Tag

Những mùa trăng về, phố thêm lung linh

Người Hà Nội 21/09/2023 16:11
aa
TTTĐ - Mỗi khi đến mùa trăng, phố phường Hà Nội lại khoác lên mình tấm áo mới, lung linh rực rỡ hơn hẳn thường ngày. Rằm tháng tám, Tết Trung thu của đất Thăng Long ngàn năm văn hiến còn đặc biệt hơn nữa bởi những giá trị truyền thống để chúng ta được thưởng trăng đầy nghệ thuật và rất đỗi tự hào.
Mùa trăng 2022 và những kỷ niệm khó quên Rộn ràng mùa trăng sum vầy với bánh trung thu WinMart Xuân Bắc cùng các em nhỏ thưởng thức "Thu xưa về trên phố" Phố cổ Hà Nội rực rỡ sắc màu chuẩn bị đón Trung thu

Hình bóng phố xưa trong đời sống hiện đại

Có một điều dễ nhận thấy rằng, những năm gần đây Hà Nội rất chú trọng đến việc phục dựng, tái hiện, đưa những nét cơ bản của Trung thu truyền thống xưa trở lại với nhịp sống hiện đại. Hàng loạt các không gian đón trăng mang màu sắc của kí ức được chăm chút, tỉ mỉ từng chi tiết để người dân Thủ đô hòa mình vào không khí rằm tháng tám của ngày xưa.

Không biết từ bao giờ, Trung thu mặc định đã trở thành ngày tết của trẻ thơ. Các em háo hức từ những ngày đầu tháng tám, đã được bố mẹ mua tặng đồ chơi, vui rước đèn, đánh trống, múa lân dưới ánh trăng thu vằng vặc trên khắp phố phường, làng quê. Đây là nét đẹp văn hóa có bề dày lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc ta, cần được tiếp tục gìn giữ và phát huy.

Không gian đón Tết Trung thu cổ truyền tại Hoàng Thành Thăng Long
Không gian đón Tết Trung thu cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long

Nhận thức được tầm quan trọng của những giá trị văn hóa phi vật thể đó, đến mỗi dịp tết Trung thu hàng năm, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình "Vui tết Trung thu" phục vụ các cháu thiếu nhi, Nhân dân thủ đô và du khách bốn phương.

Năm nay, với chủ đề “Đèn thu lung linh”, chương trình được tổ chức mong muốn tạo ra một sân chơi đặc sắc giúp các em nhỏ và du khách có thêm những trải nghiệm, hiểu thêm về lịch sử văn hóa nói chung và Tết Trung thu nói riêng.

Tại đây, các em nhỏ và du khách sẽ được tham gia các hoạt động bổ ích và lý thú.

Đèn cổ được phục dựng
Đèn cổ được phục dựng

Đó là tham quan không gian trưng bày các loại đèn trung thu cổ truyền dưới hình thức là các gian hàng trên phố cổ xưa. Các mẫu đèn cổ đã thất truyền được phục dựng và trưng bày để du khách thưởng làm như: Đèn cá chép hóa long, đèn cá chép trông trăng, đèn cua sống, đèn cua chín, đèn thỏ, đèn bướm, đèn tôm, đèn trống...

Bên cạnh đó vẫn là các gian hàng bày đồ chơi Trung thu truyền thống như ông tiến sĩ giấy, ông đánh gậy trông trăng, mặt nạ giấy bồi, đầu sư tử, trống ếch, trống bỏi, tàu thủy sắt tây, thỏ đánh trống, tò he, thiên nga nhồi bông...

Người Hà Nội và du khách trong, ngoài nước cũng có thể tham gia các hoạt động trải nghiệm làm đèn Trung thu (đèn ông sao, đèn thỏ, đèn cù), làm bánh Trung thu, tô vẽ mặt nạ giấy bồi, diều giấy và biểu diễn nghệ thuật múa sư tử đặc sắc. Du khách sẽ được check-in không giới hạn” trước những con đường đèn lung linh sắc màu trong một không gian kiến trúc kinh thành vô cùng trầm mặc cổ kính chỉ có ở Hoàng thành Thăng Long.

Không gian đón Tết Trung thu tại phố cổ Hà Nội
Không gian đón Tết Trung thu tại phố cổ Hà Nội

Tại không gian Tết Trung thu truyền thống tại các điểm di sản trong khu phố cổ Hà Nội, Ban Tổ chức trưng bày gần 80 tài liệu, tư liệu hình ảnh được trưng bày và sử dụng trong không gian tầng 1 của trung tâm sẽ đưa công chúng quay ngược thời gian để tìm hiểu những nghi lễ Tết Trung thu chốn Hoàng cung, không khí rộn ràng tiếng trống, rực rỡ đèn lồng, đèn ông sao, đèn con thỏ… của tết Trung thu trên phố phường Hà Nội xưa.

Tại đây cũng giới thiệu không gian sắp đặt vui Tết Trung thu cho trẻ em qua các sản phẩm đồ chơi trung thu truyền thống.

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội duy trì phối hợp với các nghệ nhân, thợ thủ công tới từ các làng nghề lân cận Hà Nội giới thiệu và hướng dẫn cách làm đồ chơi truyền thống tại khu phố cổ nhân dịp Tết Trung thu.

Đó là hoạt động trải nghiệm làm con giống bột với nghệ nhân Đặng Văn Hậu (làng Xuân La, Phú Xuyên, Hà Nội); Hoạt động trải nghiệm làm đèn ông sao truyền thống “Lồng đèn đón trăng” với nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến (xã Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội); Không gian trải nghiệm làm các sản phẩm đồ chơi Trung thu truyền thống: Mặt nạ bồi, làm và trang trí diều giấy, chơi trò chơi Trí Uẩn; Giới thiệu và hướng dẫn làm bánh Trung thu truyền thống.

Trải nghiệm làm đồ chơi dân gian sẽ giúp chúng ta hòa vào không khí truyền thống
Trải nghiệm làm đồ chơi dân gian sẽ giúp chúng ta hòa vào không khí truyền thống

Tại không gian bích họa phố Phùng Hưng, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nhằm đem đến cho các cháu thiếu nhi một không gian vui chơi bổ ích và cơ hội tìm hiểu về các giá trị văn hóa truyền thống, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức không gian tương tác với đa dạng các hoạt động.

Đó là phối hợp với nghệ nhân, thợ thủ công của các làng nghề lân cận Hà Nội tham gia trưng bày, trình diễn giới thiệu các sản phẩm đồ chơi truyền thống dịp Tết Trung thu: Đèn ông sao, ông tiến sĩ, ông đánh gậy - thợ thủ công thôn Hậu Ái, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức; Đèn kéo quân - nghệ nhân thôn Đàn Viên, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai; Mặt nạ giấy bồi - thợ thủ công làng Hảo, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên; Chuồn chuồn tre - thợ thủ công xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất...

Trọn vẹn những mùa trăng

Hà Nội là một trong những đô thị lớn của cả nước. Tốc độ đô thị hóa và những ngôi nhà cao tầng đã khiến việc ngắm trăng, thưởng thức vẻ đẹp của trăng sao nói riêng và bầu trời, vẻ đẹp của thiên nhiên nói chung thường bị hạn chế hơn so với những vùng có không gian thoáng rộng. Chính vì thế, rất nhiều trẻ em hiện đại thiệt thòi hơn thế hệ cha mẹ, ông bà là phải đón Rằm tháng tám trong nhà, trong phòng điều hòa, thậm chí vui Tết Trung thu với... màn hình TV.

Nét cười trẻ thơ với lung linh đèn hoa
Nét cười trẻ thơ với lung linh đèn hoa

Nói gì thì nói, dù Tết Trung thu có vui mấy đi chăng nữa, mâm cao cỗ đầy, hoạt động văn hóa văn nghệ tưng bừng đi chăng nữa thì điều cốt yếu vẫn là... phải nhìn thấy trăng. Có trăng, có bầu trời, có rước đèn, có phá cỗ, có chú Cuội, chị Hằng, có những thức quà truyền thống gắn chặt với Trung thu như bánh nướng, bánh dẻo, đồ chơi... thì mới là một đêm rằm tháng tám trọn vẹn.

undefined

Những năm trước, đời sống kinh thế còn khó khăn, Tết Trung thu thường chỉ trong một ngày, vào đúng đêm rằm. Thế mà trẻ con, người lớn đều tưng bừng chuẩn bị, thấp thỏm lo thời tiết mưa bão hay đẹp trời. Còn bây giờ, điều kiện vật chất tốt hơn xưa rất nhiều, cái Tết này kéo dài thành cả mùa trăng.

Sự chuẩn bị cho Trung thu của người Hà Nội kéo dài cả tháng. Thay vì chỉ tập trung một ngày và "ăn Tết", "phá cỗ" như trước, người ta chơi Trung thu nhiều hơn. Những không gian đón mùa trăng được trang hoàng khắp nơi cho người Hà Nội thoải mái thưởng thức không khí cổ truyền, chụp ảnh, hòa mình vào sắc màu lung linh của đêm hội trăng rằm.

Những mùa trăng về, phố thêm lung linh
Không gian Trung thu truyền thống, tìm về kí ức xưa tại Ngon Garden

Đây cũng là dịp để những người phụ nữ Hà thành phát huy truyền thống đảm đang, khéo léo của mình. Người bận rộn thì vẫn có thể đưa con đi chơi Trung thu, đến những điểm công cộng như Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, phố cổ Hà Nội hay các quán cà phê, nhà hàng... vừa mở tiệc đoàn viên, vừa tận hưởng những giây phút lắng đọng bên gia đình.

Với những bà, những mẹ có thời gian hơn, họ mua sắm đồ decor, trang trí nhà cửa theo hướng Trung thu xưa. Họ bày biện mâm cỗ trông trăng với hồng, với cốm, với đồ chơi truyền thống, với những "tác phẩm nghệ thuật" mà người Hà Nội xưa tự hào như con chó xù bông làm bằng múi bưởi, tỉa các loại quả thành hình hoa, hình rồng phượng...

undefined

Người cầu kì, kĩ tính hơn nữa thì tự tay làm bánh nướng, bánh dẻo để vừa thể hiện tình yêu thương, chăm chút cho gia đình vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm...

Có rất nhiều cách để chúng ta vui vầy mùa trăng bên gia đình, bên bạn bè, người thân. Dù vậy, năm nay, mọi người nên chú ý thêm về phòng cháy, chữa cháy, tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn trong mọi trường hợp. Có như thế, mùa trăng mới trọn vẹn, vui vẻ và nhiều kỉ niệm cho chúng ta nhìn lại.

Đọc thêm

Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn Người Hà Nội

Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn

TTTĐ - Từ ngày thành lập đến năm 1975, Trung đội nữ lái xe mang tên anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Hạnh, thường gọi là Trung đội “tóc dài” lái xe Trường Sơn đã hoàn thành hàng nghìn chuyến xe, vận chuyển hàng vạn tấn hàng hóa, hàng trăm nghìn lượt bộ đội và thương binh vào Nam, ra Bắc. Trên những chuyến xe đó, họ vừa là “thợ lái”, vừa là hộ lý, khiêng cáng thương binh... không quản ngại bất cứ việc gì.
Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Xem thêm