Tag

Phát triển công nghệ tiên tiến trong quản lý môi trường

Môi trường 20/10/2020 12:00
aa
TTTĐ - Môi trường luôn là vấn đề nóng của toàn nhân loại, đặc biệt là trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khi khoa học và công nghệ ngày càng phát triển và ứng dụng vào cuộc sống thì việc bảo vệ môi trường lại càng trở nên cấp thiết.
Công ty TNHH Công nghệ Hóa chất và Môi trường Vũ Hoàng trao 200 triệu đồng cho bà con vùng lũ Quảng Bình Thường trực Thành ủy đối thoại với người dân vùng ảnh hưởng môi trường từ Khu Liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn Sáng kiến bảo vệ môi trường của cán bộ Hội nhiệt huyết
Xử lý môi trường tại Nhà máy nhiệt điện Mông Dương
Xử lý môi trường tại Nhà máy nhiệt điện Mông Dương

Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của con người. Tại Việt Nam, ngoài việc ban hành các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường, Nhà nước cũng đã có hàng loạt chính sách khuyến khích đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong công tác bảo vệ môi trường.

Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), các nhà khoa học trong nước đã triển khai các hướng nghiên cứu khoa học và công nghệ mũi nhọn, tiếp cận xu hướng công nghệ tiên tiến, hiện đại của CMCN 4.0, phù hợp điều kiện của Việt Nam, như: Công nghệ số, công nghệ sinh học.

Tại các doanh nghiệp, việc ứng dụng các công nghệ mới giúp bảo vệ môi trường cũng được triển khai mạnh mẽ. Chẳng hạn tại các mỏ than của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), từ khi áp dụng dây chuyền tuyển than hiện đại với các module công suất lớn lên đến 250.000 tấn/năm, 650.000 tấn/năm, vừa tận thu triệt để sản lượng than so với công nghệ cũ (tăng từ 20-30%), tăng năng suất lao động, giảm thiểu đáng kể ô nhiễm môi trường và bệnh nghề nghiệp cho người lao động do giảm mật độ các nguồn gây bụi và phát thải khí độc hại trên mỏ.

Trước đây, công đoạn sàng tuyển than tại các mỏ than Việt Nam hầu hết là áp dụng công nghệ sàng khô tách cám than nguyên khai, nhặt tay thủ công và loại bỏ bớt đá thải tại mỏ. Vì vậy, các mỏ thường phải tổ chức nhặt tay, sàng đi sàng lại nhiều lần làm tăng chi phí sản xuất, vỡ vụn than cục.

Cũng chính vì thế, để giải quyết xử lý thu hồi than sạch trong than bã sàng, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững trong khai thác và sử dụng than Việt Nam, TKV đã triển khai thực hiện dây chuyền công nghệ tuyển than trong bã sàng cho các mỏ than bằng công nghệ huyền phù kiểu tang quay và xây dựng, hoàn thiện công nghệ nâng cao chất lượng than cho các mỏ bằng công nghệ “huyền phù tự sinh”.

''Công nghệ mới này có tính ưu việt nên đã được ứng dụng hầu hết tại các mỏ than của TKV, ngoài lượng than được tận thu triệt để tăng từ 20-30% sản lượng than so với công nghệ cũ, giải pháp còn giúp tăng năng suất lao động cũng như giảm ô nhiễm môi trường'', đại diện lãnh đạo Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV cho biết.

Không chỉ TKV, mà tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng đang đẩy mạnh việc phát triển công nghệ tiên tiến trong quản lý môi trường.

Kỹ sư vận hành nhà máy nhiệt điện Mông Dương
Kỹ sư vận hành nhà máy nhiệt điện Mông Dương

Theo đó, EVN đưa vào sử dụng công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn (CFB) tại Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1. Công nghệ này là có thể đốt than xấu (nhiệt trị thấp, hàm lượng lưu huỳnh cao), chất lượng nhiên liệu có thể thay đổi trong dải rộng. Nhiên liệu trong lò hơi được tái tuần hoàn cho đến khi cháy kiệt, do đó, giảm phát thải khí NOx, SOx trong quá trình đốt cháy nhiên liệu.

Trong khi đó, để xử lý khí thải, nhà máy sử dụng phương pháp đốt đá vôi cùng than khử lưu huỳnh; kết hợp với hệ thống lọc bụi tĩnh (ESP). Đây là công nghệ hiện đại, hiệu suất khử cao không thua kém các nhà máy khác, đáp ứng tốt các yêu cầu về môi trường. Bên cạnh đó, nhà máy cũng được đầu tư hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp riêng biệt, đảm bảo chất lượng nước đầu ra đáp ứng các quy chuẩn môi trường.

Tương tự, tại Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1 được EVN đầu tư công nghệ lò hơi siêu tới hạn với các thiết bị bảo vệ môi trường tiên tiến như hệ thống lọc bụi tĩnh điện, có hiệu quả tới 99,75%, đảm bảo không gây tác động xấu tới môi trường sống xung quanh nhà máy.

Đối với lượng tro, xỉ của nhà máy, do sử dụng than bitum có đặc tính cháy kiệt nên hàm lượng carbon còn sót lại trong tro, xỉ sẽ rất thấp. Mặt khác, tro xỉ cũng là nguyên liệu chính để sản xuất vật liệu xây dựng. Về phát thải khí, nhà máy sẽ xử lý khí SOx bằng nước biển theo công nghệ Sea-FGD của Nhật Bản (dùng nước biển thay đá vôi khử khí); phương pháp này tạo ra các muối sunfat – thành phần sẵn có trong nước biển, do đó không gây tác động đến môi trường thủy sinh.

Đồng thời, công nghệ Sea-FGD không tạo thêm chất thải rắn là thạch cao như một số phương pháp khác. Nhờ đó, Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1 có thể giảm tối đa lượng chất thải ra môi trường. Với khí NOx, nhà máy sẽ dùng Amoniac để hấp thụ, tạo sản phẩm là Nitrat amôn, được sử dụng hiệu quả trong sản xuất phân bón hóa học.

Ông Ngô Sơn Hải - Phó Tổng giám đốc EVN cho biết, với sự quan tâm của xã hội ngày càng lớn về vấn đề bảo vệ môi trường, EVN trong những năm gần đây đã chủ động trong đầu tư nguồn lực cả về cơ sở vật chất, kỹ thuật và con người, qua đó đã có những kết quả khả quan.

"EVN đã đầu tư công nghệ siêu tưới hạn cho nhiều nhà máy điện với đặc điểm hiệu suất cao, phát thải thấp, thân thiện hơn với môi trường. Hiện tại, nhiều nhà máy nhiệt điện tại Nhật Bản và các nước phát triển trên thế giới cũng sử dụng công nghệ siêu tưới hạn để bảo vệ môi trường'', đại diện EVN cho biết.

Các dự án điện của EVN đều được lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và được duyệt trong giai đoạn dự án đầu tư và là cơ sở để thực hiện, kiểm tra, giám sát suốt vòng đời của dự án. Tất cả dự án thủy điện của EVN đều thực hiện tốt công tác đền bù tái định cư, trồng rừng tái tạo cảnh quan, thực hiện xả dòng chảy môi trường, tuân thủ quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa, đảm bảo nước cho nhu cầu dân sinh, nông nghiệp, thủy sinh tại các khu vực hạ lưu bị ảnh hưởng.

Công trường khai thác than tại mỏ than TKV
Công trường khai thác than tại mỏ than TKV

ENV cũng đã triển khai xác định các dự án có tiềm năng xây dựng theo cơ chế phát triển sạch (CDM) và phối hợp với các đối tác xây dựng các dự án theo cơ chế CDM như: Thủy điện Đồng Nai 4; Thủy điện Trung Sơn và dự án 1 triệu bóng đèn compact (của Tổng công ty Điện lực miền Nam). Trong đó dự án 1 triệu bóng đèn Compact đã thu được hơn 1 tỷ đồng tiền bán Chứng chỉ và dự án Đồng Nai 4 đang sắp sửa được cấp chứng chỉ. Ngoài ra, EVN còn xây dựng được Hệ thống quản lý môi trường thống nhất xuyên suốt, toàn Tập đoàn. Xây dựng, hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc Quy chế bảo vệ môi trường của EVN.

Việc xây dựng và phát triển luôn mang đến những thách thức to lớn đối với môi trường. Để hài hòa cân bằng giữa phát triển và BVMT cần sự nỗ lực của tất cả các bên liên quan. Trên cương vị là Chủ đầu tư của nhiều công trình nguồn và lưới điện, EVN sẽ thực hiện nhiều giải pháp để bảo vệ môi trường như: Xây dựng hệ thống quản lý môi trường thống nhất trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam, kiện toàn bộ máy, nhân lực được trang bị tốt kiến thức về BVMT, về Luật BVMT để hoàn thành các công việc liên quan đến BVMT; Hợp tác chặt chẽ với các cơ quan quản lý Nhà nước trong quá trình lập quy hoạch, phê duyệt dự án, xây dựng hành lang pháp lý cho công tác đầu tư xây dựng cơ bản cũng như công tác BVMT. Làm tốt công tác phối hợp với các Bộ/ngành sẽ giảm được những vấn đề bất cập trong thực hiện quy hoạch, các dự án đầu tư, tuân thủ tốt được Luật BVMT và các Luật liên quan khác…

Như vậy, có thể thấy rằng, để bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay, việc đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ cũng như tiếp nhận chuyển giao công nghệ của các nước tiên tiến là giải pháp quan trọng và cần thực hiện nghiêm túc, có chiều sâu.

Để thúc đẩy hoạt động KHCN trong lĩnh vực BVMT, các cơ quan chức năng cần triển khai một số giải pháp trọng tâm như: Tăng cường đầu tư nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu KHCN trong lĩnh vực môi trường; Tăng cường sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý với các Viện, trung tâm nghiên cứu, trường đại học và với các địa phương, các cơ sở sản xuất trong việc triển khai thực hiện các đề tài, dự án nhằm đạt hiểu quả tối đa trong nghiên cứu, đào tạo và triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu; Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực môi trường; Tiếp tục tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực BVMT.

* “Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2020”

Đọc thêm

Phát hiện loài rắn mới tại Vườn Quốc gia Bạch Mã Muôn mặt cuộc sống

Phát hiện loài rắn mới tại Vườn Quốc gia Bạch Mã

TTTĐ - Đỉnh núi Bạch Mã cao 1.444m so với mực nước biển, các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện một loài rắn hoàn toàn mới có tên rắn ráo xanh.
Ứng phó dinh dưỡng trong phòng, chống thiên tai tại cộng đồng Môi trường

Ứng phó dinh dưỡng trong phòng, chống thiên tai tại cộng đồng

TTTĐ - Thiên tai không chỉ gây thiệt hại về người và tài sản mà còn đẩy người dân vào tình trạng thiếu thốn lương thực, nước sạch, suy giảm tình trạng dinh dưỡng. Do đó, cần phải nâng cao năng lực ứng phó dinh dưỡng trong phòng, chống thiên tai tại cộng đồng.
Hà Nội ngày nắng gián đoạn, có mưa rào và dông vài nơi Môi trường

Hà Nội ngày nắng gián đoạn, có mưa rào và dông vài nơi

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 27/8, phía đông Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to; phía Tây Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Phát huy tối đa các tiềm năng, vai trò và giá trị của rừng để phát triển bền vững Môi trường

Phát huy tối đa các tiềm năng, vai trò và giá trị của rừng để phát triển bền vững

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 895/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Dự án Luật Địa chất và Khoáng sản cần thực sự trí tuệ, chất lượng Môi trường

Dự án Luật Địa chất và Khoáng sản cần thực sự trí tuệ, chất lượng

TTTĐ - Ngày 26/8, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ngành chức năng cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản.
Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An đề phòng lũ quét Môi trường

Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An đề phòng lũ quét

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 26/8, khu vực phía Tây Bắc Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 80mm.
Cần thêm các giải pháp mạnh mẽ để “xanh hóa” thương mại điện tử Môi trường

Cần thêm các giải pháp mạnh mẽ để “xanh hóa” thương mại điện tử

TTTĐ - Trung bình mỗi năm, thương mại điện tử ở Việt Nam sử dụng hơn 300 nghìn tấn bao bì, trong đó khối lượng bao bì nhựa các loại là 171 nghìn tấn. Dự báo, đến năm 2030, nếu không có các giải pháp mạnh mẽ về đóng gói hàng hóa thì lượng rác thải nhựa từ thương mại điện tử sẽ lên tới 800 nghìn tấn/năm.
Quảng Nam đang thiếu hụt nguồn vật liệu đất, đá, cát sỏi Xã hội

Quảng Nam đang thiếu hụt nguồn vật liệu đất, đá, cát sỏi

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Nam thừa nhận hiện địa phương đang thiếu nguồn cung vật liệu đất, đá, cát sỏi để phục vụ thi công các công trình, dự án.
Gia Lai: Thông tin mới về giếng nước khoan tự phun ở Chư Prông Môi trường

Gia Lai: Thông tin mới về giếng nước khoan tự phun ở Chư Prông

TTTĐ - Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung đã có những đánh giá ban đầu liên quan đến giếng nước của một hộ dân tự phun trào tại huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai).
Ngày 22/8: Bắc Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to Môi trường

Ngày 22/8: Bắc Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ sáng sớm 22 đến sáng 23/8, khu vực Tây Bắc và các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Thái Nguyên tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông với lượng mưa phổ biến từ 30-70mm, cục bộ có nơi mưa rất to trên 150mm; mưa lớn tập trung vào sáng, chiều tối và đêm.
Xem thêm