Phát huy sức mạnh đoàn kết trong công tác xây dựng Nông thôn mới
Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP từ tiềm năng và thế mạnh của địa phương 100% số xã của Hà Nội hoàn thành xây dựng Nông thôn mới Huyện Mỹ Đức khai mạc kỳ họp thứ tư, HĐND huyện khóa XX |
Nhiều chuyển biến tích cực
Qua hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2011-2020, đến nay trên địa bàn huyện Yên Bình đã có 18/22 xã được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới và hai xã được công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.
Kết quả thực hiện Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt nông thôn; Đời sống của Nhân dân được cải thiện tích cực. Đặc biệt, đã từng bước khơi dậy được sự đồng thuận của toàn thể cộng đồng dân cư nông thôn, từ đó tạo sực lan tỏa và phát huy được sức mạnh đoàn kết, tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện xây dựng Nông thôn mới.
Trong năm 2021, xã Hán Đà và xã Đại Minh là hai địa phương tiêu biểu của huyện Yên Bình đã được công nhận xã Nông thôn mới nâng cao; Cùng với đó, 5 xã (Mỹ Gia, Phúc Ninh, Xuân Lai, Cảm Nhân, Bảo Ái) đã hoàn thành các tiêu chí xã Nông thôn mới và đang được tỉnh thẩm định.
Ông Lã Tuấn Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Bình cho biết: Chương trình xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Bình đã có những chuyển biến rõ nét cả về chất và lượng, ngày càng đi vào chiều sâu, có tính lan tỏa mạnh mẽ. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của các cấp được thường xuyên, liên tục, đi vào kết quả thực chất. Đặc biệt, nhận thức của người dân, của cộng đồng về xây dựng Nông thôn mới rõ nét và tích cực tự nguyện tham gia.
Nhân dân huyện Yên Bình hăng hái tham gia làm đường Nông thôn mới |
Phong trào xây dựng Nông thôn mới tập trung đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản đã góp phần quan trọng cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập bền vững cho người dân nông thôn.
Với sự vào cuộc của các ngành, các địa phương, Yên Bình đã triển khai đồng bộ các giải pháp để xây dựng Nông thôn mới. Theo đó, huyện đã hỗ trợ 4 dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị như: Dự án Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm chè xã Hán Đà; Dự án Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm chè xã Vĩnh Kiên và xã Bạch Hà; Dự án Phát triển chăn nuôi lợn quy mô vừa và lớn theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm tại xã Yên Bình; Dự án Sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm măng tre Bát độ xã Mỹ Gia, xã Cảm Nhân với tổng kinh phí trên 1.485 triệu đồng.
Hay như chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hóa đặc sản, hữu cơ với 203 cơ sở với kinh phí trên 5.140 triệu đồng; hỗ trợ phát triển vùng rừng trồng nguyên liệu theo hướng bền vững trên 424 ha với số vốn gần 1 tỷ đồng.
Kinh tế nông - lâm nghiệp phát triển, đời sống thu nhập, việc làm của người dân nâng lên rõ rệt. Đến hết tháng 9/2021 đã có 18/22 xã đạt tiêu chí thu nhập, tăng 5 xã so với năm 2020. Bên cạnh phát triển sản xuất, các hình thức sản xuất cũng được phát triển, 9 tháng thành lập 19 hợp tác xã, lũy kế toàn huyện có 99 hợp tác xã. Hầu hết các hợp tác xã hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng Nông thôn mới.
Trong phát triển hạ tầng, huyện đã chủ động huy động, bố trí lồng ghép các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng thủy lợi; Chủ động triển khai các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới mà không cần có sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước như: Tiêu chí môi trường, tiêu chí về xóa đói giảm nghèo, tiêu chí về hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo, tiêu chí về xây dựng thôn, bản văn hóa...
Từ chỗ đường đến xã, đến thôn cơ bản là đường đất, đi lại khó khăn, thì nay đã có 593/790 km đường giao thông nông thôn được cứng hóa, đạt tỷ lệ trên 75%. Hệ thống tưới tiêu, công trình thủy lợi đã đáp ứng cho sản xuất, tỷ lệ tưới nước chủ động ngày một tăng, tỷ lệ kênh mương nội đồng được cứng hóa đạt gần 70%.
Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới
Nhận thấy rõ việc thực hiện Đề án xây dựng huyện Yên Bình đạt huyện Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 phải đảm bảo giải quyết cơ bản các vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó mục tiêu cốt lõi là nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Đây là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị; Gắn kết quả xây dựng Nông thôn mới với trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các địa phương, các ngành, đoàn thể, đồng thời gắn việc thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới với việc thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 đảm bảo xây dựng kế hoạch, lộ trình hợp lý, bước đi vững chắc, phù hợp với điều kiện của huyện Yên Bình.
Lãnh đạo huyện Yên Bình kiểm tra công tác quy hoạch tại các xã nông thôn mới của huyện |
Trong quá trình tổ chức thực hiện, yêu cầu cần đẩy nhanh hơn tiến độ hoàn thành các tiêu chí nhưng phải đảm bảo khách quan, dựa vào nguồn lực hỗ trợ thông qua chính sách của Nhà nước; Đồng thời phát huy nội lực của người dân và điều kiện địa phương. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; Lựa chọn đầu tư có trọng tâm, trọng điểm mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất.
Theo đó, địa phương xác định rõ mục tiêu phấn đấu đến năm 2024, xây dựng huyện Yên Bình đạt huyện nông thôn mới. Đảm bảo xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện trở thành một quá trình thường xuyên, liên tục, bền vững, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn.
Thực tiễn cho thấy, Chương trình xây dựng Nông thôn mới ở Yên Bình đã có chuyển biến rõ nét về chất lượng, số lượng, có tính lan tỏa mạnh. Quan trọng hơn cả là người dân đã có một tư duy mới trong sản xuất theo hướng hàng hóa và thị trường, sản xuất theo chuỗi, cơ sở hạ tầng không ngừng được đầu tư xây dựng đáp ứng cho phát triển. Đó là tiền đề, là nền tảng để Yên Bình đạt huyện Nông thôn mới trong tương lai không xa.
* Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương |