Tag

Những điều thú vị trong cuốn sách đoạt giải "Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội năm 2023"

Văn học 12/10/2023 12:21
aa
TTTĐ - Tại lễ trao giải "Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội" lần thứ 16 (ngày 5/10/2023), cuốn sách "Phố Hàng Bột, chuyện “tầm phào” mà nhớ" của cố tác giả Hồ Công Thiết vinh dự nhận được Giải Tác phẩm - Vì tình yêu Hà Nội. Tác phẩm này thuộc Tủ sách văn hóa Việt do Chibooks xuất bản.
Những cuốn sách là hành trình trải nghiệm và chuyện đời nhiều người Á hậu Bích Ngọc ra mắt cuốn sách học tiếng Trung Thú vị cuốn sách "Hà Nội - tiểu sử một đô thị"

Một phần của lịch sử, văn hóa Hà Nội

Trước đây 2 cuốn sách "Đi ngang Hà Nội", "Đi dọc Hà Nội" (tác giả Nguyễn Ngọc Tiến) do Chibooks xuất bản cũng từng đoạt giải "Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội" năm 2012 và giải Văn học nghệ thuật Hà Nội năm 2012.

Trải qua nhiều vòng bình chọn và nhiều Hội đồng giám khảo khác nhau, cuốn sách của tác giả Hồ Công Thiết đã được công nhận, vinh danh bởi giá trị lịch sử, tư liệu, nghệ thuật và tinh thần yêu Hà Nội sâu sắc.

Trong "Phố Hàng Bột, chuyện “tầm phào” mà nhớ" tác giả đã thành công dựng lên diện mạo của 3 thế hệ sống trên phố Hàng Bột với những đặc trưng riêng của từng lớp người trong cách nghĩ, cách sống.

Những điều thú vị trong cuốn sách đoạt giải
Cuốn sách "Phố Hàng Bột - chuyện tầm phào mà nhớ" đạt giải "Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội"

Ký ức và cảm xúc của tác giả, một cậu bé sinh ra và lớn lên trên con phố này chính là chất liệu làm nên tác phẩm. Bởi thế, dẫu viết về một giai đoạn khó khăn với bao nghề mưu sinh, lao động quần quật nhưng Phố Hàng Bột, chuyện “tầm phào” mà nhớ vẫn cứ hồn nhiên, ấm áp và vui tươi đến lạ.

Theo nhận xét của Hội đồng Giám khảo, những câu chuyện mà tác giả khiêm tốn cho là “tầm phào” ở quanh ông trên phố Hàng Bột chính là một phần của lịch sử, văn hóa Hà Nội. Càng nhiều những ký ức như thế được ghi lại thì bức tranh lịch sử văn hóa và tâm hồn người Hà Nội sẽ hiện lên càng rõ nét.

Với riêng Hồ Công Thiết, tình yêu Hà Nội của ông có lẽ nằm trên những vỉa hè, những ngõ ngách cùng tận của một con phố nhỏ giữa lòng thủ đô. Men theo dọc vỉa hè, từng cửa ngõ đến tận từng hiên nhà ở phố Hàng Bột từ những năm đầu thế kỷ 20 cho đến thời bao cấp, ngòi bút ông tái hiện lại vô vàn những câu chuyện độc đáo và thú vị về đời sống bình dân thời ấy.

Những điều thú vị trong cuốn sách đoạt giải

Có những gánh gồng mưu sinh đã một thời trở thành nét văn hóa đặc thù đất Kẻ Chợ. Có những món ăn, thức uống đặc biệt đến độ vài chục năm sau vẫn còn đọng lại cả mùi lẫn vị trong ký ức con người. Sống động hơn cả là ký ức về những trò chơi xưa của trẻ con phố Hàng Bột.

Tất cả được tác giả lưu giữ bằng hai chữ “tầm phào” - như cách ông vẫn gọi vui về những câu chuyện vụn vặt thời thơ ấu của mình. Và quả thực ai cũng biết, "tầm phào" mà không hề tầm phào, "tầm phào" nhưng lại chính là hồn cốt của đời sống Hà Nội, là thứ khiến người ta nhớ nhất trong dòng chảy sinh hoạt thời bao cấp.

Cái nhìn sôi nổi, ngồ ngộ

Không mang sắc thái trầm lặng hay hoài niệm về một thời gian khó, cuốn sách giống như cuộc khám phá của con mắt non trẻ được trùm lên vẻ tích cực, sôi nổi nhưng thật thà và kỹ lưỡng, đôi khi phảng phất thứ gì đó ngồ ngộ trong ký ức trẻ con. Lăng kính bình dân đã hướng ngòi bút Hồ Công Thiết thẳng vào cái không gian văn hóa phố phường đa sắc, gần gũi của Hà Nội. Thú vị ở đây là, những câu chuyện bình dị nhất, nhỏ nhặt nhất lại là thứ tạo nên bản sắc văn hóa của cả một cộng đồng.

Những điều thú vị trong cuốn sách đoạt giải

Lật giở cuốn sách ra, đọc ngẫu nhiên một đoạn nào ta cũng đều có thể lấy ra như một ví dụ đặc trưng cho đời sống ngày trước: Thế hệ người lớn tuổi luôn kỹ càng, trau chuốt trong cách làm nghề và tinh tế nhưng hào sảng trong cách sống; Lớp thanh niên xông xáo, thức thời đầy nhiệt huyết, dám nghĩ dám làm với bao gánh nghề lập nghiệp và mưu sinh; Đến cả lớp con trẻ hồn nhiên, tinh nghịch trong những trò chơi dân gian, trò chơi tập thể giản dị nhưng có sức hút dữ dội.

Phố Hàng Bột - một con phố điển hình của Hà Nội qua chất văn tỉ mỉ của tác giả Hồ Công Thiết hiện lên chân thực đến độ tưởng như sờ được, nếm được và hòa mình vào được cái bầu không khí đương thời.

Từ món ăn, cách nấu đến nghề sửa xe, làm thủy tinh, tưởng như ông chính là “kẻ đa tài” đã từng kinh qua hết các ngón nghề trên hè phố Hàng Bột ấy mà gom nhặt được kiến thức sát sao như vậy. Ông kể lại những câu chuyện tản mạn, nhưng trong mỗi câu chuyện đều có độ nén rất cao về văn hóa, lịch sử, địa lý, phong tục tập quán và cả góc nhìn, cảm xúc của con người.

Bao quát hơn, tập sách cho ta có một hình dung toàn diện về cơ cấu xã hội - đời sống của một con phố ở Hà Nội. Đó là lối kiến trúc đặc trưng với vỉa hè rộng kéo theo không gian tích hợp sinh hoạt và buôn bán tạo nên trăm nghề mưu sinh phong phú. Những khu nhà tập thể kiểu cũ luôn nhộn nhịp bầu không khí nghĩa tình gần gũi, thân thiết. Tất cả được toát lên từ những mẩu chuyện be bé, vu vơ từ ký ức của một tâm hồn đã yêu con phố này đến mê man từng nóc nhà, say sưa từng ngõ hẻm.

Những điều thú vị trong cuốn sách đoạt giải

Kết cấu nghệ thuật chủ đạo của tác phẩm phải kể đến dòng ký ức xuôi về từ gần đến xa của tác giả. Đi qua ba tầng đời người gắn bó với con phố Hàng Bột, mỗi độ tuổi lại mang những ký ức, tính cách và cảm nhận riêng. Mặt khác, theo dòng tản mạn, những câu chuyện tưởng như vụn vặt, rời rạc, thể hiện một đời sống tự phát nhưng trong chính nó lại chứa một quy luật của phố xá Hà Nội.

Bên trong con phố Hàng Bột là một đường ray tàu điện chạy dọc - thứ được xem như xương sống của những câu chuyện “tầm phào” trong ký ức tản mạn của tác giả Hồ Công Thiết. Đời sống bình dân không những men theo vỉa hè mà còn nương theo những chuyến tàu điện, để lại vô vàn hồi ức khó quên đối với tất cả các thế hệ từ trẻ đến già trên con phố.

Thú vị, lạ lẫm nhưng quen thuộc "Phố Hàng Bột, chuyện “tầm phào” mà nhớ" tập hợp những câu chuyện ai-cũng-nhìn nhưng không phải ai cũng thấy về “một Hà Nội thu nhỏ”. Cuốn sách không đồ sộ nhưng chứa đựng một chiều kích sâu rộng về văn hóa - đời sống - con người ở phố Hàng Bột qua một góc nhìn mộc mạc, bình dị đầy bất ngờ.

Tác giả Hồ Công Thiết sinh năm 1952 và mất vào ngày 22/1/2023 tại Hà Nội. Ông từng là cầu thủ bóng đá của đội Công an Hà Nội và Phó giám đốc Công ty Thương mại và Lữ hành Bắc Sơn (thuộc Bộ Công an).

Ông cũng là “cây bút” lão thành xuất hiện thường xuyên trên các báo, từng có tác phẩm xuất bản như "Kim Sơn - Điệp viên lãng tử", "Tản mạn bóng đá Hà thành", "Chuyện người Hà Nội - tập 1, 2, 3" (đồng tác giả), "Thăng Long văn Việt" (đồng tác giả)...

Đọc thêm

Ra mắt tập sách "Mùa Xuân và Lễ Tết, hội hè của người Việt" Văn hóa

Ra mắt tập sách "Mùa Xuân và Lễ Tết, hội hè của người Việt"

TTTĐ – Với 30 bài viết về “Mùa Xuân và lễ Tết, hội hè của người Việt” đã mang đến cho đọc giả không khí từ những lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Những tín hiệu vui từ Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất Văn học

Những tín hiệu vui từ Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất

TTTĐ - Sau một năm phát động, Giải thưởng Văn học Kim Đồng đã có những tín hiệu vui, hứa hẹn mùa bội thu.
Phát động cuộc thi sáng tác truyện tranh Việt Nam Văn hóa

Phát động cuộc thi sáng tác truyện tranh Việt Nam

TTTĐ - Cuộc thi sáng tác truyện tranh do Viện Pháp tại Việt Nam và Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng phát động nhằm tìm kiếm các tác giả, họa sĩ và phát triển nhiều hơn nữa các tác phẩm truyện tranh của Việt Nam.
Khai mạc Hội sách thiếu nhi TP Hồ Chí Minh lần thứ 5 Văn học

Khai mạc Hội sách thiếu nhi TP Hồ Chí Minh lần thứ 5

TTTĐ - Tối 31/5, tại đường sách, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức khai mạc Hội sách thiếu nhi TP Hồ Chí Minh lần 5, năm 2024 với chủ đề “Vui hè cùng sách hay”.
Tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng nước Áo đến Việt Nam Văn hóa

Tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng nước Áo đến Việt Nam

TTTĐ - Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 và Kỉ niệm 67 năm ngày thành lập Nhà xuất bản Kim Đồng (17/6/1957 - 17/6/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức chương trình giới thiệu sách thiếu nhi của nhà văn nước Áo nổi tiếng Mira Lobe với độc giả Việt Nam. Chương trình mong muốn kết nối giao lưu hai nền văn hóa Áo - Việt, cũng là cơ hội giới thiệu đến độc giả Việt Nam nền văn học thiếu nhi Áo qua các tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Mira Lobe.
Hấp dẫn "buffet sách" cho thiếu nhi trải nghiệm mùa hè Văn học

Hấp dẫn "buffet sách" cho thiếu nhi trải nghiệm mùa hè

TTTĐ - Nhằm hưởng ứng Tháng Hành động vì trẻ em và chào mừng Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Hội sách do Đinh Tị Books tổ chức không chỉ tạo không gian vui chơi bổ ích, thiết thực và lành mạnh cho các bạn nhỏ mà còn góp phần phát triển và nâng cao văn hóa đọc trong cộng đồng.
Mùa hè lý thú cho thiếu nhi với Tháng sách Kim Đồng Văn học

Mùa hè lý thú cho thiếu nhi với Tháng sách Kim Đồng

TTTĐ - Chào đón Tết Thiếu nhi 1/6, mở ra một mùa hè khám phá đầy lý thú, chào mừng kỉ niệm 67 năm ngày thành lập Nhà xuất bản Kim Đồng (17/6/1957 - 17/6/2024), trong khuôn khổ Tháng sách Kim Đồng, Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt nhiều sách mới, phong phú đa dạng thể loại dành cho trẻ em và bạn đọc trẻ.
Tìm trăng Văn học

Tìm trăng

TTTĐ - Trăng là đề tài muôn thuở, nhưng luôn mang hơi thở mới của cuộc sống con người, nhất là trong tình yêu đôi lứa. Còn mãi hình tượng đẹp trong câu ca dao: “Hỡi cô tát nước bên đàng / Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?”.
Theo dấu chân Bác Hồ “Từ Việt Bắc về Hà Nội” Văn học

Theo dấu chân Bác Hồ “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

TTTĐ - “Từ Việt Bắc về Hà Nội” là tập 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập “Nước non vạn dặm” của PGS.TS, nhà văn, nhà báo Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương. Tác phẩm khắc họa hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở 5 giai đoạn quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người.
Chuyện tình mùa hội sen - bức tranh tinh tế về tình yêu Văn học

Chuyện tình mùa hội sen - bức tranh tinh tế về tình yêu

TTTĐ - Bài thơ "Chuyện tình mùa hội sen" của Nguyễn Hồng Vinh mở đầu bằng một bức tranh sặc sỡ của Lễ hội hoa Sen tại Hà Nội. Người đọc được dẫn vào một không gian đầy màu sắc và hương thơm của hoa sen, cùng với sự hội tụ của nam thanh, nữ tú từ khắp nơi, tạo nên một bầu không khí rộn ràng và tươi mới.
Xem thêm