Tag

Phát triển du lịch gắn với sản phẩm OCOP

Nông thôn mới 11/07/2024 12:14
aa
TTTĐ - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay Hà Nội đã đánh giá, phân hạng 2.723 sản phẩm. Đây là tài nguyên rất lớn để các địa phương phát triển du lịch.
Độc đáo lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP

Du khách hào hứng với trải nghiệm đặc sản

Những ngày này, thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đang đón tiếp khá nhiều du khách đến từ các địa phương lân cận, từ tỉnh Vĩnh Phúc hay Hòa Bình. Nguyên nhân một phần do sức hút từ các giá trị văn hoá, lịch sử của vùng đất hai vua.

Bên cạnh đó, du khách khắp nơi cũng đổ về Sơn Tây nhằm trải nghiệm mua sắm tại sự kiện quảng bá sản phẩm OCOP các tỉnh Đồng bằng sông Hồng.

Hào hứng tham quan các gian hàng vào tối 7/7, chị Cao Thị Thanh (ở xã Long Xuyên, Phúc Thọ, Hà Nội) cho biết, chị rất ấn tượng với những sản phẩm mang đậm tính địa phương được trưng bày, mua bán tại sự kiện.

Phát triển du lịch gắn với sản phẩm OCOP
Du khách trải nghiệm đặc sản vùng đất Đường Lâm, Sơn Tây

"Bình thường, để mua các sản phẩm về đồ lưu niệm như: Gốm sứ, mây tre đan, khảm trai hay nhóm sản phẩm liên quan ẩm thực như: Trà sen, bánh cuốn, giò chả... tôi phải di chuyển những quãng đường rất xa.

Vì thế, tham gia sự kiện quảng bá sản phẩm OCOP các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, tôi và gia đình có thể trải nghiệm rất nhiều đặc sản khác nhau", chị Thanh hồ hởi nói.

Theo Ban Tổ chức, trong những ngày đầu, sự kiện quảng bá sản phẩm OCOP các tỉnh Đồng bằng sông Hồng đã thu hút hàng vạn lượt khách tham quan, mua sắm. Như vậy, nhu cầu của du khách gắn với các sản phẩm OCOP là hiện hữu.

Tại huyện Thường Tín, địa phương nổi danh với các làng nghề truyền thống, du lịch gắn với sản phẩm OCOP đã và đang được quan tâm đặc biệt.

Phát triển du lịch gắn với sản phẩm OCOP
Sản phẩm OCOP được đông đảo người dân đón nhận

Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Bùi Công Thản cho biết, tính đến nay, trên địa bàn huyện có 180 sản phẩm được công nhận OCOP ở các nhóm ngành thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, trang trí, thảo dược, nông sản…

Trong đó, 77 sản phẩm còn hạn (27 sản phẩm 3 sao, 50 sản phẩm 4 sao), 103 sản phẩm hết hạn (năm 2019 có 22 sản phẩm và năm 2020 có 81 sản phẩm).

"Để gắn du lịch với sản phẩm làng nghề, huyện Thường Tín đã thành lập trang web quảng bá văn hóa - du lịch - làng nghề và xúc tiến thương mại các sản phẩm, đặc biệt là với sản phẩm OCOP trên địa bàn", ông Bùi Công Thản nhấn mạnh.

Tài nguyên du lịch từ sản phẩm OCOP

Hà Nội là “đất trăm nghề” với 1.350 làng nghề, trong đó có 331 nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận.

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay Hà Nội đã đánh giá, phân hạng 2.723 sản phẩm, trong đó: 6 sản phẩm 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.473 sản phẩm 4 sao, 6 sản phẩm tiềm năng 4 sao, 1.226 sản phẩm 3 sao.

Tham quan sản phẩm OCOP tại Thường Tín
Khách tham quan sản phẩm OCOP tại Thường Tín

Đáng chú ý, Hà Nội hiện có 1.090 hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động; 1.695 trang trại, 149 chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm; 164 mô hình ứng dụng công nghệ cao; hơn 13.000 sản phẩm nông lâm thủy sản đã được cấp mã truy xuất nguồn gốc (QR Code).

Đây là nguồn lực thực tiễn, là điều kiện thuận lợi để phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống, và sản xuất hàng nông sản thực phẩm an toàn và chất lượng cao của thành phố Hà Nội.

Phát triển du lịch được kỳ vọng giúp giải quyết tốt bài toán đầu ra cho sản phẩm làng nghề, xuất khẩu trực tiếp, cũng như quảng bá nét đẹp văn hóa các làng nghề của Hà Nội.

Thời gian qua, một số làng nghề đã thực hiện khá tốt việc gắn sản xuất với du lịch, như làng nghề gốm Bát Tràng, nghề dệt lụa ở Vạn Phúc, nghề mây tre giang đan ở Phú Vinh... cùng những làng hoa, cây cảnh nổi tiếng như Nhật Tân, Quảng Bá, Nghi Tàm, Tây Tựu, Mê Linh...

Mỗi năm, sản phẩm du lịch làng nghề truyền thống xã Hồng Vân đón tiếp hàng vạn du khách
Mỗi năm, sản phẩm du lịch làng nghề truyền thống xã Hồng Vân đón tiếp hàng vạn du khách

Đơn cử như làng nghề Bát Tràng, hiện nay đã không ngừng đổi mới công nghệ sản xuất, mẫu mã sản phẩm, hướng tới trở thành làng nghề kiểu mẫu của Thủ đô. Bát Tràng hiện là một trong hai điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của huyện Gia Lâm.

Tương tự như vậy, tại huyện Thường Tín, địa phương này đã xây dựng được hai điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP tại xã Hồng Vân và chợ Vồi, xã Hà Hồi nhằm đáp ứng tiêu chuẩn điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP theo quy định của TP.

Đồng thời, huyện đề xuất với các sở, ngành chuyên môn xây dựng thêm điểm giới thiệu sản phẩm OCOP ở xã Duyên Thái.

Đọc thêm

Chính sách tín dụng cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Nông thôn mới

Chính sách tín dụng cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

TTTĐ - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 10/2024/QĐ-TTg ngày 15/7/2024 về tín dụng thực hiện cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Trao tặng bức tranh chân dung Bác Hồ được ghép từ hoa sen Nông thôn mới

Trao tặng bức tranh chân dung Bác Hồ được ghép từ hoa sen

TTTĐ - Trong khuôn khổ của Lễ hội Sen Hà Nội 2024, tối 14/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã tặng Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, bức tranh kính chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh ghép từ gần 2.000 bức ảnh sen và 30 giống sen quý, do các nhà khoa học của Viện nghiên cứu Rau quả bảo tồn và phát triển.
Sản phẩm OCOP là “sức sống” của cộng đồng nông thôn Kinh tế

Sản phẩm OCOP là “sức sống” của cộng đồng nông thôn

TTTĐ - Trong khuôn khổ Lễ hội sen Hà Nội 2024 và sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan đã thăm quan và động viên các chủ thể tham gia sự kiện.
Hà Nội phấn đấu thêm 4 huyện đạt NTM nâng cao trong tháng 7/2024 Kinh tế

Hà Nội phấn đấu thêm 4 huyện đạt NTM nâng cao trong tháng 7/2024

TTTĐ - Thủ đô Hà Nội đề ra mục tiêu có ít nhất 4 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao trong tháng 7/2024 gồm: Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đông Anh.
Xây dựng mạng lưới giao thông - đòn bẩy phát triển kinh tế Nông thôn mới

Xây dựng mạng lưới giao thông - đòn bẩy phát triển kinh tế

TTTĐ - Chủ tịch UBND huyện Thường Tín (Hà Nội) Nguyễn Xuân Minh cho biết, huyện xác định hạ tầng giao thông có vai trò quan trọng, là đòn bẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Nông trường 720 tổ chức hội thi cán bộ Công đoàn giỏi Nông thôn mới

Nông trường 720 tổ chức hội thi cán bộ Công đoàn giỏi

TTTĐ - Ngày 10/7, Nông trường 720 (Binh đoàn 16) tổ chức hội thi cán bộ Công đoàn giỏi.
"Đòn bẩy" cho các làng nghề phát triển bền vững và vươn xa Nông thôn mới

"Đòn bẩy" cho các làng nghề phát triển bền vững và vươn xa

TTTĐ - Để gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm làng nghề trên thị trường, Hà Nội đang triển khai xây dựng Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu Nông thôn mới

Nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

TTTĐ - Mặc dù xuất phát điểm gặp nhiều khó khăn, song công cuộc xây dựng Nông thôn mới tại huyện Phúc Thọ (Hà Nội) thời gian qua ghi nhận nhiều kết quả tích cực. Địa phương đang nỗ lực để hoàn thành sớm nhất chỉ tiêu Nông thôn mới của giai đoạn 2021 - 2025 mà thành phố Hà Nội giao.
Thị xã Sơn Tây đón 600 nghìn lượt khách du lịch Nông thôn mới

Thị xã Sơn Tây đón 600 nghìn lượt khách du lịch

TTTĐ - Nửa năm qua, thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đón hơn 600 nghìn lượt khách tới tham quan các điểm di tích lịch sử - văn hóa - tín ngưỡng đặc trưng của vùng đất xứ Đoài.
Quảng Nam kiến nghị Quốc hội xem xét, ban hành Luật Sâm Nông thôn mới

Quảng Nam kiến nghị Quốc hội xem xét, ban hành Luật Sâm

TTTĐ - Ngày 9/7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu ký công văn số 5108/UBND-KTN gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam về việc kiến nghị, đề xuất một số chủ trương về phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh.
Xem thêm