Phần Lan tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 cho chồn
Loại vắc-xin được sử dụng là loại vắc-xin đang thử nghiệm được cấp phép tạm thời. Vì chưa được thử nghiệm lâm sàng nên vắc-xin này chưa được phân phối thương mại và chỉ được sử dụng tại 1.000 trang trại lông thú ở Phần Lan dưới sự theo dõi nghiêm ngặt.
“Chúng tôi đã chuẩn bị khoảng nửa triệu liều vắc-xin, đủ để tiêm phòng cho các con chồn nâu hai lần”, ông Jussi Peura, Giám đốc nghiên cứu tại Hiệp hội chăn nuôi động vật lấy lông Phần Lan chia sẻ.
Tại Phần Lan, chồn nâu được nuôi để lấy lông. Loài động vật này có khả năng mắc Covid-19 cao và được xác định có nguy cơ lây virus cho con người.
Trước đó Đan Mạch đã phải tiêu hủy khoảng 17 triệu con chồn ở nước này, sau khi phát hiện chủng đột biến của virus SARS-CoV-2 tại các trang trại nuôi chồn.
![]() |
Phần Lan sẽ tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 cho chồn (Ảnh: Euronews) |
Mới đây, các chuyên gia y tế hàng đầu Trung Quốc cũng đã kêu gọi xét nghiệm virus SARS-CoV-2 rộng hơn ở động vật hoang dã để ngăn nguy cơ lây nhiễm chéo, dẫn đến hình thành biến thể nguy hiểm mới.
Ông Gao Fu - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Trung Quốc chỉ ra rằng một số loài động vật dễ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 và khả năng virus biến đổi trong cơ thể chúng, chẳng hạn như loài chồn vizon, là mối đe doạ lớn đối với sức khoẻ cộng đồng nếu như chúng lây truyền ngược trở lại cho con người.
Trên thực tế, cho đến nay, đã có 11 loài được xác định đã nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có hổ, sư tử, khỉ đột, báo tuyết và chồn vizon. 14 loài khác được xác định có khả năng bị nhiễm qua các thí nghiệm nghiên cứu.
Virus lây lan ở loài hươu đuôi trắng tại Mỹ cũng cho thấy nguy cơ virus có thể đột biến và truyền sang động vật khác trước khi quay trở lại con người. Kể từ khi Covid-19 bùng phát, nhiều loài động vật hoang dã khác có thể đã nhiễm virus thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc không trực tiếp với hươu đuôi trắng.
Một nghiên cứu của chính phủ Mỹ gần đây ở loài hươu hoang dã tại một số bang trong thời gian từ tháng 1/2020 và tháng 3/2021 cho thấy gần 1/3 cá thể hươu có dấu vết kháng thể, mặc dù không ghi nhận triệu chứng của bệnh.
Trước đó, các bằng chứng nghiên cứu đề xuất khả năng virus MERS đã lưu truyền trong loài lạc đà ít nhất hai thập kỷ trước khi phát hiện ca nhiễm ở người.
![]() |
![]() |
![]() |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Sống sót kỳ diệu sau gần 2 tuần lênh đênh trên biển

Cặp đôi chụp ảnh cưới cạnh núi rác

Một học sinh sống sót trong rừng hơn 1 tuần nhờ ăn lá cây, uống nước suối

Thị trấn Tây Ban Nha bị đàn quạ tấn công như phim kinh dị

Nghiện trà sữa có thể liên quan đến trầm cảm ở thanh niên

Thả muỗi để chống sốt xuất huyết

Máy bay cất cánh mà không mang theo hành lý của hành khách

Những chiếc bánh Trung thu độc đáo trên thế giới

Argentina lạm phát kỷ lục, tỷ giá được cập nhật lên mặt cốc cà phê
