Những sân bay nào delay nhiều nhất thế giới?
8 khuyến cáo giúp hành khách đi máy bay không bị delay dịp lễ 30/4-1/5 |
Thông thường, mỗi khi hành khách gặp phải tình trạng chậm chuyến, hủy chuyến, nỗi bực tức của họ được chút lên đầu các hãng hàng không. Hành khách ít khi quan tâm xem nguyên nhân delay là gì, chỉ cần biết chuyến bay của hãng nào delay thì đổ cho lỗi của hãng bay.
Sân bay Tornto Pearson, một trong những sân bay tệ nhất thế giới, luôn tình trạng quá tải tại khu vực hành lý. Ảnh: blogTO |
Trên thực tế, không một hãng hàng không nào mong muốn xảy ra tình trạng hoãn, hủy chuyến bởi điều này tác động dây chuyền đến các chuyến bay tiếp theo, phát sinh chi phí vận hành và ảnh hưởng tới hành khách - thượng đế của chính các hãng bay.
Để khai thác thành công một chuyến bay, cần sự phối hợp của rất nhiều đơn vị như bộ phận mặt đất, chất xếp hành lý, cân tải tàu bay, tra nạp xăng dầu, soát vé, bảo dưỡng, kiểm soát không lưu, đường lăn, đường băng, bãi đỗ, xe trung chuyển… Chỉ một trong những khâu này có vấn đề, sẽ kéo theo cả chuyến bay bị chậm. Chính vì vậy, không hãng hàng không nào có thể một mình kiểm soát được tình trạng chậm, hủy chuyến.
Sân bay LaGuardia luôn trong đông đúc, tình trạng chậm, hủy chuyến nghiêm trọng. Ảnh: Getty |
Để đánh giá về tình trạng chậm chuyến, hủy chuyến, các cơ quan trong ngành hàng không không điểm danh hãng bay mà liệt kê danh sách các sân bay.
Theo FlightAware, một công ty chuyên về dữ liệu hàng không, ba sân bay quốc tế có tỉ lệ chậm chuyến cao nhất thế giới vào mùa hè 2022 là Toronto Pearson (Canada) với 51,9% chuyến bay bị chậm, Montreal-Trudeau (Canada) với 47,8% và Frankfurt với 44,5%.
Sự cố xảy ra làm hệ thống ngưng hoạt động, hành khách phải làm thủ tục thủ công tại sân bay Montreal’s Trudeau. Ảnh: Karol Dahl/Global News |
Nguyên nhân hàng đầu được chỉ ra là do cơ sở hạ tầng xuống cấp trầm trọng, không đáp ứng được sự phát triển của ngành cũng như nhu cầu di chuyển của người dân. Các sân bay này luôn trong tình trạng ùn tắc, quá tải khiến hành khách phải chờ đợi hàng giờ, thậm chí hằng ngày vào những đợt cao điểm.
Đối với tình trạng hủy chuyến, ba sân bay có tỉ lệ hủy chuyến cao nhất là Soekarno-Hatta (Indonesia) với 8,3%, Newark Liberty (Mỹ) với 6,7% và LaGuardia (Mỹ) với 6,7% (không tính thị trường Trung Quốc).
Hành khách trải chăn ngủ khắp các khu vực tại sân bay Montreal’s Trudeau trong quá trình chờ đợi hàng giờ liên tục. Ảnh: Ryan Remiorz/The Canadian Press |
Báo cáo của FlightAware tại riêng thị trường Mỹ trong mùa hè vừa qua cho thấy sân bay Reagan ở Washington DC với 5,1% chuyến bay bị hủy và 27,9% bị hoãn; sân bay Boston Logan với 3,4% số chuyến bay bị hủy và 24,9% bị hoãn; sân bay Charlotte Douglas với 3,3% số chuyến bị hủy và 29,8% bị hoãn; sân bay St. Louis's Lambert với 3,1% số chuyến bay bị hủy và 24,4% bị hoãn. Các sân bay tại Mỹ có tỉ lệ hủy chuyến trung bình là 2,7% và tỉ lệ chậm chuyến là 20% trong mùa hè vừa rồi.
Ngoài ra, các đơn vị lữ hành, hãng hàng không tại Bắc Mỹ luôn ngán ngẩm với các chuyến bay đến và đi từ sân bay Newark Liberty bởi kết cấu hệ thống đường hầm, cầu vượt xung quanh phức tạp khiến việc di chuyển đến sân bay này luôn là một thử thách. Các chuyến bay cất cánh đúng giờ trở nên hiếm hoi ở sân bay này. Cùng với Newark Liberty, sân bay LaGuardia đã trở thành sân bay tồi tệ nhất New York. FlightAware ví rằng nếu đến 2 sân bay này, “hành lý” cần mang theo chính là sự kiên nhẫn và một kế hoạch dự bị.
Hành khách xếp hàng dài để chờ vào quầy làm thủ tục tại sân bay Toronto Pearson. Ảnh: blogTO |
Tại Úc, sân bay Melbourne Tullamarine cũng có có tỉ lệ hủy chuyến cao tới 6%, trong khi sân bay Sydney có tỉ lệ hủy chuyến là 5,8%.
Các sân bay tại Châu Âu cũng khiến hành khách phải thở dài vì luôn đông đúc và vận hành kém hiệu quả. Sân bay Oslo Gardermoen của Na Uy đứng thứ 14 trong danh sách các sân bay tồi tệ nhất với tỉ lệ hủy chuyến là 6,5%. Sân bay Frankfurt của Đức đứng ở vị trí thứ 24 với tỉ lệ hủy chuyến là 4%.
Newark Liberty là một trong những sân bay tệ nhất thế giới vì tình trạng chậm chuyến. Ảnh CBS New York |
Sheldon H. Jacobson, một giáo sư nghiên cứu về hàng không tại Đại học Illinois (Mỹ) chia sẻ trên Chicago Tribune: “Đừng trút giận lên nhân viên và các tiếp viên hàng không bởi nếu bạn đang phải đợi tại sân bay vào dịp cao điểm, họ cũng chưa thể về nhà. Và nếu bạn đã về đến nhà, có khi họ đang phải quay đầu cùng một chuyến bay khác đến một nơi xa lạ”. Ông Jacobson cho rằng mùa cao điểm có thể hỗn loạn hơn chúng ta tưởng tượng và các hãng bay phải nỗ lực làm việc để đảm bảo các chuyến bay an toàn, đúng giờ nhất có thể nên với sự kiên nhẫn, hiểu biết đúng đắn và hợp tác của các bên, mọi chuyện sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
Trong số các sân bay dẫn đầu thế giới về tình trạng chậm chuyến, hủy chuyến, không có sân bay nào của Việt Nam. Vì vậy, việc tăng thêm chuyến bay, đặc biệt ở giai đoạn cao điểm hiện nay, sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân. Theo Travel Daily News - trang tin về hàng không và du lịch, trong mùa hè 2022, các sân bay có tỉ lệ hủy chuyến thấp, chỉ dưới 0,3% là sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM, Việt Nam), Manila Ninoy Aquino (Philippines), Changi (Singapore), Suvarnabhumi (Bangkok, Thái Lan), Istanbul Sabiha Gökçen (Thổ Nhĩ Kỳ), Qatar's Hamad (Doha, Qatar), São Paulo-Guarulhos (Brazil) và Jeju (Hàn Quốc). |
Chậm chuyến, hủy chuyến: câu chuyện của ngành hàng không toàn cầu TTTĐ - Theo một khảo sát của Forbes, trong năm 2022, trung bình hành khách phải chờ 5,2 tiếng tại sân bay do tình ... |