Tag

“Ơn nghĩa sinh thành” là tiếng lòng chạm đến trái tim mỗi người

Văn học - Nghệ thuật 14/08/2024 09:04
aa
TTTĐ - Mỗi câu chuyện âm nhạc trong chương trình nghệ thuật "Ơn nghĩa sinh thành" là một tiếng lòng chạm đến trái tim của mỗi người. Đây là nhận xét của nhiều khán giả và cũng là điều khiến họ luôn háo hức chờ đợi đến ngày chương trình diễn ra khi mỗi mùa Vu lan về.
Hồ Quỳnh Hương mong làm người nhà với khán giả "Ơn nghĩa sinh thành" Dùng ca từ lan tỏa thông điệp hiếu hạnh về “Ơn nghĩa sinh thành”

Tiếp nối thành công của năm 2022 và 2023, chương trình nghệ thuật đặc biệt báo hiếu cha mẹ trong mùa Vu lan với chủ đề “Ơn nghĩa sinh thành" 2024 sẽ diễn ra lúc 20h10 ngày 15/8 tại địa điểm quen thuộc: Cung Văn hóa Lao động Hữu Nghị Việt - Xô (Số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Rất nhiều khán giả, đặc biệt là các bạn trẻ đang háo hức chờ đến giờ "G".

Bạn Nguyễn Hoàng Anh, sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết: “Mình biết đến chương trình “Ơn nghĩa sinh thành” qua các phương tiện truyền thông và rất háo hức mong chờ đến ngày diễn ra. Năm 2023, mình xem chương trình qua sóng truyền hình và thực sự xúc động với từng câu chuyện được kể”.

Ấn tượng với chương trình nghệ thuật đặc biệt này nên năm nay Hoàng Anh đã tìm hiểu và theo dõi chương trình qua báo Tuổi trẻ Thủ đô từ sớm. Cô gái trẻ rất háo hức chờ đến tối 15/8 để được thưởng thức chương nghệ thuật đặc biệt gồm 3 chương: “Ngày xưa yêu dấu”, “Công cha nghĩa mẹ” và “Lời nguyện cầu”. Bên cạnh đó, Hoàng Anh và các khán giả khác cũng được thưởng thức hoạt cảnh “Một đời gồng gánh” và bài hát “Đường về nhà” với phần dàn dựng của Đạo diễn Mai Thanh Tùng, đặc biệt là phần thể hiện lời bình trầm ấm, truyền cảm của NSND Lê Chức.

“Ơn nghĩa sinh thành” là tiếng lòng chạm đến trái tim mỗi người
Một tiết mục trong chương trình nghệ thuật "Ơn nghĩa sinh thành" năm 2023

“Mình được biết, trên khung nền cố định về kết cấu của chương trình, năm nào Ban tổ chức cũng mang đến những điểm mới mẻ để thu hút khán giả; đồng thời tăng thêm sức nặng và hiệu quả của việc lan tỏa đạo hiếu, sự biết ơn, lòng nhân nghĩa tới toàn xã hội. Vì thế, mình tin, chương trình sẽ mang đến những cảm xúc sâu lắng, thực sự chạm đến trái tim của mỗi người”, Hoàng Anh chia sẻ.

Nhiều năm nay, chị Nguyễn Kim Huyền (Hoàn Kiếm, Hà Nội) luôn là khán giả trung thành của chương trình “Ơn nghĩa sinh thành”. Ấn tượng với cách tổ chức bài bản, dàn dựng công phu, năm nay, chị Huyền tìm đọc thông tin về chương trình từ sớm để biết những điểm mới.

Chị Huyền cho biết, điều khiến chị háo hức mong chờ không chỉ là các tiết mục nghệ thuật đặc sắc mà cả phần giao lưu với các bạn trẻ tại "Ơn nghĩa sinh thành" 2024. Đó là nhóm thanh niên phục chế miễn phí hàng trăm ảnh chân dung liệt sĩ và nhóm bạn trẻ chắt chiu từng chút một, mang "mái ấm 0 đồng" cho người vô gia cư ở Hà Nội.

“Ơn nghĩa sinh thành” là tiếng lòng chạm đến trái tim mỗi người
Khán giả xúc động khi xem chương trình nghệ thuật "Ơn nghĩa sinh thành"

“Đôi khi lời yêu thương cha mẹ lại rất khó thể hiện, dù từ sâu thẳm đáy lòng, những đứa con muốn nói câu ấy hàng ngàn, hàng vạn lần. Khi chúng ta trưởng thành có đứa con của riêng mình càng thấu hiểu thế nào là "có nuôi con mới thấu lòng cha mẹ”. Cảm ơn chương trình “Ơn nghĩa sinh thành” đã dùng lời ca, tiếng hát gửi gắm tình cảm yêu thương đó đến những người cha, người mẹ. Cảm ơn chương trình đã nhắc nhở tôi sống hiếu hạnh, quan tâm nhiều hơn đến cha mẹ”, chị Huyền tâm sự.

Với anh Nguyễn Tiến Tuấn (Long Biên, Hà Nội) "Ơn nghĩa sinh thành” truyền tải đến mọi người một thông điệp vô cùng ý nghĩa đó là tri ân, ghi nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, hướng về gia đình. Mỗi câu chuyện âm nhạc trong chương trình nghệ thuật "Ơn nghĩa sinh thành" là một tiếng lòng chạm đến trái tim của mỗi người. Vì vậy, anh và người thân dành rất nhiều tình cảm cho chương trình nghệ thuật đặc biệt này.

“Năm nay, với sự đổi mới nội dung, tôi tin "Ơn nghĩa sinh thành" càng lan tỏa giá trị nhân văn về đạo hiếu, lòng biết ơn. Đây là chương trình nghệ thuật rất đáng trông đợi”, anh Tiến Tuấn chia sẻ.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt báo hiếu cha mẹ trong mùa Vu lan với chủ đề “Ơn nghĩa sinh thành” sẽ diễn ra lúc 20h10 ngày 15/8/2024 tại Cung Văn hóa Lao động Hữu Nghị Việt - Xô (Số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Chương trình do báo Tuổi trẻ Thủ đô, Công ty Cổ phần Quảng cáo Truyền thông Oscar (Oscar Media), Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội phối hợp thực hiện, được truyền hình trực tiếp trên kênh H1 - Đài Phát thanh & Truyền hình Hà Nội và 10 kênh Truyền hình cả nước.

Đọc thêm

Tổng Đạo diễn Phạm Hoàng Giang sẽ tái hiện 70 năm kiêu hùng của Thủ đô Văn hóa

Tổng Đạo diễn Phạm Hoàng Giang sẽ tái hiện 70 năm kiêu hùng của Thủ đô

TTTĐ - Phạm Hoàng Giang hạnh phúc khi được làm Tổng đạo diễn chương trình khai mạc “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” với chủ đề “Dấu son Hà Nội”.
Giới thiệu di sản độc đáo của Hà Nội tới TP Hồ Chí Minh Văn hóa

Giới thiệu di sản độc đáo của Hà Nội tới TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Trong khuôn khổ chương trình “Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức trưng bày chuyên đề “Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản cho mai sau” và Trưng bày “Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tinh hoa đạo học Việt Nam” tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh.
"Người hát ả đào" - vở diễn mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô Văn hóa

"Người hát ả đào" - vở diễn mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - “Người hát ả đào” là vở diễn chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô của Nhà hát Chèo Hà Nội.
Huyện Đông Anh giành giải Nhất Đại sứ Văn hóa đọc Hà Nội 2024 Văn học - Nghệ thuật

Huyện Đông Anh giành giải Nhất Đại sứ Văn hóa đọc Hà Nội 2024

TTTĐ - Với phần dự thi được đầu tư công phu cả hình thức và nội dung, đội đến từ huyện Đông Anh đã xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội năm 2024.
Lân Sư Rồng sẽ thành Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia? Văn học - Nghệ thuật

Lân Sư Rồng sẽ thành Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia?

TTTĐ - UBND TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản đề nghị Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xem xét đưa nghệ thuật Lân Sư Rồng - một hình thức nghệ thuật trình diễn đặc trưng của người Hoa tại TP Hồ Chí Minh vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.
Cuộc thi “Nhịp sống trẻ” - cơ hội cho tài năng nhảy hiện đại Văn hóa

Cuộc thi “Nhịp sống trẻ” - cơ hội cho tài năng nhảy hiện đại

TTTĐ - Ngày 20/8, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội thông tin về Cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” - Hà Nội lần thứ II, năm 2024.
Viết về "người nối quá khứ với tương lai" Văn học - Nghệ thuật

Viết về "người nối quá khứ với tương lai"

TTTĐ - Nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh đã viết bài thơ tặng Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam Trần Kim Hoa - một trong những người góp công sức tôn tạo và lưu giữ hình ảnh trường dạy làm báo đầu tiên của nước ta.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Mốc son lịch sử Văn hóa

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Mốc son lịch sử

TTTĐ - “Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Mốc son lịch sử” là trưng bày chuyên đề chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2024) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024) do Thư viện Hà Nội tổ chức.
Cuốn sách kỉ niệm 136 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng Văn học - Nghệ thuật

Cuốn sách kỉ niệm 136 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng

TTTĐ - Nhân dịp kỉ niệm 136 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2024), Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng đã tái bản cuốn sách “Người cập rằng hầm xay lúa” do nhà văn Nguyễn Công Hoan kể, họa sĩ Mai Long vẽ minh họa.
Triển lãm “Thủ đô Hà Nội phát triển - đổi mới - hội nhập” Văn học - Nghệ thuật

Triển lãm “Thủ đô Hà Nội phát triển - đổi mới - hội nhập”

TTTĐ - Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Hội Nhà báo Thành phố phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm ảnh “Thủ đô Hà Nội phát triển - đổi mới - hội nhập”.
Xem thêm