Tag

Như là quy luật của tình yêu

Văn học 04/05/2023 15:14
aa
TTTĐ - Tình yêu con người, tình yêu lứa đôi luôn là đề tài bất tận của đời sống văn chương ở mọi thời đại...
Nguyễn Hồng Vinh và những vần thơ... thành nhạc vút “Bên trời” Khoảng lặng của tình yêu Vài cảm nhận từ bài thơ “Vẫn vẹn nguyên” của Nguyễn Hồng Vinh Nguyễn Hồng Vinh nhắn nhủ về “hương sắc của Đời” Vượt giông gió đi tới ngày mai

LTS: Tình yêu con người, tình yêu lứa đôi luôn là đề tài bất tận của đời sống văn chương ở mọi thời đại. Với mỗi người viết, tình yêu khi dịu ngọt, lúc đắng cay, thể hiện muôn ngàn sắc thái khác nhau. Bài thơ “Giây phút chênh chông” của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh cũng nằm chung trong trạng thái ấy nhưng được diễn tả qua thể thơ “thất ngôn bát cú” với cách tiếp cận và diễn đạt có sức dẫn dụ người đọc. Tòa soạn trân trọng giới thiệu bài thơ cùng lời bình của nhà thơ Lê Hữu Bình về bài thơ này:

GIÂY PHÚT CHÊNH CHÔNG

Nguyễn Hồng Vinh

Nắng cứ đung đưa rải nỗi sầu

Trời vừa xanh thắm đã hắt hiu

Mây xám ùa về trùm khắp nẻo

Cánh buồm dềnh dập giữa cô liêu

Như là quy luật của tình yêu

Em ở nơi nao, nào ai mách?

Cát mịn còn đây, chẳng dấu chân

Chim mẹ gọi đàn bay nháo nhác

Sóng vẫn tung bờm ngập bãi êm

Chẳng hiểu điều chi em giận anh

Buồn phiền giăng mắc suốt bao đêm

Anh ước trời cho đôi cánh rộng

Vượt trùng dương, đến tận nơi em

Như là quy luật của tình yêu

Có điều linh cảm vẳng bên tai:

Hình như em đang dạo cùng ai?

Ở một cánh rừng bên dòng suối

Giữa công viên đẹp, ngát hương nhài!

Câu chuyện NGÀY MAI đành dang dở

Sao nỡ phụ lòng với mẹ cha

Chăm chút lo toan ngày hôn lễ

Em nỡ vội quên, khuất nẻo xa?!

Như là quy luật của tình yêu

Gió mãi xạc xào đồi thông vắng

Trăng sẻ chia nỗi đau nơi anh

Cõi lòng trĩu nặng bao nhức nhối

Em tự mình hủy hoại tình thâm?!

Từ lâu, ta luận bàn khởi nghiệp

Dù biết gian nan đến bất thần

Nhưng chúng mình đồng tâm, đồng hướng

Lời tiền nhân: “Tát cạn biển Đông”!

Như là quy luật của tình yêu

Anh vẫn còn nuôi chút niềm tin

Tình ta từng đẹp tựa trăng ngần

Ở nơi em ngỡ thiên đường ấy

Chắc sẽ nghĩ về phút giây thiêng

Tháng 5/2023

LỜI BÌNH

Thoạt nghe tiêu đề bài thơ, ta đã liên tưởng tới một tình huống không bình thường, một báo hiệu mang tính xung đột của lý trí lẫn tình cảm. Không ngờ đó lại là mở đầu của một bài thơ tình, được thể hiện qua thể thơ “thất ngôn bát cú” có đôi chút phá cách cho thoáng đạt suy diễn, của nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh.

Tôi biết anh Hồng Vinh từ những năm anh còn làm Tổng biên tập báo Nhân Dân, cho đến khi đảm trách những công việc lớn sau này của Đảng, Nhà nước giao như làm Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam, đại biểu Quốc hội các khóa X, XI và 3 khóa làm Phó Chủ tịch Thường trực, rồi làm Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương.

Như là quy luật của tình yêu
Nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh

Trong con người Hồng Vinh, tôi thấy có 2 con người song trùng - đó là báo chí và thơ ca. Riêng về thơ, trong vòng 13 năm gần đây, anh đã xuất bản hơn chục tập thơ. Thơ về đất nước, con người Việt Nam; về tình cảm giữa mẹ cha lớn như trời biển đối với con cháu; về tình yêu lứa đôi cũng hết sức mặn mòi, lãng mạn. Kết của mỗi bài đều có hậu, kết hợp chất trữ tình với tính triết luận hài hòa. Có thể nói, cuộc sống và thực tiễn đi vào thơ anh, chứ không phải anh từ thơ bước ra ngoài cuộc sống. Giây phút chênh chông là một bài thơ thể hiện rõ điều đó.

Ngay khổ đầu tiên, tác giả để ngỏ: “Nắng cứ đung đưa rải nổi sầu / Trời vừa xanh thẳm đã hắt hiu”… Rõ ràng là một cảnh buồn, dự cảm ấy thông qua cách tả trời mây. Nỗi nhớ người con gái da diết xen lẫn hoài lo: “Em ở nơi nao, nào ai mách?”. Đang ở bãi biển hay cửa sông bình lặng nào đây: “Cát mịn còn đây chẳng dấu chân” và “Sóng vẫn tung bờm ngập bãi êm”. Càng mang nặng nỗi nhớ trong những giây phút chông chênh, người con trai tự trách mình: “Chẳng hiểu điều chi em giận anh / Buồn phiền giăng mắc suốt bao đêm”. Lúc này, chàng trai mong có cánh vượt trùng dương đến tận nơi em. Tình yêu lứa đôi luôn là nguồn cảm hứng muôn thuở với nhung nhớ, giận hờn, từ nơi xa và ở chính nơi đây.

Như là quy luật của tình yêu

Nhà thơ Hồng Vinh rất thấu cảm nỗi niềm đó và đẩy sự nghi ngờ đáng yêu ấy lên một nấc mới: “Hình như em đang dạo cùng ai?”, ở Cánh rừng - dòng suối hay công viên thơm ngát hoa nhài? Vì một lý do gì mà người con gái đã cùng bàn chuẩn bị cho ngày mai lại trốn tới nẻo xa, phụ lòng cha mẹ? Tâm trạng căng thẳng, suy tư thể hiện ở người nam giới tưởng chừng không lối thoát trước cuộc tình đầy thử thách nghiệt ngã này. Nhưng tới đoạn kết, tác giả vẫn lóe lên niềm hy vọng:

“Anh vẫn còn nuôi chút niềm tin

Tình ta từng đẹp tựa trăng ngần

Ở nơi em ngỡ thiên đường ấy

Chắc sẽ nghĩ về phút giây thiêng!”

Sức mạnh của tình yêu là vô cùng lớn, mọi thứ bất so. Qua trải nghiệm và chiêm nghiệm cuộc đời, tác giả thực sự hóa thân vào nhân vật trong thơ, nên mới diễn tả hết vỉa chìm góc khuất của linh cảm tình yêu. Có người nói “gia vị” của tình yêu là thứ gia vị của cay đắng, ngọt bùi được pha trộn nên tình yêu càng đậm sắc hương và bền chặt qua tháng năm.

Như là quy luật của tình yêu

Về cấu trúc bài thơ, hai khổ đầu như đã nói, là nỗi buồn não nề trước cảnh ly biệt bất ngờ của người yêu. Hai khổ tiếp theo là sự bán tín bán nghi có tính suy diễn mông lung, (nếu rơi vào hoàn cảnh này chắc bạn cũng vậy). Hai khổ tiếp theo là nỗi trách cứ, phụ lòng cha mẹ đã chăm chút lo toan ngày hôn lễ. Nỗi đau giằng xé tâm can khiến thiên nhiên cũng động lòng trắc ẩn: “Trăng sẻ chia nỗi đau nơi anh”.

Hai khổ cuối, đoạn kết khép lại, tác giả lạc quan và tin tưởng qua thử thách, em sẽ lại về bên anh để tiếp tục cuộc hành trình hạnh phúc. “Ở nơi em ngỡ thiên đường ấy / Chắc sẽ nghĩ về phút giây thiêng”. Thật là một cái kết của niềm tin và hy vọng! Tình yêu thương là sức mạnh vô hình, nó liên tục như mạch nguồn của một dòng sông. Khi nhè nhẹ sóng êm, lúc nổi sóng ồn ào như mùa giông bão. Nhưng rồi khi kết tóc se duyên, tình yêu mãi vẫn là dòng sông biếc xanh, thơ mộng hiền hòa, chảy giữa đất trời của hạnh phúc lứa đôi.

Người viết thơ tình thì nhiều, hay chọn dạng lục bát, song thất lục bát hoặc thể thơ tự do để dễ triển khai ý tưởng định hình khung của bài, sau đó sáng tạo ghép chọn từ phù hợp để diễn tả nội dung. Mô tuýp này, hẳn ai làm cũng vậy. Nhưng thơ tình lại được dẫn xuất bằng thể thơ dạng “thất ngôn bát cú” mở rộng câu, là khó lắm, bởi yêu cầu đối ý đối từ, trở thành mặc định bắt buộc.

Như là quy luật của tình yêu

Những thi sỹ “sành sỏi” về thơ tình thì thường tránh thể thơ này, mà chọn thể thơ khác dễ hơn. Vậy mà, Hồng Vinh dám chọn! Nếu không lầm, đây là bài thơ về tình yêu lứa đôi của Hồng Vinh theo thể “thất ngôn bát cú”, mà tôi gặp lần đầu. Nội dung chủ đề tuy phức tạp, nhưng được diễn đạt rành rọt qua từng khổ một, thêm đậm chất nhạc tự nhiên, khiến ai là nhạc sỹ cũng dễ phổ thành bài hát.

Gần đây, khá nhiều chương trình trên truyền hình đã giới thiệu nhiều bài thơ của anh được phổ nhạc, mỗi bài lại mang âm hưởng, sắc thái, cung bậc khác nhau về tình yêu đôi lứa. Đó là thành công của sự tích lũy chất liệu cuộc sống ở nhiều nơi anh đã đi qua, do vậy, tạo nên những bài thơ sống động và hay. Mặc dù sắp sang tuổi bát thập, anh vẫn say mê trên con đường nghệ thuật thơ văn, để lại nhiều sức gợi và ấn tượng tốt cho công chúng. Giá bạn được xem buổi truyền hình phóng sự về Nhà báo Hồng Vinh trên truyền hình Nhân Dân cách đây không lâu, chắc bạn sẽ thêm nể trọng nhà văn hóa Hồng Vinh với sự đóng góp bền bỉ và tích cực trên lĩnh vực báo chí và thi ca. Xin chúc anh tuổi càng cao, càng tỏa sáng!

Hà Nội tháng 5/2023

Đọc thêm

Những tín hiệu vui từ Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất Văn học

Những tín hiệu vui từ Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất

TTTĐ - Sau một năm phát động, Giải thưởng Văn học Kim Đồng đã có những tín hiệu vui, hứa hẹn mùa bội thu.
Phát động cuộc thi sáng tác truyện tranh Việt Nam Văn hóa

Phát động cuộc thi sáng tác truyện tranh Việt Nam

TTTĐ - Cuộc thi sáng tác truyện tranh do Viện Pháp tại Việt Nam và Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng phát động nhằm tìm kiếm các tác giả, họa sĩ và phát triển nhiều hơn nữa các tác phẩm truyện tranh của Việt Nam.
Khai mạc Hội sách thiếu nhi TP Hồ Chí Minh lần thứ 5 Văn học

Khai mạc Hội sách thiếu nhi TP Hồ Chí Minh lần thứ 5

TTTĐ - Tối 31/5, tại đường sách, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức khai mạc Hội sách thiếu nhi TP Hồ Chí Minh lần 5, năm 2024 với chủ đề “Vui hè cùng sách hay”.
Tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng nước Áo đến Việt Nam Văn hóa

Tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng nước Áo đến Việt Nam

TTTĐ - Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 và Kỉ niệm 67 năm ngày thành lập Nhà xuất bản Kim Đồng (17/6/1957 - 17/6/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức chương trình giới thiệu sách thiếu nhi của nhà văn nước Áo nổi tiếng Mira Lobe với độc giả Việt Nam. Chương trình mong muốn kết nối giao lưu hai nền văn hóa Áo - Việt, cũng là cơ hội giới thiệu đến độc giả Việt Nam nền văn học thiếu nhi Áo qua các tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Mira Lobe.
Hấp dẫn "buffet sách" cho thiếu nhi trải nghiệm mùa hè Văn học

Hấp dẫn "buffet sách" cho thiếu nhi trải nghiệm mùa hè

TTTĐ - Nhằm hưởng ứng Tháng Hành động vì trẻ em và chào mừng Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Hội sách do Đinh Tị Books tổ chức không chỉ tạo không gian vui chơi bổ ích, thiết thực và lành mạnh cho các bạn nhỏ mà còn góp phần phát triển và nâng cao văn hóa đọc trong cộng đồng.
Mùa hè lý thú cho thiếu nhi với Tháng sách Kim Đồng Văn học

Mùa hè lý thú cho thiếu nhi với Tháng sách Kim Đồng

TTTĐ - Chào đón Tết Thiếu nhi 1/6, mở ra một mùa hè khám phá đầy lý thú, chào mừng kỉ niệm 67 năm ngày thành lập Nhà xuất bản Kim Đồng (17/6/1957 - 17/6/2024), trong khuôn khổ Tháng sách Kim Đồng, Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt nhiều sách mới, phong phú đa dạng thể loại dành cho trẻ em và bạn đọc trẻ.
Tìm trăng Văn học

Tìm trăng

TTTĐ - Trăng là đề tài muôn thuở, nhưng luôn mang hơi thở mới của cuộc sống con người, nhất là trong tình yêu đôi lứa. Còn mãi hình tượng đẹp trong câu ca dao: “Hỡi cô tát nước bên đàng / Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?”.
Theo dấu chân Bác Hồ “Từ Việt Bắc về Hà Nội” Văn học

Theo dấu chân Bác Hồ “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

TTTĐ - “Từ Việt Bắc về Hà Nội” là tập 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập “Nước non vạn dặm” của PGS.TS, nhà văn, nhà báo Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương. Tác phẩm khắc họa hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở 5 giai đoạn quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người.
Chuyện tình mùa hội sen - bức tranh tinh tế về tình yêu Văn học

Chuyện tình mùa hội sen - bức tranh tinh tế về tình yêu

TTTĐ - Bài thơ "Chuyện tình mùa hội sen" của Nguyễn Hồng Vinh mở đầu bằng một bức tranh sặc sỡ của Lễ hội hoa Sen tại Hà Nội. Người đọc được dẫn vào một không gian đầy màu sắc và hương thơm của hoa sen, cùng với sự hội tụ của nam thanh, nữ tú từ khắp nơi, tạo nên một bầu không khí rộn ràng và tươi mới.
Gắn kết tình cảm gia đình hơn với tiểu thuyết “Mẹ sống cùng tôi” Văn học

Gắn kết tình cảm gia đình hơn với tiểu thuyết “Mẹ sống cùng tôi”

TTTĐ - "Mẹ sống cùng tôi" là tiểu thuyết hiện đại Hàn Quốc kể về cuộc sống của hai mẹ con bà Kang Soon Hee trong nhà trọ Yeon Hwa do chính bà làm chủ. Cuốn sách ra mắt độc giả Việt Nam đúng dịp Ngày của Mẹ (12/5). Bởi vậy, nó càng trở nên ý nghĩa hơn khi chúng ta đọc trong dịp này, như một lời tri ân và cảm ơn sâu sắc đến những người mẹ.
Xem thêm