Tag

“OCOP Thường Tín” nắm bắt cơ hội, lan tỏa thương hiệu

Nông thôn mới 17/10/2022 11:56
aa
TTTĐ - Thường Tín là một trong hai huyện ngoại thành đầu tiên của TP Hà Nội có điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Đây là điều thuận lợi giúp Thường Tín có thêm cơ hội quảng bá các sản phẩm là lợi thế của địa phương, giúp nâng cao thu nhập cho người dân, tạo điều kiện mở rộng và phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất làng nghề, thúc đẩy khởi nghiệp doanh nghiệp ở khu vực nông thôn.
Công bố các quyết định về công tác cán bộ tại huyện Thường Tín và Thanh tra TP Hà Nội Xây dựng huyện Thường Tín thành quận: Bắt đầu từ Nông thôn mới kiểu mẫu Thường Tín thành lập mô hình “Tổ liên gia an toàn phòng cháy và chữa cháy”

Hàng trăm sản phẩm OCOP từ 3 - 4 sao

Thực hiện Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, huyện Thường Tín đã tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, đã có hàng trăm sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng từ 3 đến 4 sao.

Lãnh đạo TP và huyện thăm gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của huyện Thường Tín
Lãnh đạo TP và huyện thăm gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của huyện Thường Tín

Huyện Thường Tín hiện có 11 cụm công nghiệp với hàng nghìn doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, thủ công nghiệp; Có 126 làng có nghề, trong đó 49 làng nghề được UBND TP công nhận làng nghề truyền thống.

Cùng với đó, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được quan tâm đầu tư phát triển theo hướng hiện đại, bền vững. Trên địa bàn huyện đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với 15 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, 14 mô hình liên kết “bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp.

Nhận thấy rõ ý nghĩa quan trọng của việc thực hiện chương trình OCOP, UBND huyện đã ban hành kế hoạch triển khai đồng bộ đến các xã, thị trấn; Chỉ đạo xây dựng thương hiệu ở nhóm thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ… là những sản phẩm thế mạnh ở địa phương, đã có thương hiệu và đang tích cực xây dựng và phát triển thương hiệu.

Tại Hợp tác xã Sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà xã Ninh Sở, trên diện tích canh tác 1,1ha, đơn vị đã đầu tư 5 tỷ đồng xây dựng hệ thống nhà màng, tưới phun tự động, kho lạnh, kho bảo quản, sơ chế rau, củ theo tiêu chuẩn VietGap.

Giám đốc Hợp tác xã Bùi Thị Thanh Hà cho biết, với 30 sản phẩm rau các loại được UBND thành phố Hà Nội công nhận sản phẩm OCOP 4 sao, mỗi ngày, đơn vị cung ứng ra thị trường khoảng 300kg rau mầm và rau baby (rau thu hoạch non) như: Cải ngọt, cải mơ, cải bó xôi, xà lách... doanh thu đạt 3 tỷ đồng/ha/năm và tạo việc làm cho 20 lao động.

Sản phẩm OCOP của HTX Sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà
Sản phẩm OCOP của HTX sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà

Theo ông Từ Đức Mạnh - Trưởng phòng Kinh tế huyện, bám sát tình hình thực tế địa phương, huyện đã có nhiều giải pháp phát triển sản phẩm OCOP, hằng năm huyện tổ chức các hội nghị, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị nhằm làm rõ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chương trình OCOP gắn với xây dựng Nông thôn mới nâng cao; Đồng thời, đa dạng hoá hình thức truyền thông, trên các phương tiện thông tin đại chúng…

Trong năm 2021, khắc phục ảnh hưởng của dịch COVID-19, huyện Thường Tín đã thực hiện có hiệu quả việc xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP với nhiều hình thức: Giới thiệu 32 sản phẩm làng nghề tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp thành phố năm 2021.

UBND huyện phối hợp Sở Công thương Hà Nội tổ chức Chương trình kết nối mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững làng nghề truyền thống thành phố Hà Nội năm 2021; Khai trương Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm tiềm năng, sản phẩm nông nghiệp an toàn trên địa bàn huyện tại chợ Vồi; Kết nối sản phẩm OCOP vào các trung tâm thương mại, siêu thị lớn, các điểm bán hàng OCOP trong và ngoài thành phố; Triển khai chương trình phát triển thương mại điện tử đối với sản phẩm OCOP...

Đến nay, huyện Thường Tín đã có 103 sản phẩm OCOP được đánh giá, xếp hạng từ 4 sao, tập trung ở nhóm thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, mặt hàng trang trí... Trong năm 2021, huyện dự kiến có từ 30 đến 50 sản phẩm tham gia được thành phố đánh giá, phân hạng, công nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.

Sẽ có thêm nhiều sản phẩm OCOP thương hiệu “Thường Tín”

Tại Lễ khai trương điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Thường Tín ngày 15/10 vừa qua, ông Bùi Công Thản, Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín chia sẻ, trong triển khai thực hiện OCOP, nhằm nâng cao giá trị sản xuất và tạo thương hiệu cho sản phẩm, huyện Thường Tín là một trong những địa phương đi đầu TP về số lượng sản phẩm, với 152 sản phẩm được đánh giá, phân hạng và hàng trăm sản phẩm tiềm năng OCOP, đang xây dựng OCOP...

Việc mở điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm có thế mạnh của địa phương nhằm giúp các làng nghề, cơ sở sản xuất mở rộng cơ hội phát triển thị trường.

Sản phẩm sơn mài tham gia đánh giá, phân loại
Sản phẩm sơn mài tham gia đánh giá, phân loại

"Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục kết nối, đưa nhiều sản phẩm OCOP về điểm giới thiệu và bán sản phẩm để phục vụ người tiêu dùng Thủ đô. Đồng thời, huyện sẽ phát triển thêm các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện để Chương trình OCOP có ý nghĩa thiết thực đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất và người tiêu dùng", ông Bùi Công Thản chia sẻ.

Được biết, UBND huyện Thường Tín sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, trực tiếp là Phòng Kinh tế đẩy mạnh phối hợp với các xã, thị trấn tuyên truyền, khuyến khích, hướng dẫn các doanh nghiệp, Hợp tác xã, cơ sở sản xuất tham gia chương trình OCOP; Tăng cường mở các lớp tập huấn xây dựng các sản phẩm OCOP, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa các sản phẩm OCOP; Tiếp tục xây dựng điểm giới thiệu, bán hàng; Tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại trong và ngoài TP Hà Nội.

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, chương trình OCOP của huyện Thường Tín tin tưởng rằng địa phương này sẽ tiếp tục đạt được những kết quả mới, góp phần nâng tầm giá trị sản phẩm hàng hóa nông sản và các sản phẩm làng nghề truyền thống; Từ đó tăng thu nhập cho người sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu đưa huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm