Phát huy hàm lượng tri thức trong hoạt động tình nguyện
Bài liên quan
Bản lĩnh - học tập - sáng tạo - tình nguyện - hội nhập - phát triển
10 chương trình, hoạt động tiêu biểu của sinh viên trong 5 năm qua
Đổi mới, nâng cao chất lượng, thực sự là người bạn đồng hành thân thiết, tin cậy của sinh viên
Báo cáo đề dẫn tại hội thảo, anh Nguyễn Việt Quế Sơn, Phó chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam cho rằng, Phong trào Sinh viên tình nguyện trong thời gian qua tiếp tục trở thành phong trào thu hút đông đảo sinh viên Việt Nam tham gia. Sức lan tỏa và hiệu quả của phong trào ngày càng được khẳng định. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như: chưa có nhiều hoạt động tình nguyện theo đề án, có tính liên tục dài hạn. Hội Sinh viên cần có giải pháp để phong trào tình nguyện phải phát huy chuyên môn của SV, góp phần thay đổi hoàn toàn những việc ở địa phương đến tình nguyện và giúp nó tốt hơn.
Nhiều đại biểu đã thảo luận và đưa ra giải pháp xung quanh vấn đề này. Theo anh Nguyễn Quang Đông, Chủ tịch Hội Sinh viên Đại học Thái Nguyên thì khi đi hoạt động tình nguyện phải tổ chức các nội dung hoạt động gắn với chuyên môn và chuyên ngành của trường. “Sinh viên trường sư phạm đi dạy học hiệu qủa hơn việc xây dựng các công trình, hoạt động như vậy sẽ không hiệu quả”, anh Đông nói.
Đại biểu phát biểu tại chương trình |
Đặc biệt anh Đông đã chỉ ra nguyên nhân của việc huy động nguồn lực cho các hoạt động tình nguyện còn khó khăn do thiếu tính kết nối giữa các tổ chức tình nguyện. Có khi một doanh nghiệp phải tiếp rất nhiều đoàn đến vận động hỗ trợ. “Việc huy động nguồn lực cho hoạt động tình nguyện khó khăn cần tháo gỡ theo hướng: Hội Sinh viên tỉnh, thành phố phải quy hoạch hoạt động, tập trung các tổ chức tình nguyện để đến các doanh nghiệp vận động cho phù hợp. Như vậy sẽ vận động được đầy đủ và không bị chồng chéo”, anh Đông đề xuất.
Đặc biệt anh Đông gợi ý: “Các sinh viên khi đi tình nguyện có thể gắn với xây dựng đề tài khởi nghiệp. Nhiều câu lạc bộ đã khởi nghiệp và thu được lợi nhuận để đóng góp lại cộng đồng”.
Sinh viên Rahlan Koya (Hội Sinh viên tỉnh Đắc Lắc), cũng nêu thực trạng còn nhiều hoạt động mang tính hình thức. “Ở chiến dịch Mùa hè xanh, các sinh viên đến dạy học cho học sinh nhưng không có chiến lược lâu dài, nhất là dạy học tiếng Anh. Nếu chỉ dạy 30 ngày rồi đi thì vốn tiếng Anh của học sinh cũng đi theo anh chị tình nguyện luôn”, Rahlan Koya nói.
Sinh viên Đào Xuân Hiếu (Đại học Bách Khoa Hà Nội) đề xuất việc cần tăng cường hoạt động tình nguyện tại chỗ chăm lo cho đời sống của sinh viên. “Trường tôi có mô hình sinh viên được đổi đồ dùng; kết nối thông tin để sinh viên tìm nhà trọ, tìm việc làm với khẩu hiệu hành động “Sinh viên giúp đỡ sinh viên” và thấy rất hiệu quả” - Hiếu cho biết.
Phát biểu tại diễn đàn anh Nguyễn Anh Tuấn cho rằng có 5 thách thức với phong trào tình nguyện, trong đó có nhiều hoạt động chất trí tuệ chưa cao, có những nơi còn hình thưc, dàn trải, giá trị không bền vững, chưa để lại hiệu quả cho bà con nhân dân nơi mình đến.
Đồng thời anh Tuấn chỉ ra rằng một số hoạt động tình nguyện của sinh viên chưa hiệu quả do đặt nặng mục tiêu để sinh viên được trải nghiệm nên không có tính lâu dài. Vì vậy, Hội Sinh viên các trường cần đưa ra giải pháp để phát huy hàm lượng tri thức trong hoạt động tình nguyện.