022 đã được Nhóm giúp việc xây dựng, thảo luận tại cuộc họp, trong đó có cả kịch bản lạm phát thấp và kịch bản lạm phát cao trong điều kiện nhiều yếu tố bất lợi ảnh hưởng tới công tác quản lý, điều hành giá.

Ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết, Nhóm giúp việc sẽ tính toán kỹ lưỡng để báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá phương án điều hành giá trong năm 2022.

Về cơ bản, theo ông Nguyễn Anh Tuấn, công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát năm 2022 tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động, tập trung vào việc tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, bình ổn mặt bằng giá để ổn định sản xuất, sinh hoạt của người dân, thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho các đối tượng khó khăn.

Đọc thêm

Hướng đi chiến lược cho phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Thị trường - Tài chính

Hướng đi chiến lược cho phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

TTTĐ - Việc sáp nhập tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng không chỉ là tổ chức lại đơn vị hành chính, mà còn là chiến lược phát triển dài hạn cho vùng kinh tế năng động bậc nhất miền Trung.
Đối mặt với rủi ro lãi suất thấp, nhà đầu tư cần làm gì? Thị trường - Tài chính

Đối mặt với rủi ro lãi suất thấp, nhà đầu tư cần làm gì?

TTTĐ - Trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu biến động, lãi suất thấp đã trở thành xu hướng nổi bật, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mặc dù tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn vay rẻ, lãi suất thấp có thể dẫn đến nhiều vấn đề cho nhà đầu tư.
Quảng Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 12,14% trong quý II/2025 Thị trường - Tài chính

Quảng Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 12,14% trong quý II/2025

TTTĐ - Trước những kết quả nổi bật về phát triển kinh tế xã hội trong quý I/2025, UBND tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng quý II/2025 đạt 12,14%.
Trình dự thảo nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi trước 30/4 Thị trường - Tài chính

Trình dự thảo nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi trước 30/4

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ Thị trường - Tài chính

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt khi sử dụng phương tiện công cộng Nhịp sống phương Nam

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt khi sử dụng phương tiện công cộng

TTTĐ - Sáng 11/4, Sở Giao thông Công chánh TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sacombank và Mastercard ra mắt Hệ thống thẻ vé điện tử và thẻ Sacombank Mastercard MultiPass - dòng thẻ thanh toán xanh ưu việt dành cho người dân thường xuyên sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Đồng Nai: Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công Thị trường - Tài chính

Đồng Nai: Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

TTTĐ - UBND tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2025 đạt 95% kế hoạch.
Tổ chức tín dụng hợp tác xã là mắt xích quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia Thị trường - Tài chính

Tổ chức tín dụng hợp tác xã là mắt xích quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia

TTTĐ - TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đánh giá, tổ chức tín dụng là hợp tác xã là mắt xích quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia.
Sẵn sàng kịch bản ứng phó với chính sách thuế mới của Mỹ Thị trường - Tài chính

Sẵn sàng kịch bản ứng phó với chính sách thuế mới của Mỹ

TTTĐ - Sáng 9/4, UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Tăng trưởng kinh tế TP Hồ Chí Minh trước tác động chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ”. Tại đây, đại diện các ngành hàng, doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế đã đề xuất nhiều giải pháp để ứng phó với chính sách thuế mới của Mỹ.
Khẳng định đẳng cấp sống thượng lưu khi làm chủ căn hộ duplex Thị trường - Tài chính

Khẳng định đẳng cấp sống thượng lưu khi làm chủ căn hộ duplex

TTTĐ - Trên thị trường, The Wisteria đang là một cái tên nổi bật tại khu vực phía Tây Hà Nội. Dự án này được các chuyên gia đánh giá là một không gian sống lý tưởng, hấp dẫn đối với các gia đình đang tìm kiếm một nơi an cư thịnh vượng và đủ đầy.
Xem thêm