Tag

“Nóng" tình trạng buôn lậu ở biên giới Tây Nam và "mưu ma chước quỷ" của giới buôn lậu (Kỳ 1)

Phóng sự 21/12/2016 12:02
aa
TTTĐ - Thời điểm này, mực nước tại các huyện đầu nguồn sông Cửu Long đã rút dần, hàng lậu theo các đường tiểu ngạch, băng qua cánh đồng hoặc bằng đường thuỷ trên tuyến sông, kênh rạch (ranh giới tự nhiên giữa Việt Nam và Campuchia) tuồn vào Việt Nam.

“Nóng

Hàng lậu được vận chuyển bằng đường thuỷ lẫn bộ

Hàng lậu được vận chuyển bằng đường thuỷ lẫn bộ.

“Điểm nóng hàng lậu”

Nhiều năm nay, xã Thường Thới Hậu B (huyện Hồng Ngự) được xem là điểm nóng buôn lậu, vận chuyển hàng lậu của tỉnh Đồng Tháp. Hàng lậu được vận chuyển bằng xe máy về tập kết tại các kho hàng ở thị xã Hồng Ngự chỉ cách đó chừng khoảng 10km, hoặc chuyển đi Cao Lãnh, các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long...

Vừa qua cầu Sở Thượng, PV rẽ trái theo tuyến đường bê tông vào xã Thường Thới Hậu B, đã chứng kiến từng tốp thanh niên chạy xe máy với tốc độ cao, mỗi xe chở từ 2 - 4 cục thuốc lá (chủ yếu là Jet, Hero, mỗi cục 25 cây thuốc)...

Một công an viên xã Thường Thới Hậu B cho biết: “Những nài thuốc chạy xe với tốc độ cao trên đường chủ yếu là những người chở thuê, ăn tiền theo chuyến.

Mỗi chuyến chở từ 2 - 4 cục (mỗi cục 25 cây thuốc lá lậu), nếu đưa về Hồng Ngự trót lọt được chủ hàng trả từ 20.000 - 40.000đ. Phương tiện vận chuyển, chi phí xăng xe, ăn uống... đều được các chủ hàng bao trọn gói”.

Từ đầu năm 2016 đến nay, Công an xã Thường Thới Hậu B đã phối hợp cùng với lực lượng Công an huyện Hồng Ngự, Đồn Biên phòng Cầu Muống, Hải quan bắt 43 vụ, 12.257 gói thuốc lá lậu, 10.725kg đường cát Thái Lan.


“Nóng

Kho hàng lậu của các chủ hàng bên biên giới Campuchia, giáp với huyện Hồng Ngự.

Nhưng các chủ hàng, nài... luôn thay đổi phương thức hoạt động, không theo bất kỳ quy luật nào nhằm mục đích đối phó với lực lượng chức năng đưa hàng từ bên kia biên giới vào sâu trong nội địa.

Khi nào chủ hàng bên Việt Nam cần, các nài vận chuyển hàng lậu từ các kho hàng của xã Cách Cô (huyện Piên Chô, tỉnh Pray Veng, Campuchia) qua sông cặp bờ Việt Nam. Nếu gặp lực lượng cắm chốt làm nhiệm vụ, những đối tượng vận chuyển đai vác hàng lậu chạy băng qua đồng ruộng khoảng vài trăm mét để né chốt.

Khi cặp vào đường bê tông, hàng lậu được các nài chạy xe máy chờ sẵn nhận hàng, chở trên tuyến đường khoảng hơn 10km về thị xã Hồng Ngự hoặc trung chuyển đi các nơi khác tuồn sâu vào nội địa.

“Vào đợt cao điểm như các dịp cận Tết, hút hàng, mỗi đêm luôn có người khoảng 15 - 20 người đai vác hàng lậu từ đêm đến sáng. Đêm nào nhiều, có người được trả ít thì 400-500.000đ, nhiều đến 700.000-800.000đ nên họ bất chấp”, một cán bộ phụ trách chống buôn lậu tại xã Thường Thới Hậu B nói.

Và anh cho biết thêm: “Trước đây, các chủ kho hàng bên biên giới chủ yếu bán hàng vào ban ngày. Từ ngày lập chốt kiểm tra thì họ chuyển sang bán ban đêm. Vào những đợt cao điểm, bên Việt Nam hút hàng thì hàng lậu được vận chuyển rầm rầm.

Việc đóng chốt đã hạn chế các nài thuốc chạy xe với tốc độ cao, ít gây tai nạn và phần nào làm giảm tình trạng vận chuyển hàng lậu chứ không thể chống nổi vì lực lượng rất mỏng”.

Đi dọc theo con đường bêtông tại ấp 1 (xã Thường Thới Hậu B), nhìn qua dòng sông Sở Thượng, ranh giới của Việt Nam và Campuchia, PV nhìn thấy hàng loạt kho hàng lậu, ghe hàng đầy ắp đường Thái Lan, thuốc lá... đậu cặp bờ dòng sông phía bạn.


“Trên tuyến đường nông thôn, dọc theo sông Sở Thượng của nước bạn thuộc các ấp 5 và 6 (xã Cách Cô, Campuchia), có rất nhiều kho hàng lậu với các mặt hàng như: đường cát, thuốc lá, gỗ, mỹ phẩm...

Những kho hàng này do các chủ người Việt có hộ khẩu tại Hồng Ngự như: kho bà Phượng, kho của Sỹ hoặc bà Thu người Việt lấy chồng Campuchia và kho của Vương - người Campuchia. Đủ tất cả các mặt hàng lậu, các chủ hàng lậu chỉ cần mang tiền sang mua và vận chuyển bằng đường sông về cặp bờ Việt Nam để đưa vào nội địa.

“Nóng

Hàng lậu được vận chuyển bằng đường thủy bị cơ quan chức năng bắt giữ.

Các kho hàng lậu này, bên đất Camphuchia đều được xem là hợp pháp. Mỗi ngày, hàng chục người vận chuyển hàng lậu bằng các xuồng nhỏ dập dìu qua sông. Cao điểm, hàng lậu được vận chuyển từ 5h sáng đến tận 2-3h sáng hôm sau”, Hùng, một nài hàng lậu đã giải nghệ, dẫn đường cho chúng tôi nói khi chỉ sang các kho hàng lậu của phía bạn.

Hiện nay, thuốc lá lậu bán bên biên giới được quy đổi từ USD sang tiền Việt Nam. Cụ thể, Jet có giá 155.000đ, Hero 125.000đ, Colt 106.000đ mỗi cây 10 gói…

“Các chủ hàng chủ kho bán thuốc lá chỉ nhận giao dịch bằng USD, chứ không giao dịch bằng tiền Việt Nam. Thuốc lá lậu được chuyển về Hồng Ngự, thay đổi giá chênh lệch từ 5.000 - 10.000đ/cây.

Chặn ban ngày thì bán hàng lậu ban đêm

Huyện Thanh Bình và Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp), nơi có tuyến quốc lộ 30 đi ngang và cũng là tuyến đường huyết mạch, trung chuyển hàng lậu từ Hồng Ngự về Cao Lãnh và đi các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long…

“Các đối tượng vận chuyển hàng lậu thường thay đổi thời gian hoạt động, nhưng chủ yếu hoạt động rầm rộ vào khoảng 2-3 giờ sáng. Có đêm, lực lượng công an bắt giữ cả chục vụ, vận chuyển theo từng tốp chạy xe máy với tốc độ cao trên quốc lộ 30.

Qua làm việc, các đối tượng thừa nhận vận chuyển thuốc lá ngoại từ thị xã Hồng Ngự về TP. Cao Lãnh tiêu thụ”, một cán bộ công an cho hay.

Những ngày đi thực tế tại Đồng Tháp, An Giang, chúng tôi tận mắt chứng kiến hàng lậu (chủ yếu là thuốc lá) được các nài vận chuyển công khai lưu thông trên quốc lộ 30 (từ Hồng Ngự đi Cao Lãnh); quốc lộ 91 (từ Châu Đốc đi Long Xuyên)…

Tại khu vực cửa khẩu Thường Phước (huyện Hồng Ngự), hàng ngày có hàng chục nài, lén lút sang biên giới bằng đường tiểu ngạch mua thuốc lá từ các kho hàng, cách trường gà Thường Phước (Campuchia), chỉ khoảng 200m và vận chuyển thuốc lá vào nội địa tiêu thụ.

Khu vực chợ Gò Tà Mâu (Campuchia) giáp với phường Vĩnh Ngươn (TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang), hàng lậu được chất lên các ghe lớn, nối đuôi nhau theo tuyến kênh chờ tuồn vào nội địa và nhanh chóng được các nài thuốc lá đưa lên xe máy tẩu tán, cất giữ tại các kho hàng ở Châu Đốc.


“Nóng

Kho hàng ngay bến đò Cách Cô, hàng lậu lên vỏ lãi xâm nhập vào Việt Nam.

Theo 1 lãnh đạo Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh An Giang, tại Châu Đốc, hàng hoá tập trung nhỏ lẻ, rải rác dọc đường rồi được vận chuyển bằng môtô chạy với tốc độ cao hoặc gửi xe khách vận chuyển từ Châu Đốc, Châu Phú về Long Xuyên hoặc đi các tỉnh tiêu thụ.

Lực lượng Cảnh sát kinh tế phối hợp chặt chẽ với Cảnh sát giao thông, Cảnh sát đường thuỷ và các lực lượng chống buôn lậu đã phát hiện, bắt giữ hàng loạt phương tiện, đối tượng vi phạm.

Sau khi đường dây buôn lậu của “Tỷ đường” và các đường dây lớn khác bị triệt phá, tình hình buôn lậu qua biên giới An Giang giảm. Các đối tượng chuyển sang hoạt động theo hướng Long An, Tây Ninh… và chuyển đổi phương thức hoạt động, không có điểm tập kết hàng cố định với số lượng lớn mà nằm rải rác dọc biên giới.

“Khi lực lượng phát hiện bắt giữ hàng hoá thì các đối tượng la ó, tìm cách giật lại hàng. Trên địa bàn An Giang đã xảy ra nhiều vụ chống người thi hành công vụ đối với lực lượng Biên phòng và Hải quan, QLTT. Khi lực lượng bắt giữ hàng lậu, các đối tượng cướp lại hàng buộc lực lượng chức năng phải bắn chỉ thiên mới khống chế được.

Trong quá trình làm nhiệm vụ, khi có vụ việc đột xuất, các lực lượng chống buôn lậu luôn phối hợp, ra quân với lực lượng áp đảo, kịp thời khống chế đối tượng manh động”, vị lãnh đạo này nói.

Sau khi đưa thuốc lá xâm nhập vào Việt Nam, có người giao tại Hồng Ngự, Tam Nông hoặc Cao Lãnh. Có người giao tận ngã ba An Thái Trung tỉnh Tiền Giang. Lúc này, giá mỗi cây thuốc được đẩy lên từ 20.000 - 50.000đ, tuỳ theo chặng đường dài hay ngắn”, Hùng nói.


Nhóm PV

Tin liên quan

Đọc thêm

Nhân lên tình yêu Tổ quốc từ cột mốc Trường Sa trên đất liền Xã hội

Nhân lên tình yêu Tổ quốc từ cột mốc Trường Sa trên đất liền

TTTĐ - Cột mốc Trường Sa Đông do cựu lính đảo Trần Văn Xuất xây dựng trên đất liền, không chỉ là cầu nối cho các đồng đội của ông có cơ hội trùng phùng mà còn là một biểu tượng giáo dục cho các thế hệ trẻ về tình yêu với biển đảo của Tổ quốc.
Anh hùng thời chiến, sẻ chia, tận tâm giữa thời bình Phóng sự

Anh hùng thời chiến, sẻ chia, tận tâm giữa thời bình

TTTĐ - Dưới khói lửa đạn bom, người lính Hà Huy Khánh đã từng hiên ngang xông pha nơi chiến trường, cùng đồng đội chiến đấu giành lại non sông gấm vóc. Khi tiếng súng đã không còn nữa, hòa bình trở về trên những nẻo đường, phẩm chất cao đẹp của người lính năm xưa vẫn được gìn giữ và phát huy.
Ký ức về chuyến tàu đặc biệt và hành trình vượt sóng Phóng sự

Ký ức về chuyến tàu đặc biệt và hành trình vượt sóng

TTTĐ - Gần 20 năm gắn bó tờ báo Tuổi trẻ Thủ đô, từ phóng viên thời sự rồi đến Trưởng ban, với tính chất công việc đặc thù lĩnh vực thời sự, tôi may mắn được đặt chân đến các vùng miền Tổ quốc, gặp biết bao gương mặt với những câu chuyện riêng… Kỷ niệm nhớ nhất, đau đáu trong tim là chuyến tác nghiệp, thăm chúc Tết các Nhà giàn DK1, nằm ở vùng biển phía Nam của Tổ quốc dịp cuối năm 2013.
Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên Phóng sự

Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên

TTTĐ - 29 hộ dân làng chài miền Tây sống lênh đênh, trôi nổi như được “hồi sinh” giữa đại ngàn Tây Nguyên khi được Nhà nước cấp đất, hỗ trợ nơi ở ổn định trên đất liền.
Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu Phóng sự

Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu

TTTĐ - Tiếng chuông chùa ngân vang giữa sóng nước Trường Sa, càng giúp mỗi người cảm nhận sâu sắc hơn về chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Những ngôi chùa ở quần đảo này chính là điểm tựa tâm linh, góp phần khẳng định, mỗi tấc đất, ngọn sóng đều thấm đẫm khát vọng chinh phục thiên nhiên, khát vọng độc lập tự chủ của người dân đất Việt.
Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả Phóng sự

Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả

TTTĐ - Đến với Trường Sa, ngoài được chứng kiến, nghe nhiều câu chuyện can trường của người lính đảo, chúng tôi còn được ngắm nhìn những bông hoa bàng vuông, cây mù u, phong ba, bão táp, cây tra xanh rì, mạnh mẽ vươn mình giữa nắng gió biển cả. Những loài cây di sản này như biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của người lính đảo nơi đây.
Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt Phóng sự

Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt

TTTĐ - Trong suốt hơn 30 năm nay, ngọn hải đăng đảo Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường Sa vẫn luôn sừng sững giữa vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Không chỉ ngày đêm chiếu sáng, soi đường dẫn lối cho tàu thuyền qua lại an toàn mà hải đăng còn đánh dấu tọa độ, làm điểm tựa cho ngư dân khi ra biển Đông đánh bắt hải sản, là cột mốc khẳng định chủ quyền biển, đảo của đất nước Việt Nam.
Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Xem thêm