Tag

Phát huy hiệu quả giá trị văn hóa truyền thống của người Hà Nội

Người Hà Nội 15/02/2025 15:49
aa
TTTĐ - Đảng bộ và chính quyền quận Ba Đình (Hà Nội) luôn quan tâm tới việc xây dựng con người Hà Nội thanh lịch văn minh và coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, là động lực để phát triển kinh tế xã hội. Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025 được quận xác định gồm các nội dung như bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tư tưởng đạo đức, lối sống lành mạnh, tinh thần thượng tôn pháp luật của người Hà Nội, nâng cao chất lượng các mô hình văn hóa, phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh...
“Sứ giả du lịch nhí” dùng song ngữ giới thiệu văn hoá địa phương Phát triển công nghiệp văn hóa - tiềm năng và thách thức Nghệ sĩ Thanh Hương luôn sẵn sàng tuyên truyền về văn hoá giao thông

Triển khai toàn diện trên nhiều lĩnh vực

Quận Ba Đình là vùng đất rất giàu truyền thống văn hóa, nằm trên địa bàn trung tâm kinh thành Thăng Long xưa. Toàn quận hiện có 74 di tích gồm 52 di tích lịch sử văn hóa và 22 di tích cách mạng kháng chiến, trong đó nổi bật là di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long, khu di tích quốc gia đặc biệt Phủ Chủ tịch, hai di tích quốc gia đặc biệt trong tứ trấn Thăng Long là Đền Quan Thánh, Đền Voi Phục... cùng hàng trăm di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, nhiều làng nghề cổ như làng Hoa Ngọc Hà, làng đúc đồng Ngũ Xã, làng thuốc Nam Đại Yên...

Các nghi thức được thực hiện tại Lễ hội Tế khai sắc, rước khai xuân Ất Tỵ 2025 tại đền Voi Phục
Các nghi thức được thực hiện tại Lễ hội Tế khai sắc, rước khai xuân Ất Tỵ 2025 tại đền Voi Phục

Thực hiện Nghị quyết và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII; Nghị quyết và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận Ba Đình lần thứ XXVI (nhiệm kỳ 2020 - 2025), Ban chấp hành Đảng bộ quận xây dựng Chương trình“Phát triển sự nghiệp văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch - văn minh; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân; phát triển toàn diện sự nghiệp giáo dục đào tạo, giai đoạn 2020 - 2025”.

Chương trình xác định rõ mục tiêu: Xây dựng và phát triển văn hóa - xã hội và giáo dục - đào tạo, gắn với xây dựng đạo đức, lối sống, môi trường văn hóa lành mạnh, có sự kế thừa truyền thống tốt đẹp của người Hà Nội thanh lịch, văn minh; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội; phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao; nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, đưa Ba Đình trở thành điểm đến hấp dẫn về du lịch. Phát triển toàn diện giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giữ vững chất lượng giáo dục mũi nhọn, phấn đấu đứng trong nhóm dẫn đầu của thành phố.

Quận Ba Đình đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU toàn diện trên nhiều lĩnh vực, chỉ đạo tăng cường giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình, nhà trường, xã hội bằng nhiều hình thức phong phú; tích cực thực hiện xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch thông qua tổ chức xét chọn, biểu dương người tốt, việc tốt, danh hiệu công dân ưu tú; hướng dẫn triển khai thực hiện nâng cao chất lượng xây dựng thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh, nâng cao hiệu quả xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước, thực hiện Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa giai đoạn 2021 - 2025.

Biểu diễn sân khấu hóa tích về Thập Tam Trại
Biểu diễn sân khấu hóa tích về Thập Tam Trại tại Lễ hội kỷ niệm 980 năm Thập Tam Trại

Các cấp chính quyền quận tiếp tục tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, rà soát, đánh giá kết quả thực hiện phân cấp công tác quản lý và tổ chức lễ hội, khôi phục lại một số lễ hội và nâng cấp quy mô tổ chức 6 lễ hội tại Đền Voi Phục, Núi Sưa, Quán Thánh.

Điển hình như lễ hội kỷ niệm ngày sinh, ngày hóa của đức Thánh Huyền Thiên Hắc Đế tại Đền Núi Sưa, lễ hội kỷ niệm ngày hóa đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ tại đền Quán Thánh, đều được tổ chức sau hơn 80 năm mai một với quy mô tổ chức cấp quận, có sự tham dự của nhiều làng cùng chung thờ đức Thánh với mô hình tế lễ, dâng hương và rước Thánh theo nghi thức truyền thống, có sự tham dự của hàng nghìn người dân trên địa bàn.

Đặc biệt là Lễ hội kỷ niệm 980 năm Thập Tam Trại lần đầu tiên được tổ chức tại quận với sự tham gia của hàng chục nghìn người dân quận Ba Đình, Long Biên và phường Ô chợ Dừa, quận Đống Đa từ ngày 20/3 đến 23/3 âm lịch, nhằm tưởng nhớ Người anh hùng Nguyễn Quý Công (Hoàng Phúc Trung), vị công thần triều Lý, người làng Lệ Mật (nay thuộc phường Việt Hưng, quận Long Biên) có công khai khẩn vùng đất hoang phía Tây kinh thành Thăng Long lập lên 13 làng trại, tạo nên vùng nông nghiệp trù phú với địa danh Thập Tam Trại.

Các lễ hội được quận tổ chức với hình thức rước quy mô lớn, thu hút đông đảo Nhân dân và khách thập phương, đã tạo được không khí phấn khởi trong Nhân dân, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và hưởng thụ văn hóa của Nhân dân, đồng thời giáo dục truyền thống tỏ lòng thành kính và biết ơn đối với các thế hệ đi trước; góp phần nâng cao về nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị- xã hội, các tầng lớp Nhân dân thực hiện tốt công tác giữ gìn, phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hoá, truyền thống.

Việc quản lý lễ hội trên địa bàn được triển khai thực hiện nghiêm túc, 100% các lễ hội được tổ chức đúng theo quy định, đảm bảo tuyệt đối an toàn. Tại các di tích đều có niêm yết bảng Quy tắc ứng xử nơi công cộng đã góp phần nhắc nhở người dân đến lễ ứng xử có văn hóa, phù hợp với nơi tín ngưỡng như không ăn mặc hở hang, đặt tiền giọt dầu đúng nơi quy định, không đốt lãng phí vàng mã.

Bồi đắp văn hóa người Thủ đô

Xác định con người thực sự là trung tâm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, quận Ba Đình chú trọng đến việc xây dựng môi trường văn hóa; đẩy mạnh triển khai thực hiện có hiệu quả Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Vì vậy, đã có nhiều chuyển biến, tác động tích cực đối với việc xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, đặc biệt là trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, gia đình, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị văn hóa gắn với việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử.

Hằng năm, quận đã chỉ đạo tổ chức vận động, đăng ký thực hiện các tiêu chí xây dựng các danh hiệu văn hóa đảm bảo kịp thời, đúng quy định; triển khai tuyên truyền, vận động cán bộ và Nhân dân thực hiện có hiệu quả nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội trên địa bàn huyện.

Lãnh đạo quận Ba Đình và lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội biểu dương 23 gia đình “Văn hóa tiêu biểu” năm 2024
Lãnh đạo quận Ba Đình và lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội biểu dương 23 gia đình “Văn hóa tiêu biểu” năm 2024

Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” quận từng bước nâng cao chất lượng công tác đánh giá, bình xét, công nhận các danh hiệu văn hóa, đảm bảo công tâm, khách quan, đúng quy định. Chú trọng đề cao vai trò trách nhiệm và các giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình, dòng họ trong việc nuôi dưỡng, giáo dục và bảo vệ thanh thiếu niên theo phương châm kết hợp hài hòa “gia đình - nhà trường - xã hội” nhằm hình thành nhân cách, đạo đức trong sáng và kỹ năng ứng xử văn minh cho thế hệ trẻ.

Ba Đình tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng “phường đạt chuẩn đô thị văn minh” giai đoạn 2021 - 2025. Xây dựng nếp sống người Hà Nội thanh lịch văn minh với các tiêu chí: Chấp hành pháp luật, sống nghĩa tình, nhân ái, vì mọi người, nói lời hay, làm việc tốt, phong cách đẹp. Tuyên truyền, phổ biến, vận động doanh nghiệp, hộ gia đình và người dân tham gia xây dựng môi trường du lịch văn minh, lịch sự, thân thiện.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TU của Thành ủy Hà Nội về nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn thành phố Hà Nội, BCĐ phong trào 14 phường thường xuyên vận động các tầng lớp hân dân tổ chức việc cưới, việc tang và lễ hội theo huớng trang trọng, lành mạnh, văn minh, tiết kiệm… phù hợp với phong tục, tập quán và truyền thống văn hoá của dân tộc.

Lễ ký cam kết xây dựng “phường tiêu biểu” quận Ba Đình năm 2024
Lễ ký cam kết xây dựng “phường tiêu biểu” quận Ba Đình năm 2024

Phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng, thể dục - thể thao ngày càng đa dạng, phong phú thu hút được đông đảo nhân dân tham gia. 100% các xã, TT, quận quy hoạch phát triển TDTT quần chúng như quy hoạch đất dành cho công trình TDTT cấp quận, cấp xã, cấp thôn. Trong nhiều năm qua tại quận Ba Đình đã có các công trình được xây dựng, các thiết chế TDTT đã được quận, xã, thôn quan tâm xây dựng và đưa vào sử dụng đã tạo điều kiện cho quần chúng Nhân dân tham gia tập luyện TDTT thường xuyên để nâng cao sức khỏe và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần ở các khu dân cư. Hàng năm, số người tập luyện TDTT thường xuyên đạt 57%, số hộ gia đình thể thao đạt: 53%

Phát huy hiệu quả của quy ước, hương ước và các giá trị văn hóa truyền thống trong việc xây dựng Người Hà Nội thanh lịch, văn minh Nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng Người Ba Đình - Hà Nội thanh lịch văn minh, UBND quận đã chỉ đạo, hướng dẫn đưa nội dung đánh giá về xây dựng hương ước, quy ước trong công nhận danh hiệu Tổ dân phố văn hóa.

Cơ quan chức năng quận đã hướng dẫn các địa phương bổ sung nội dung thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, các biện pháp phòng chống dịch bệnh, phòng chống tác hại của thuốc lá… vào hương ước, quy ước đồng thời tổ chức rà soát, kiểm tra quy trình bổ sung, chỉnh sửa, thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn quận.

Đọc thêm

Sáng mãi truyền thống phụ nữ Ba đảm đang Người Hà Nội

Sáng mãi truyền thống phụ nữ Ba đảm đang

TTTĐ - Tối 22/3, tại Cung Văn hóa lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) sẽ diễn ra Chương trình cầu truyền hình chính luận nghệ thuật "Sáng mãi truyền thống phụ nữ Ba đảm đang” do Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức.
Phố đi bộ Ngọc Khánh - không gian gợi nhớ về "Giảng Võ trường" Người Hà Nội

Phố đi bộ Ngọc Khánh - không gian gợi nhớ về "Giảng Võ trường"

TTTĐ - Với không gian gợi nhớ về "Giảng Võ trường", phố đi bộ quanh hồ Ngọc Khánh được quận Ba Đình xây dựng theo hướng là một tuyến phố bình yên, không ồn ào giữa chốn đô thị đông đúc, náo nhiệt.
Công tác gia đình góp phần xây dựng người Hà Nội văn minh Người Hà Nội

Công tác gia đình góp phần xây dựng người Hà Nội văn minh

TTTĐ - Việc triển khai công tác gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025 nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của công tác gia đình trong tình hình mới. Điều này cũng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố trong thực hiện công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.
Tấm gương đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ sáng mãi trong lòng người Hà Nội Người Hà Nội

Tấm gương đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ sáng mãi trong lòng người Hà Nội

TTTĐ - Không kìm nổi nước mắt khi xem vở nhạc kịch "Lửa từ Đất", các cán bộ, đảng viên, quần chúng Nhân dân mãi mãi khắc ghi tấm gương sáng về sự hi sinh và cống hiến tuổi thanh xuân cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ - Bí thư Thành ủy đầu tiên của Đảng bộ thành phố Hà Nội.
Độc đáo lễ hội 5 làng Mọc Người Hà Nội

Độc đáo lễ hội 5 làng Mọc

TTTĐ - Lễ hội 5 làng Mọc được tổ chức nhằm giữ gìn, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đặc sắc của vùng Kẻ Mọc.
Những hồi ức xúc động về cuộc vượt ngục tại Nhà tù Hỏa Lò Người Hà Nội

Những hồi ức xúc động về cuộc vượt ngục tại Nhà tù Hỏa Lò

TTTĐ - Trong chương trình Giao lưu “Dấu ấn vượt thời gian” nhân kỷ niệm 80 năm cuộc vượt ngục của các chiến sĩ cách mạng tại Nhà tù Hỏa Lò (3/1945 - 3/2025), thân nhân các cựu tù chính trị từng tham gia cuộc vượt ngục cách đây 80 năm như: Trần Tử Bình, Trần Đăng Ninh, Trương Thị Mỹ, Lê Tất Đắc, Trần Văn Cử… đã kể lại những câu chuyện vô cùng xúc động.
Truyền thống gia đình hun đúc ý chí cách mạng người cộng sản kiên trung Nguyễn Ngọc Vũ Người Hà Nội

Truyền thống gia đình hun đúc ý chí cách mạng người cộng sản kiên trung Nguyễn Ngọc Vũ

TTTĐ - Hội thảo khoa học với chủ đề: “95 năm ngày thành lập Đảng bộ TP Hà Nội, tầm vóc, ý nghĩa lịch sử (17/3/1930 - 17/3/2025)” do Thành ủy Hà Nội phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức để làm rõ thêm công lao, đóng góp của các đồng chí như Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Ngọc Vũ, Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn. Phát biểu tại đây, Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Cao Ngọc Ánh - Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ, cháu của đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ - Bí thư Thành ủy Hà Nội (1930 - 1932) đã có những lý giải vô cùng sâu sắc về truyền thống gia đình đã hun đúc ý chí cách mạng của người cộng sản kiên trung.
Một vòng Hà Nội... Người Hà Nội

Một vòng Hà Nội...

TTTĐ - Thời tiết giữa xuân đẹp mơ màng đến nỗi nhiều người muốn đạp xe chầm chậm, đi một vòng Hà Nội để tận hưởng không khí lãng mạn trong làn mưa bụi mỏng manh, dìu dịu...
Đừng để những cành hoa cũng biết buồn... Người Hà Nội

Đừng để những cành hoa cũng biết buồn...

TTTĐ - Ngày xuân vẫn còn nối dài trong tiết trời ẩm ướt trong làn mưa mỏng nhẹ. Mùa xuân là mùa cây lá đâm chồi và muôn hoa khoe sắc. Yêu hoa, chơi hoa là nét đẹp truyền thống của người Hà Nội, dù vậy, đừng để những đóa hoa cũng phải buồn phiền bởi sự vô tâm, lối ứng xử "thiếu trước thiếu sau" khi những cành hoa đã hết giá trị sử dụng.
Những chuyển biến tích cực trong nhận thức về vị trí của văn hóa Người Hà Nội

Những chuyển biến tích cực trong nhận thức về vị trí của văn hóa

TTTĐ - Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" tại quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã có những bước tiến đáng kể, góp phần tạo sự chuyển biến về nhận thức của các cấp, ngành, các tầng lớp Nhân dân và toàn xã hội về vai trò, vị trí của văn hóa cũng như trách nhiệm trong việc phát triển văn hóa trong giai đoạn mới.
Xem thêm