Tag

Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với sản phẩm OCOP

Nông thôn mới 07/12/2021 00:00
aa
TTTĐ - Việc phát triển du lịch kết hợp với nông nghiệp nông thôn, phát triển sản phẩm du lịch OCOP đang thu hút được nhiều lao động vùng nông thôn, góp phần bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa đặc sắc của Ninh Bình.
“Tiếp sức” thanh niên, sinh viên khởi nghiệp với sản phẩm OCOP Hà Nội trao quyết định công nhận sản phẩm OCOP cấp thành phố cho 424 sản phẩm Thúc đẩy tiêu thụ, cung cấp nông sản sạch cho thị trường Hà Nội Hà Nội có thêm một điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP tại Ba Vì

Du lịch nông nghiệp nông thôn khởi sắc

Với nhiều cảnh đẹp thơ mộng, di tích lịch sử, nhiều xã của Ninh Bình đang phát triển các mô hình tour du lịch cộng đồng với nhiều mô hình hấp dẫn.

Nhiều xã nông thôn mới đã khai thác những tiềm năng, thế mạnh, các Hợp tác xã, các chủ trang trại tại địa phương đã có ý tưởng liên kết các trang trại xây dựng thành tour du lịch cộng đồng với nhiều mô hình hấp dẫn, như: Du lịch trang trại đồng quê, miệt vườn, trải nghiệm làm nông dân, du lịch sinh thái, câu cá…

Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với sản phẩm OCOP
Các sản phẩm OCOP được đưa vào bán tại cái khu du lịch

Theo đại diện Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình cho biết, mô hình du lịch nông nghiệp nông thôn đang khởi sắc an tỏa ra nhiều địa phương trong toàn tỉnh. Các địa phương phát triển mạnh mô hình du lịch này như xã Gia Vân, Gia Hòa (huyện Gia Viễn); Xã Sơn Hà, huyện Nho Quan; xã Ninh Xuân, Ninh Hải, Trường Yên (huyện Hoa Lư); Xã Yên Mạc, Yên Từ (huyện Yên Mô); thành phố Tam Điệp...

Bên cạnh đó, toàn tỉnh còn có nhiều làng nghề; Hàng nghìn trang trại, gia trại. Với những giá trị, tiềm năng đó, phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn đang dần trở thành xu hướng phát triển kinh tế bền vững tại các địa phương trong tỉnh, giúp khai thác các giá trị nội tại vùng nông thôn, duy trì, bảo tồn, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống. Đây còn là hướng phát triển đem lại thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nhiều cánh đồng ở Ninh Bình xuất hiện trên các tạp chí nổi tiếng của thế giới như cánh đồng lúa Tam Cốc từng lọt top 15 địa danh "tuyệt đẹp nhưng ít người biết đến" do tờ Telegraph (Anh) bình chọn; Đứng đầu danh sách 50 điểm đến hấp dẫn nhất năm 2018 của Tạp chí Business Insider.

Việc phát triển du lịch nông nghiệp không chỉ có ý nghĩa là phát triển một loại hình du lịch mới, tạo ra những sản phẩm du lịch khác biệt, còn như một phương pháp hiệu quả nhằm duy trì, bảo tồn, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống đang phải chịu áp lực của phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa đang diễn ra phổ biến.

Tuy nhiên, để phát triển bền vững du lịch nông thôn, người dân cần thay đổi tư duy, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nhưng vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống để tạo ấn tượng tốt với khách du lịch.

Đặc biệt, chú trọng xây dựng hình ảnh du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp để tạo sức hút đối với du khách trong nước, quốc tế.

Đưa sản phẩm OCOP đến với các điểm du lịch

Tuy mới triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhưng Ninh Bình đã có rất nhiều sản phẩm OCOP được công nhận. Trong năm 2021, tỉnh Ninh Bình tiến hành đánh giá, phân hạng cho 28 sản phẩm (vượt 16,7% so với kế hoạch ban đầu).

Sản phẩm tranh lá bồ đề của HTX Sinh Dược, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn là một trong những sản phẩm được đánh giá, xếp hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao năm 2020.

Sản phẩm tranh lá Bồ đề của HTX Sinh Dược
Sản phẩm tranh lá bồ đề của HTX Sinh Dược thu hút sự quan tâm của các khách du lịch khi tới Ninh Bình

Ông Nguyễn Duy Phương, Phó Giám đốc HTX Sinh Dược cho biết: "Để có bức tranh Bồ đề là cả một quá trình lao động tỷ mỷ, dày công của những người thợ từ hái lá, xử lý lá cho đến kết nối, ghép tranh theo từng chủ đề. Ngoài nguyên liệu chính là lá bồ đề, một bức tranh còn được kết hợp với cành cây khô, gốc cây mục... Chủ đề các bức tranh chủ yếu mang đậm câu chuyện về phật giáo, về đất và con người Ninh Bình".

Năm 2020, để chuẩn hóa sản phẩm OCOP, HTX đã đầu tư cải tiến quy trình sản xuất để nâng cao năng suất, hiệu quả và sản phẩm làm ra an toàn, thân thiện với môi trường; Phối hợp với các ngành chức năng xây dựng câu chuyện sản phẩm, xây dựng quy cách sản phẩm, xúc tiến thương mại... đưa các sản phẩm này vào bán tại các điểm du lịch thu hút sự quan tâm của khách du lịch.

Để tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm OCOP, Ninh Bình hướng tới phát triển các sản phẩm này gắn với các địa điểm du lịch nổi tiếng của địa phương để sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng và nhanh chóng có chỗ đứng trên thị trường.

Khi Ninh Bình đang từng bước phát triển trở thành trung tâm du lịch của Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế thăm quan, tỉnh Ninh Bình sẽ tạo điều kiện cho đơn vị đưa sản phẩm OCOP vào các điểm du lịch của tỉnh như chùa Bái Đính, Tràng An, Tam Cốc - Bích Động…

Đây là điểm du lịch nổi tiếng không chỉ của tỉnh mà của cả nước nên cần phát triển gắn liền với quảng bá các sản phẩm đặc sản của tỉnh. Các doanh nghiệp được lựa chọn vào đây sẽ phải cam kết chỉ bán các sản phẩm OCOP.

Ngành Du lịch địa phương đánh giá, loại hình du lịch nông nghiệp là loại hình có khả năng phát triển rất tốt thời gian tới vì đối với Ninh Bình ngoài giá trị về văn hóa, danh lam thắng cảnh, văn hóa ẩm thực cũng là một nét rất đặc trưng, trong đó chủ yếu là được cung cấp bởi các sản phẩm từ nông nghiệp.

Vì vậy, thời gian tới, ngành Du lịch tỉnh sẽ ưu tiên phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn một cách đồng bộ, có định hướng phát triển sản phẩm một cách hài hòa, phù hợp với điều kiện từng địa phương, vùng miền, nỗ lực khai thác những giá trị nổi trội và khác biệt của từng nơi để tạo ra sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn đặc sắc góp phần thu hút khách du lịch đến với Ninh Bình.

Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Xem thêm