Thả muỗi để chống sốt xuất huyết
Trong nhiều thập niên, việc ngăn ngừa sốt xuất huyết ở Honduras đồng nghĩa với tuyên truyền người dân tránh bị muỗi đốt. Giờ đây, người dân Honduras đang được hướng dẫn về một phương pháp có khả năng hiệu quả hơn để kiểm soát căn bệnh này: Thả muỗi đặc biệt ra môi trường để chống sốt xuất huyết.
Các phương pháp truyền thống để ngăn ngừa bệnh do muỗi truyền gần như không có hiệu quả đối với sốt xuất huyết. Muỗi Aedes aegypti lây lan sốt xuất huyết có khả năng kháng thuốc diệt côn trùng. Virus gây sốt xuất huyết có bốn dạng khác nhau nên việc kiểm soát bằng vaccine sẽ khó khăn hơn.
Muỗi mang vi khuẩn Wolbachia được thả tại Tegucigalpa (Honduras) ngày 23/8 (Ảnh: AP) |
Muỗi Aedes aegypti cũng là một kẻ thù đầy thách thức vì chúng hoạt động mạnh nhất vào ban ngày khi mọi người không dùng màn. Bởi vì, những con muỗi này phát triển mạnh trong môi trường ấm áp và ẩm ướt, cũng như ở các thành phố đông đúc. Do đó, biến đổi khí hậu và đô thị hóa sẽ khiến cuộc chiến chống sốt xuất huyết trở nên khó khăn hơn.
Những con muỗi được thả ra đã được các nhà khoa học nhân giống để mang vi khuẩn có tên Wolbachia làm gián đoạn quá trình truyền bệnh. Khi những con muỗi này sinh sản, chúng truyền vi khuẩn sang lăng quăng, từ đó giúp giảm bùng phát dịch trong tương lai.
Chiến lược chống sốt xuất huyết mới này đã được tổ chức phi lợi nhuận World Mosquito Program triển khai tiên phong trong thập niên qua và đang được thử nghiệm ở hơn một chục quốc gia.
Tại Honduras, nơi có 10.000 người mắc sốt xuất huyết mỗi năm, Tổ chức Bác sĩ Không Biên giới đang hợp tác với World Mosquito Program trong 6 tháng tới để thả gần 9 triệu con muỗi mang vi khuẩn Wolbachia
Thả 30 triệu muỗi mang Wolbachia phòng sốt xuất huyết tại Bình Dương, Việt Nam năm 2022 (Ảnh: TTXVN) |
Các nhà khoa học cho biết muỗi mang Wolbachia và con cái của chúng đều vô hại khi đốt người.
World Mosquito Program đã tiến hành các thử nghiệm gây tác động đến 11 triệu người trên 14 quốc gia. Kết quả rất hứa hẹn. Năm 2019, một thử nghiệm thực địa quy mô lớn ở Indonesia cho thấy số ca sốt xuất huyết được ghi nhận đã giảm 76% sau khi muỗi nhiễm Wolbachia được thả ra.
Hãng thông tấn AP (Mỹ) cho biết ước tính có khoảng 400 triệu người ở 130 quốc gia mắc sốt xuất huyết mỗi năm. Tuy tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết thấp - ước tính khoảng 40.000 người tử vong mỗi năm - nhưng dịch bệnh có thể khiến hệ thống y tế quá tải và buộc nhiều người phải nghỉ làm hoặc nghỉ học.
Ông Conor McMeniman, nhà nghiên cứu muỗi tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ), cho biết: “Khi bạn mắc sốt xuất huyết, nó thường giống như trường hợp mắc cúm tồi tệ nhất mà bạn có thể tưởng tượng”.
Kênh, mương ô nhiễm bủa vây các khu dân cư tạo điều kiện cho muỗi vằn sinh sôi TTTĐ - Thời tiết nắng nóng liên tục kéo dài, xen lẫn các đợt mưa bất chợt tại Hà Nội là điều kiện thuận lợi ... |
Quốc gia Nam Á bùng phát dịch sốt xuất huyết tồi tệ TTTĐ - Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kể từ khi dịch sốt xuất huyết bùng phát tại Bangladesh vào tháng 4, đến ... |
Chế độ ăn sau khi khỏi sốt xuất huyết TTTĐ - Tính từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận 8.362 trường hợp mắc sốt xuất huyết. ... |