Tag

Những “dấu ấn” của “đại gia” Trầm Bê ở miền Tây

Phóng sự 06/08/2017 14:53
aa
Chùa Giồng Lớn còn có cái tên khác là Chùa Cò, thuộc ấp Cây Da xã Đại An, huyện Trà Cú), ngay từ cổng vào đã thấy sừng sững 3 ngọn tháp trang nghiêm, được trang trí tinh sảo, 2 bên rào có 8 trụ tròn, mỗi bên là tượng 30 vị Bồ tát đứng thẳng hàng chắp tay uy nghiêm. Lệch sang bên phải là ngôi chánh điện hoành tráng. Chùa được khánh thành và đưa vào sử dụng vào năm 2013.

Những “dấu ấn” của “đại gia” Trầm Bê ở miền Tây

Chùa Giồng Lớn còn có cái tên khác là Chùa Cò, thuộc ấp Cây Da xã Đại An, huyện Trà Cú), ngay từ cổng vào đã thấy sừng sững 3 ngọn tháp trang nghiêm, được trang trí tinh sảo, 2 bên rào có 8 trụ tròn, mỗi bên là tượng 30 vị Bồ tát đứng thẳng hàng chắp tay uy nghiêm. Lệch sang bên phải là ngôi chánh điện hoành tráng. Chùa được khánh thành và đưa vào sử dụng vào năm 2013.


Những “dấu ấn” của “đại gia” Trầm Bê ở miền Tây
Đại gia Trầm Bê

Những ngôi chùa bề thế nhờ “đại gia” Trầm Bê

Chùa Giồng Lớn còn có cái tên khác là Chùa Cò, thuộc ấp Cây Da xã Đại An, huyện Trà Cú), ngay từ cổng vào đã thấy sừng sững 3 ngọn tháp trang nghiêm, được trang trí tinh sảo, 2 bên rào có 8 trụ tròn, mỗi bên là tượng 30 vị Bồ tát đứng thẳng hàng chắp tay uy nghiêm. Lệch sang bên phải là ngôi chánh điện hoành tráng. Chùa được khánh thành và đưa vào sử dụng vào năm 2013.

Tại đây, khuôn hình khổ lớn của gia đình ông Trầm Bê được dán chắc chắn vào mặt tiền đại sảnh chùa với đầy đủ thông tin “Gia đình ông Trầm Bê & bà Viên Đông Anh phát tâm xây dựng ngôi chánh điện…” cùng ngày khởi công, ngày hoàn thành, tên cùng địa chỉ tọa lạc của ngôi chùa… Phía sau và 2 bên ngôi chánh điện cũng treo hình gia đình, chạm trổ họ tên, hình tượng của người thân, gia tộc ông Trầm Bê. Trên gian bên trái và cổng ra nằm kề bên ngôi chánh điện cũng có hàng chữ nổi chữ Khơme và tiếng Việt màu đỏ thật nổi bật “Gia đình ông Trầm bê xây dựng năm 2007”… Những thứ liên quan đến ông Trầm Bê được đặt vào vị trí quan trọng và nổi bật nhất, những hình ảnh liên quan đến Phật pháp thì chỉ lưa thưa vài chỗ… Một số người trong ban quản trị và nhà sư ở đây tiết lộ, do cá nhân ông Trầm Bê đã bỏ ra cúng dường với số tiền lớn để tôn tạo lại chùa nên theo họ, việc treo ảnh…. gia đình ông Trầm Bê như hành động để ghi công lao của vị “đại gia” có tấm lòng hảo tâm này.

Tương tự, tại ấp Vàm Ray A, xã Hàm Tân, ngôi chùa Vàm Ray có khu chánh điện cũng khang trang không kém chùa Giồng Lớn. Từ cổng vào, khu chánh điện được phủ màu vàng với kiến trúc chùa của dân tộc Khơme. Tại bức tường giữa của ngôi chánh điện là 1 bảng chữ vừa tiếng Khơme vừa tiếng Việt ghi tên vợ chồng ông Trầm Bê cùng với dòng chữ nổi bật “Phát tâm xây dựng ngôi chánh điện”…

Gian chánh điện của 2 ngôi chùa này đều có 4 cửa, 1 cửa chính, cửa hậu và 2 cửa bên hông, thì đều có treo ảnh các thành viên gia đình ông Trầm Bê, trông như những bảng vàng. Bà Thạch Srel (55 tuổi, bán nước cạnh khuôn viên chùa) cho biết: “Ngôi chùa này đã có hàng trăm năm trước nhưng trước kia rất cũ kỹ, nhờ ông Trầm Bê đóng góp công đức hàng chục tỷ đồng để tu sữa nên mới được vậy đó. Lâu nay chùa này còn có tên khác là “chùa ông Trầm Bê” nữa”. Tuy nhiên, nhiều người cũng cho rằng, những hình ảnh thế này tại một ngôi chùa gây phản cảm. “Chẳng qua là họ muốn se sua, muốn khoe khoang thôi!”, một người chạy xe ôm gần cổng chùa Giồng Lớn nói. Đánh giá về việc treo hình ảnh gia đình ông Trầm Bê trang trọng tại chùa, một Thượng tọa, Ủy viên Hội đồng trị sự Phật giáo Việt Nam, từng chia sẻ: “Làm việc thiện chỉ để hưởng cho mình, làm để cho thấy riêng mình thôi, là điều Đức Phật không hề dạy”. Vị Thượng tọa này cho rằng, chùa chiền là nơi có tính chất cộng đồng, sự đóng góp chung của Phật tử chứ không là của riêng bất kỳ ai. Vì thế, ông Trầm Bê cho treo hình ảnh của gia đình mình ngay chính giữa lối lên mặt tiền của đại sảnh chánh điện cũng là điều khó coi, làm vậy chẳng khác nào quên đi công đức của chư tăng, đồng bào Phật tử đã sáng lập chùa, coi thường nhiều Phật tử khác khi họ đến cúng viếng…

Nhưng dù sao, ông Trầm Bê cũng từng là “thần tượng” đối với nhiều người nghèo ở Trà Vinh - quê hương của ông. Đến tỉnh Trà Vinh, hỏi đến “chùa ông Trầm Bê” thì rất nhiều người biết, đặc biệt là người dân tộc Khơme. Có thể nói, vị đại gia này có tầm ảnh hưởng rất cao đối với cộng đồng xã hội và đồng bào Phật tử chính nơi ông ấy sinh ra… Nghe tin ông bị bắt ngay ngày đầu tháng 8/2017, nhiều người không tin đấy là sự thật, bởi họ cho rằng: “Ổng giàu lắm mà, quyền thế lắm mà!”.

Những “dấu ấn” của “đại gia” Trầm Bê ở miền Tây
Ngôi chùa ở Trà Vinh mà ông Trầm Bê bỏ tiền trùng tu



Vụ mất sừng tê giác gây chấn động

Cách đây 5 năm, đại gia Trầm Bê từng thêm nổi tiếng ở Trà Vinh khi là nạn nhân của vụ mất trộm sừng tê giác trị giá bạc tỷ tại xã nghèo Hàm Tân (huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh). Nơi đó, có khu dinh thự hoành tráng của ông Trầm Bê, nằm ở ấp Vàm Ray, ngay bên cạnh những ngôi nhà xác xơ của những người dân tộc Khơme nghèo. Khu dinh thự này hoàn thành vào năm 2008, vẫn mở cửa cho các đoàn khách từ Hà Nội, TP. HCM và nhiều tỉnh thành đến tham quan, nếu có sự giới thiệu của chính quyền địa phương…

Lúc đầu, ông Trầm Bê mua đất ngay mặt lộ để làm nơi chôn cất cha, mẹ ruột mình, rồi sau đó xây dựng nhà mộ, khu dinh thự lộng lẫy ở phía sau. Trung bình 1 tháng, ông Trầm Bê mới đi xe ô tô từ TP. HCM về thăm nhà. Nhìn từ phía ngoài, khu dinh thự này được chia làm 3 phần: Phần bên trái là nhà mộ gia tộc ông Trầm Bê, phần bên phải là nhà khách và cánh cống chính giữa chạy thẳng ra phía sau dẫn đến dinh thự được xây dựng nguy nga, lộng lẫy. Ngoài ra, xung quanh ngôi dinh thự này là những cây kiểng cổ thụ rất đắt tiền. Hàng năm, vào dịp tháng 2, ông Trầm Bê tổ chức đám giỗ cha và mẹ mình suốt 1 tuần lễ ở khu dinh thự này. Tất cả bà con hàng xóm ở ấp Vàm Ray đều được mời tới dự đám giỗ. Trong suốt 1 tuần ông Trầm Bê đều mời đoàn hát nổi tiếng như đoàn Nghệ thuật Khơme Ánh Bình Minh, đoàn cải lương Ánh Hồng… để diễn những vở tuồng truyền thống của đồng bào dân tộc Khơme và cả cải lương Nam Bộ để phục vụ miễn phí cho bà con nơi đây. Trong 2 ngày chính tổ chức đám giỗ, ông Trầm Bê mời tới gần 500 mâm. Bà con tới đó ăn uống miễn phí ngay tại khuôn viên ngôi dinh thự. Đồng thời, suốt 7 đêm tổ chức ca hát, người dân xung quanh kéo tới rất đông đúc như là ngày hội, Tết của đồng bào dân tộc Khơme. Sau đám giỗ, ông Trầm Bê còn mua gạo để phát cho dân nghèo. Thông thường UBND xã Hàm Tân và các xã lân cận sẽ lập danh sách các hộ nghèo để ông Trầm Bê căn cứ vào đó phân phát cho hộ nghèo, có năm lên đến khoảng 1.000 hộ, mỗi hộ được 20kg gạo…

Chiều 27/9/2012, người thân của ông Trầm Bê đến trụ sở Công an xã Hàm Tân báo mất sừng tê giác. Chính quyền địa phương cùng nhiều người lân cận rất ngạc nhiên trước vụ trộm này, bởi dinh thự của ông rất nguy nga, kiên cố, bảo vệ cẩn mật. Sau vụ trộm, dư luận cũng từng râm ran, liệu ông Bê có bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi sở hữu sừng tê giác trái phép hay không? Được biết chiếc sừng tê giác này nằm trong tiêu bản con tê giác nhồi bông nặng khoảng 4 tấn, bên trong có khung sắt làm giá đỡ. Ông Trầm Bê từng cho biết, chiếc sừng tê giác này nằm trong tiêu bản con tê giác nhồi bông chứ không phải chiếc sừng rời và được 1 người bạn của ông tặng với đầy đủ giấy tờ nhập khẩu hợp lệ. Nhưng ngay sau vụ trộm, Tổ chức Wildlife Conservation Society (WCS) đã có văn bản chính thức gửi tới Công an huyện Trà Cú đề nghị làm rõ vấn đề vì sao ông Trầm Bê lại sở hữu được sừng tê giác? Bởi ông Trầm Bê không nằm trong danh sách những người được nhập khẩu hợp pháp sừng tê giác vào Việt Nam. Ông này cũng không có tên trong danh sách những người xuất khẩu sừng tê giác hợp pháp như là mẫu vật săn bắn từ Nam Phi. Vì vậy, WCS cho rằng, chiếc sừng tê giác mà ông Trầm Bê bị mất có khả năng là đồ bất hợp pháp. Tuy nhiên, sau đó, sự việc rơi vào im lặng…

Ở Cần Thơ, “đại gia” Trầm Bê cũng từng để lại dấu ấn của mình với vị thế chủ đầu tư Khu Dân cư Ngân Thuận rộng 150ha tại trung tâm quận Bình Thủy. Nhưng sau hơn 10 năm phân lô, làm đường, khu dân cư này vẫn còn hoang vắng, ngoại trừ sự góp mặt của các cơ quan hành chính của quận và một số hộ dân vào sinh sống…



Tin liên quan

Đọc thêm

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại Phóng sự

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã không ngừng quan tâm, hỗ trợ, dành trọn niềm tin, tình yêu đối với Trường Sa. Một trong các hoạt động ý nghĩa đó là việc xây dựng và trao tặng các công trình nhà khách, nhà văn hóa, những món quà thiết thực, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo.
Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa Phóng sự

Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa

TTTĐ - Nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù” luôn gắn liền với thử thách, hiểm nguy, bởi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, trong khi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thế nhưng những “mắt thần” ngày đêm vẫn tỏ, vươn xa cánh sóng, khép kín trường Ra đa bảo vệ vững chắc biển trời nơi tiền tiêu Trường Sa.
Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô Phóng sự

Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô

TTTĐ - Trò chuyện với anh Nghĩa, anh Vang - những người con của mảnh đất Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, tôi cảm nhận được lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng phụng sự Tổ quốc trong tâm hồn những người lính này. Từ Trường Sa, các anh nhắn nhủ tới mọi người rằng, tuổi trẻ hãy sẵn sàng nhận những nhiệm vụ gian nan, vất vả nhất. Đó là hành trang, giá trị giúp chúng ta trưởng thành hơn và vững vàng trong cuộc sống.
Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa Phóng sự

Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa

TTTĐ - Hà Nội và Trường Sa - hai địa danh tưởng chừng như cách xa nhau hàng ngàn cây số nhưng lại gắn kết bởi tình yêu, trách nhiệm thiêng liêng và trọn vẹn nghĩa tình. Ở Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà) có rất nhiều người con của Hà Nội đang làm nhiệm vụ; cùng với đó là những công trình ý nghĩa, món quà thiết thực mà chính quyền, Nhân dân Thủ đô gửi tặng nơi này. Câu chuyện cảm động của những người Hà thành trên quần đảo là minh chứng cho một Hà Nội nghĩa tình đối với Trường Sa yêu thương. Họ đã và đang góp phần quan trọng vào việc bảo vệ, xây dựng vùng biển đảo Việt Nam.
Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi Phóng sự

Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi

TTTĐ - Khi những chuyến tàu của Vùng 4 Hải quân chở các mặt hàng Tết cập bến, mùa xuân cũng như đến với quân và dân trên đảo Trường Sa. Giữa biển khơi nghìn trùng sóng vỗ, những chiến sĩ Trường Sa đón Tết cổ truyền của dân tộc trong không khí vui vẻ, ấm áp tình đồng đội, tình quân dân.
Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau... Phóng sự

Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau...

TTTĐ - Ở bến tàu nơi Trường Sa, tôi hỏi về cảm xúc gặp gỡ chuyến tàu vừa tới, nước mắt chị Trần Thị Châu Úc, người dân trên đảo Song Tử Tây lăn dài không ngớt. Đôi mắt đẫm lệ, chị nói: “Mỗi lần có chuyến tàu từ đất liền ra đảo, tôi mong ngóng và nước mắt cứ trào ra”.
Xem thêm