Tag

Phát triển hệ thống lương thực thực phẩm bền vững khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Nông thôn mới 02/07/2021 12:00
aa
TTTĐ - Sáng nay (2/7), Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn phối hợp với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) và Viện Dinh dưỡng Quốc gia tổ chức đối thoại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với chủ đề: “Quan hệ hợp tác trong sản xuất và thương mại hướng tới xây dựng hệ thống lương thực, thực phẩm Việt Nam minh bạch - trách nhiệm - bền vững”.
Việt Nam hướng tới xây dựng hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, bền vững Học sinh Thủ đô chung tay quyên góp lương thực, thực phẩm chống dịch Covid-19 Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội phát thực phẩm miễn phí cho người dân có hoàn cảnh khó khăn Hà Nội đảm bảo nguồn cung nhu yếu phẩm phục vụ nhân dân

Chủ trì buổi đối thoại có ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); Ông Nguyễn Song Hà, Trợ lý Trưởng đại diện tổ chức FAO tại Việt Nam và bà Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia Quốc gia.

Cùng tham dự buổi đối thoại theo hình thức trực tuyến còn có các đại biểu, đại diện các bộ, ngành, 13 tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, một số tỉnh thành đại diện cho các vùng trên cả nước...

Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện đối thoại cấp quốc gia và khu vực để Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh về hệ thống lương thực thực phẩm của Liên hợp quốc diễn ra vào tháng 9/2021.

Phát triển hệ thống lương thực thực phẩm bền vững khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Đại diện tổ chức FAO tại Việt Nam trình bày tham luận tại buổi đối thoại

Mục đích của đối thoại là tạo điều kiện cho các bên liên quan chia sẻ và đóng góp ý kiến về thực trạng, phương hướng, giải pháp và sáng kiến nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các tác nhân trong hệ thống lương thực, thực phẩm, góp phần xây dựng hệ thống lương thực thực phẩm bền vững và bao trùm của Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và của Việt Nam nói chung.

Phát biểu khai mạc tại buổi đối thoại, ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn cho biết: Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng sản xuất, chế biến và cung ứng lương thực, thực phẩm chiến lược của cả nước, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Bên cạnh đó, Đồng bằng sông Cửu Long cũng đối mặt với những thách thức nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, thiên tai, khai thác cạn kiện tài nguyên (đất, nước và hệ sinh vật), thiếu gắn kết trong sản xuất thương mại và kể cả quan hệ quốc tế trong quản lý lưu vực.

Cũng theo ông Lê Đức Thịnh, quan hệ giữa các tác nhân trong hệ thống lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long phản ánh toàn diện bức tranh về quan hệ sản xuất, tiêu dùng và thương mại của cả nước; Cùng với đó, góp phần củng cố và xây dựng mối quan hệ liên kết hợp tác minh bạch, hiệu quả giữa các tác nhân vừa là nền móng, vừa là trụ cột để xây dựng hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững trên mọi phương diện.

Phát triển hệ thống lương thực thực phẩm bền vững khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn phát biểu tại buổi đối thoại

Thông tin về hệ thống, lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm, bền vững và vai trò của các tác nhân liên quan, ông Nguyễn Song Hà, Trợ lý Trưởng đại diện tổ chức FAO tại Việt Nam cho biết: Hệ thống lương thực thực phẩm là trụ cột trong chương trình chiến lược của FAO trong giai đoạn 5 năm tới. Những nỗ lực của FAO sẽ hướng tới hỗ trợ các quốc gia thành viên đạt được các mục tiêu sản xuất tốt hơn, dinh dưỡng tốt hơn, môi trường tốt hơn và cuộc sống tốt hơn.

Ông Hà khẳng định: “FAO sẽ đồng hành cùng Việt Nam trong những năm tới, thông qua các chương trình hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn chính sách giúp Việt Nam thưc hiện mục tiêu xây dựng một hệ thống lương thực thực phẩm bền vững và bao trùm”.

Trong khuôn khổ buổi đối thoại, từ đầu cầu trực tuyến tỉnh Cà Mau, ông Nguyễn Bá Thuấn, Chi Cục trưởng Chi Cục Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau đã chia sẻ về hiệu quả của mô hình hợp tác doanh nghiệp và nông dân trong phát triển mô hình tôm - lúa hữu cơ. Đây là mô hình hợp tác chuyển đổi nông nghiệp hữu cơ từ thực tiễn của tỉnh Cà Mau.

Theo ông Thuấn, toàn tỉnh có diện tích nuôi tôm là 284,970ha, tổng diện tích gieo trồng lúa 112.729ha và với đặc điểm là tỉnh có điều kiện tự nhiên đa dạng phong phú, đất đai phần lớn nhiễm phèn, mặn nhưng lại có lợi thế nhiều dinh dưỡng, giàu chất hữu cơ, nhiều khoáng vi lượng. Nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp chủ yếu là nước mưa (sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và nuôi thủy sản nước ngọt); Nguồn nước biển vào nuôi thủy sản mặn, lợ chất lượng nước tốt không bị ô nhiễm đã hình thành vùng sinh thái mặn đặc trưng sản xuất một vụ lúa trên đất nuôi tôm khoảng 40.000ha, tập trung chủ yếu tại huyện Trần Văn Thời, Thới Bình, U Minh và thành phố Cà Mau. Đây được xem là vùng chuyên canh tiềm năng của tỉnh, rất phù hợp để sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam mang lại giá trị kinh tế, chất lượng tôm, lúa gạo rất tốt (tôm màu sắc tươi đẹp, ngon; gạo thơm, dẻo, ngọt cơm...).

Phát triển hệ thống lương thực thực phẩm bền vững khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Toàn cảnh buổi đối thoại

Thời gian qua, tỉnh luôn quan tâm, quy hoạch sản xuất và đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất, phân chia các tiểu vùng ngăn mặn - giữ ngọt để chủ động trong sản xuất lúa - tôm; Xây dựng phương án phòng, chống thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, mưa bão, triều cường cho vùng chuyên canh lúa - tôm nhằm hạn chế tối đa tác động của thiên tai...

“Thông qua việc liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản có vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp, giúp nâng cao lợi ích của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị, mạng lại hiệu quả kinh tế xã hội, đặc biệt là đối với nông dân”, ông Thuấn nhấn mạnh.

Hội nghị thượng đỉnh năm 2021 của Liên hợp quốc nhằm định hướng cho hệ thống lương thực thực phẩm được phát triển bền vững hơn, toàn diện hơn và có khả năng chống chịu tốt hơn, tạo ra tác động đa chiều để đạt được các mục tiêu phát triển bền vùng vào năm 2030.

Hội nghị tập trung vào năm mục tiêu hành động bao gồm: Đảm bảo quyền tiếp cận lương thực thực phẩm an toàn và cân bằng dinh dưỡng cho mọi người; Chuyển đổi xu thể tiêu dùng theo hướng lành mạnh và bền vững; Thúc đẩy sản xuất thân thiện với môi trường; Tăng cường bình đẳng trong chia sẻ giá trị và sinh kế và; Xây dựng khả năng chống chịu trước các tổn thương và cú sốc.

Đọc thêm

Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao cho nông dân Việt Nam Doanh nghiệp

Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao cho nông dân Việt Nam

TTTĐ - Với rất nhiều nỗ lực, cố gắng, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh. Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Xem thêm