Tag

Nơi kết thúc của quần áo cũ

Nhìn ra thế giới 01/11/2023 07:00
aa
TTTĐ - Những hình ảnh vệ tinh chụp sa mạc Atacama của Chile cho thấy ngày càng nhiều núi quần áo cũ mọc lên khi ngành công nghiệp thời trang nhanh vẫn tồn tại. Trong nhiều năm, ngành thời trang nhanh luôn tăng trưởng nhưng dường như không ai quan tâm tới việc họ đang góp phần thải ra lượng lớn rác thải quần áo.
Núi quần áo bỏ đi nhìn từ trên cao tại sa mạc Atacama, Chile (Ảnh: Getty Images)
Núi quần áo bỏ đi nhìn từ trên cao tại sa mạc Atacama, Chile (Ảnh: Getty Images)

Trong núi quần áo bỏ đi ở Atacama, sa mạc khô hạn nhất thế giới, người ta có thể tìm thấy từ áo len cho tới giày trượt tuyết. Số quần áo bỏ đi ngày càng nhiều khiến Atacama bị ô nhiễm trầm trọng.

Theo thống kê, khoảng 59.000 tấn quần áo được chuyển đến cảng Iquique ở Chile mỗi năm. Trong số đó, khoảng 39.000 tấn được chuyển đến sa mạc Atacama.

Chile từ lâu đã là trung tâm của quần áo ế và quần áo cũ được sản xuất ở Trung Quốc hoặc Bangladesh, chuyển qua Châu Âu, Châu Á hoặc Mỹ rồi dừng chân ở Chile. Tại đây, quần áo được bán lại khắp Mỹ Latinh.

Một cựu nhân viên tại bộ phận nhập khẩu cảng Iquique cho biết, quần áo đến từ khắp nơi trên thế giới. Hầu hết chúng sẽ được xử lý nếu không thể bán lại trên khắp Mỹ Latinh.

Trên bãi rác quần áo ở sa mạc Atacama, không phải mọi loại đều bị vứt đi hẳn. Một số người nghèo trong khu vực có 300.000 dân này vẫn tới đây để tìm những đồ họ có thể dùng hoặc bán.

Nơi kết thúc của quần áo cũ
Nhiều người dân đến tìm những quần áo có thể dùng được hoặc bán (Ảnh: Getty)
Nhiều người dân đến tìm những quần áo có thể dùng được hoặc bán (Ảnh: Getty)

Những hình ảnh tương tự về những bãi rác trên núi tràn ngập quần áo gần Nairobi (Kenya) cũng gây chú ý vào đầu năm nay.

Vào thời điểm đó, các nhà điều tra ước tính có 300 triệu mặt hàng quần áo hư hỏng hoặc không bán được làm bằng vật liệu tổng hợp sẽ được đưa đến các bãi chôn lấp ở Kenya hoặc bị đốt cháy. Hay những bãi rác ở ngoại ô Accra - thủ đô Ghana cao đến 19m chỉ toàn quần áo. Nơi đây nổi tiếng như một biểu tượng của khủng hoảng thời trang nhanh.

Trong số 100 tấn quần áo cũ từ phương Tây chuyển tới chợ Kantamanto, thủ đô Accra của Ghana mỗi ngày, 30 - 40% kết thúc vòng đời ở bãi rác. Quốc gia Tây Phi này trở thành bãi rác khổng lồ của quần áo cũ không được tái sử dụng hoặc tái chế.

Kantamanto là chợ quần áo cũ lớn nhất ở Ghana, có diện tích khoảng 7ha, nằm ngay trung tâm thủ đô Accra. Khu chợ này xử lý khoảng 15 triệu sản phẩm may mặc mỗi tuần. Các nhà bán lẻ mua và phân loại những kiện quần áo nặng 55kg - hầu hết là hàng “deadstock” (quần áo được cất giữ trong nhà kho và phòng chứa hàng nhiều năm nhưng không bao giờ mặc) hoặc các mặt hàng được quyên góp cho tổ chức từ thiện, bỏ lại trong thùng tái chế. Ở đây, khoảng 6 triệu mặt hàng chất lượng tốt được bán hoặc tái chế trên thị trường mỗi tuần.

Theo Liên hợp quốc thời trang là ngành đứng thứ 2 về mức độ gây ô nhiễm môi trường, chỉ đứng sau dầu mỏ và chiếm từ 8 - 10% lượng khí carbon phát thải, nhiều hơn lượng phát thải từ các máy bay và tàu thủy cộng lại (Ảnh: Getty)
Theo Liên hợp quốc thời trang là ngành đứng thứ 2 về mức độ gây ô nhiễm môi trường, chỉ đứng sau dầu mỏ và chiếm từ 8 - 10% lượng khí carbon phát thải, nhiều hơn lượng phát thải từ các máy bay và tàu thủy cộng lại (Ảnh: Getty)

Trào lưu thời trang nhanh rất có hại cho môi trường. Thị trường thời trang nhanh ước tính trị giá hơn 106 tỷ USD vào năm 2022 và dự kiến sẽ đạt 185 tỷ USD vào năm 2027.

Theo báo cáo năm 2019 của Liên hợp quốc, số lượng quần áo ản xuất trên toàn cầu đã tăng gấp đôi từ năm 2000 tới 2014. Ngành sản xuất quần áo góp phần gây ra 20% lượng nước thải toàn cầu. Ví dụ, để sản xuất một chiếc quần jeans, người ta cần tới 7.500 lít nước.

Báo cáo trên cũng cho biết ngành sản xuất quần áo và giày dép xả ra 8% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu. Cứ mỗi giây trôi qua lại có lượng quần áo tương đương một xe tải chở rác bị đốt hoặc chôn.

Dù rác thải quần áo bị vứt lộ thiên hay chôn dưới đất, chúng đều gây ô nhiễm môi trường, thải ra chất ô nhiễm vào không khí hoặc mạch nước ngầm.

Bên cạnh đó, 8 - 10% lượng khí thải carbon trên thế giới là từ ngành công nghiệp thời trang. Năm 2018, ngành công nghiệp này được phát hiện là tiêu thụ nhiều năng lượng hơn so với ngành hàng không và vận chuyển cộng lại.

Ước tính cứ mỗi giây lại có một xe rác chứa quần áo được đốt và đưa đến bãi rác. Cho dù làm bằng vải tổng hợp hay được xử lý bằng hóa chất, quần áo cần tới 200 năm mới có thể phân hủy sinh học, chúng cũng độc hại không kém nhựa và lốp xe bỏ đi.

Bãi rác thời trang lớn nhất thế giới Bãi rác thời trang lớn nhất thế giới

TTTĐ - Sa mạc Atacama nằm ở phía Bắc Chile đang dần trở thành “bãi rác” có tốc độ tăng nhanh nhất thế giới cùng ...

Ô nhiễm “trắng” trên biển và đại dương: Nỗi lo không của riêng ai Ô nhiễm “trắng” trên biển và đại dương: Nỗi lo không của riêng ai

TTTĐ - Giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa - còn gọi là ô nhiễm “trắng” ở biên và đại dương đang là vấn đề ...

Thúc đẩy các giải pháp tái chế rác thải nhựa ở các nước Đông Nam Á Thúc đẩy các giải pháp tái chế rác thải nhựa ở các nước Đông Nam Á

TTTĐ - Ngày 1/3, Thử thách Tái chế rác thải nhựa Đông Nam Á đã kết thúc sau 5 tháng làm việc nhằm hỗ ...

Đọc thêm

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112% Nhìn ra thế giới

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%

TTTĐ - Cuba đầu tư cho ngành “công nghiệp không khói” chiếm 36,5% trong tổng số 43,120 tỷ peso (1,796 tỷ USD) ngân sách dành cho phát triển trong nửa đầu năm nay.
Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội Thế giới 24h

Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội

Các chuyên gia ở Mỹ Latinh đã bày tỏ lòng tiếc thương, nêu bật vai trò, đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954 Nhìn ra thế giới

Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội, Hiệp định Geneva về hòa bình cho Việt Nam năm 1954 là thắng lợi đầu tiên và vô cùng quan trọng của ngành ngoại giao Việt Nam; tạo tiền đề, cơ sở pháp lý cho cuộc kháng chiến lâu dài của Nhân dân Việt Nam.
Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách Nhìn ra thế giới

Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách

TTTĐ - Mùa hè này, quốc đảo Singapore sẽ mang đến hàng loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách đến từ khắp nơi trên thế giới.
Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới Nhìn ra thế giới

Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới

TTTĐ - Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới.
Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng Nhìn ra thế giới

Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng

TTTĐ - Theo Hội đồng Vàng Thế giới, dự trữ vàng của các Ngân hàng Trung ương dự kiến sẽ tăng trong năm tới mặc dù giá vàng cao.
Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng Nhìn ra thế giới

Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng

Sáng 2/6, tàu Thường Nga-6 (Chang'e-6) đã hạ cánh xuống phần tối của Mặt Trăng, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại tiến hành thu thập mẫu vật.
Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài Nhìn ra thế giới

Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài

Hàn Quốc sẽ cần khoảng 62.000 lao động thời vụ người nước ngoài để đáp ứng tình trạng thiếu nhân lực khu vực nông thôn trong mùa cao điểm.
Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển Nhìn ra thế giới

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển

Vừa qua, tại La Habana, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã hội kiến với đồng chí Miguel Diaz-Canel, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba.
Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế Nhìn ra thế giới

Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel khẳng định nước này đang rất nỗ lực để đảm bảo lương thực cho người dân, giữa vô vàn khó khăn về kinh tế, bao gồm cả những trở ngại do bị bao vây cấm vận.
Xem thêm