Tag

Những thách thức trong bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học

Môi trường 17/11/2023 19:20
aa
TTTĐ - Chiều 17/11, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức hội thảo "Phát triển kinh tế, xã hội bền vững gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học", nhằm nhận diện thách thức và tìm giải pháp khả thi cho vấn đề cấp bách này.
Tăng cường vai trò, vị thế của phụ nữ trong bảo vệ môi trường Dùng nghệ thuật để truyền thông điệp bảo vệ môi trường Cần nhiều giải pháp đặc thù bảo vệ môi trường Thủ đô Thúc đẩy kinh tế xanh gắn với bảo vệ môi trường

Tại hội thảo, nhiều chuyên gia, nhà quản lý, đại biểu Quốc hội khẳng định, phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học là một quá trình bền bỉ, đòi hỏi phương pháp nhận diện kịp thời, có giải pháp và định hướng để kiểm soát, đặc biệt là trước áp lực của tăng trưởng và tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Những thách thức trong bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học
Phó Tổng Biên tập báo Đại biểu Nhân dân Lê Thanh Kim phát biểu (Ảnh: Trần Hiệp)

Cần hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và đảm bảo môi trường

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Tổng Biên tập báo Đại biểu Nhân dân Lê Thanh Kim nêu rõ, chủ đề hội thảo là mối quan tâm, là mục tiêu của nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài quỹ đạo chung đó.

Chủ trương, định hướng của Đảng đã được thể chế hóa bằng hành lang chính sách, pháp luật và cụ thể hóa bằng các hành động quyết liệt, đồng bộ trong suốt thời gian qua. Nhận thức về vai trò vđất nước ngày càng sâu sắc hơn. Tuy nhiên, Phó Tổng Biên tập Lê Thanh Kim xác nhận, công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta vẫn đứng trước nhiều nguy cơ, thách thức.

Tốc độ ô nhiễm, suy thoái môi trường, suy giảm tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học mặc dù đã được kiểm soát song vẫn diễn biến phức tạp, một số nơi, khu vực vẫn ở mức đáng báo động. “Nguy cơ này nếu không có giải pháp để kiểm soát, xử lý kịp thời sẽ tác động lớn đến mục tiêu phát triển bền vững”.

Những thách thức trong bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học
Quang cảnh hội thảo

Tại hội thảo, các đại biểu nhất trí cho rằng, phát triển kinh tế, xã hội bền vững gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học là yêu cầu rất cần thiết và mang tính lâu dài. Đây cũng là xu thế chung, buộc chúng ta phải thực hiện để hướng tới phát triển bền vững, cụ thể hóa mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Những thách thức trong bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi phát biểu

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi, Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nghị quyết số 36-NQ/TW và hệ thống các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, các địa phương, bộ ngành với nhiều quan điểm tư tưởng tiến bộ, nội dung đổi mới… Về khung khổ chiến lược, chính sách cơ bản đã đầy đủ, vấn đề là việc tổ chức thực hiện và triển khai trong thực tế.

Những thách thức trong bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học
Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phan Đức Hiếu phát biểu

Đồng tình với ý kiến trên, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phan Đức Hiếu nhấn mạnh, phát triển đồng bộ, cân bằng giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường cần có sự tham gia của tất cả các bên. Vai trò này rất quan trọng, phải đi trước. Đơn cử, nhìn ở góc độ doanh nghiệp, vấn đề môi trường có tác động trực tiếp đến giảm năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Do đó, cần làm là phải rất nhanh, quyết liệt, khẩn trương, nhanh chóng hoàn thiện toàn bộ nhiệm vụ về thể chế.

Những thách thức trong bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học
TS Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế phát biểu

Trước thực tế đó, để hài hoà giữa mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và đảm bảo môi trường, ông Nguyễn Hồng Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, tất cả những dự án trước khi hoàn thành phải có công cụ kiểm soát, đảm bảo sàng lọc đạt quy chuẩn các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Cùng với đó, cần tăng cường giám sát, kiểm tra, hoàn thiện thêm chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe để bảo đảm tính tuân thủ pháp luật về môi trường.

Những thách thức trong bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học
Ông Nguyễn Hồng Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu

TS Nguyễn Mạnh Hà, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên và phát triển cũng đề nghị các địa phương cần có nghị quyết, kế hoạch cụ thể để thực hiện, ban hành quy trình - vấn đề quan trọng để bảo đảm vấn đề môi trường đặt trong tổng thể chung.

Những thách thức trong bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học
TS Nguyễn Mạnh Hà, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên và phát triển phát biểu

Thể hiện rõ vai trò của cơ quan dân cử trong hoạt động giám sát

“Muốn phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, thì vai trò giám sát của Quốc hội, HĐND vô cùng quan trọng”. Đó là khẳng định GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh, Anh hùng Đa dạng sinh học ASEAN, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam. Ông Huỳnh khẳng định, Quốc hội luôn thực hiện tốt vai trò giám sát trong các dự án liên quan đến vấn đề môi trường. Từ đó, là cơ sở định hướng cho Chính phủ, các cơ quan hữu quan thực hiện, nhiều dự án không bảo đảm yếu tố về bảo vệ môi trường, bảo đảm đa dạng sinh học đã bị dừng triển khai.

Những thách thức trong bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học
GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh phát biểu

Cũng nhấn mạnh đến vai trò giám sát của Quốc ội và HĐND các cấp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi cho biết, tại Hội nghị triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024 tổ chức sáng nay (17/11), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu tiếp tục đổi mới, nâng cao hiêu lực, hiệu quả giám sát của Quốc hội, các đoàn ĐBQH, các vị ĐBQH, các ủy ban của Quốc hội, HĐND các cấp… Đặc biệt quan tâm, tập trung việc giám sát vấn đề bức xúc mà cử tri quan tâm. Công khai kết quả giám sát như thế nào để tạo ra sự chuyển biển thực sự trong xã hội cũng như các thành phần kinh tế tham gia bảo vệ môi trường.

Những thách thức trong bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi phát biểu

Ông Thi cho biết, thực tế qua tập hợp kiến nghị của các ĐBQH và HĐND đã có 34 kiến nghị và vướng mắc, bất cập khi triển khai thực hiện Nghị định 08 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường; hay một số kiến nghị về vướng mắc, bất cập khi triển khai thực hiện Thông tư 02 của Bộ Tài nguyên môi trường quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường mới ban hành năm 2022.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi cũng nêu con số: cả nước còn 27/293 khu công nghiệp đang hoạt động mà chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, và đặc biệt ở một số đô thị lớn, tính đến tháng 9.2023. Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Kỳ họp thứ Sáu mới đây, vấn đề ô nhiễm môi trường lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Sài Gòn, Đồng Nai… cũng được các đại biểu đề nghị làm rõ.

Những thách thức trong bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học
Các đại biểu tham dự hội thảo

Bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học cần đặt vai trò, sự tham gia của toàn xã hội một cách có trách nhiệm hơn. Vì vậy, GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh đề nghị cần có cơ chế, chính sách cụ thể để phát huy vai trò của cộng đồng, vận động người dân tham gia sâu, rộng vào các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường. Thúc đẩy thực hiện việc giám sát nhân dân với công tác bảo đảm nhiệm vụ, quy định về bảo vệ môi trường… GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh cho rằng, khi thực hiện được các mục tiêu này sẽ tạo cơ sở cho việc thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Quốc hội đề ra.

Những thách thức trong bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học
Phóng viên báo chí tác nghiệp tại hội thảo

"Việc thông qua Khung toàn cầu đa dạng sinh học sau năm 2020 (GBF) đã có những tác động nhất định đến việc huy động nguồn lực cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam. Điều này vừa tạo cơ hội khi Việt Nam là nước đang phát triển nên tiếp cận được nguồn hỗ trợ từ các nước phát triển song thách thức là phần kinh phí còn lại phải huy động được từ nguồn tài chính truyền thống. Hiện, tài chính cho đa dạng sinh học chủ yếu trong 1% chi cho bảo vệ môi trường và thực tế rất hạn chế.

Khảo sát tại các Vườn quốc gia chủ yếu chỉ đủ duy trì cho vận hành hành chính, tuần tra bảo vệ, còn bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, phát huy giá trị của Vườn quốc gia để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững thì chưa có nguồn lực thực hiện. Ngoài ra, các quốc gia cần huy động nguồn lực tài chính mới, như các tín chỉ đa dạng sinh học, tín dụng xanh, trái phiếu xanh...

Về nguồn lực cho đa dạng sinh học, dù văn bản rất quan trọng song thực tiễn đầu tư lại rất ít, chưa được quan tâm. Theo đánh giá của UNDP, chúng ta chỉ đáp ứng rất thấp cho đa dạng sinh học, chỉ khoảng 10%. Do đó, mục tiêu tham vọng nhưng nguồn lực không có nên khó thực hiện", bà Hoàng Thị Thanh Nhàn, Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn và Đa dạng sinh học, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết.

Đọc thêm

Hà Nội lên kế hoạch ứng phó với thiên tai Môi trường

Hà Nội lên kế hoạch ứng phó với thiên tai

TTTĐ - Vài năm gần đây, do biến đổi khí hậu nên trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc thường xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan, lốc xoáy, mưa giông, gió rật mạnh, mưa đá... Nhằm chủ động đề phòng và ứng phó với các loại hình thiên tai, thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch ứng phó và khắc phục hậu quả.
Tham gia thị trường tín chỉ các bon, phát huy lợi thế nông nghiệp Môi trường

Tham gia thị trường tín chỉ các bon, phát huy lợi thế nông nghiệp

TTTĐ - Tại phiên thảo luận sáng nay (29/5), ĐBQH Nguyễn Thị Lan (Hà Nội) cho rằng, nước ta cần tham gia tích cực vào thị trường tín chỉ các bon, từ đó tăng vị thế cạnh tranh của nông sản Việt, mang lại giá trị gia tăng cao trong sản xuất nông nghiệp.
Thừa Thiên-Huế: Người dân giao nộp cá thể động vật quý hiếm Xã hội

Thừa Thiên-Huế: Người dân giao nộp cá thể động vật quý hiếm

TTTĐ - Lực lượng kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa tiếp nhận một cá thể khỉ mặt đỏ và hai cá thể rùa sa nhân từ người dân tự nguyện giao nộp.
Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to Môi trường

Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển Hoàng Sa), vùng biển phía Đông của khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Đông Trường Sa), vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi đang có mưa rào và dông mạnh.
Ngày 28/5: Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối cục bộ có mưa to Môi trường

Ngày 28/5: Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối cục bộ có mưa to

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, chiều tối và đêm 28/5, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối có mưa rào và dông Môi trường

Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối có mưa rào và dông

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 27/5, khu vực Trung Bộ nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-38 độ C, có nơi trên 38 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-50%.
Hà Nội có mưa rào và dông trong hai ngày đầu tuần Môi trường

Hà Nội có mưa rào và dông trong hai ngày đầu tuần

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 27-28/5, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-38 độ C, có nơi trên 38 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-55%.
Niềm vui nhân đôi của Tê tê Java sau khi được giải cứu Môi trường

Niềm vui nhân đôi của Tê tê Java sau khi được giải cứu

TTTĐ - Hai cá thể tê tê Java được cứu hộ tại Trung tâm Cứu hộ động vật Vinpearl River Safari Nam Hội An - VinWonders Nam Hội An đã sinh sản thành công, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo tồn loài động vật quý hiếm này.
Lãnh đạo Hội An đề xuất lấy đất thừa nạo vét để trồng cây? Môi trường

Lãnh đạo Hội An đề xuất lấy đất thừa nạo vét để trồng cây?

TTTĐ - TP Hội An (tỉnh Quảng Nam) chuẩn bị triển khai một số dự án đầu tư công trên địa bàn,nhưng lại thiếu nguồn đất đắp do khan hiếm.
Kênh rạch TP HCM tràn ngập rác sau những ngày mưa Môi trường

Kênh rạch TP HCM tràn ngập rác sau những ngày mưa

TTTĐ - Chỉ còn vài ngày nữa là đến Lễ hội Sông nước TP HCM lần thứ 2, tuy nhiên theo ghi nhận, nhiều tuyến kênh rạch lớn trên địa bàn TP HCM, trong đó có cả những điểm chính sẽ diễn ra lễ hội đang chịu cảnh ngập trong rác, nhất là sau những trận mưa lớn.
Xem thêm