Tag
Kinh nghiệm chống biến đổi khí hậu của Thụy Điển:

Phát triển kinh tế vẫn bảo vệ được môi trường

Kinh tế 16/10/2018 12:03
aa
TTTĐ - Mới đây, GS Gustav Martinsson của Viện Công nghệ Hoàng gia Thụy Điển đã chia sẻ những kinh nghiệm của Thụy Điển trong vấn đề tài chính xanh cho phát triển bền vững.

Phát triển kinh tế vẫn bảo vệ được môi trường

Giáo sư Gustav Martinsson: Thụy Điển luôn quan tâm đến việc làm thế nào vẫn tăng trưởng kinh tế mà vẫn bảo vệ được môi trường quý giá.

Ngày 8/10, Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên hợp quốc đã đưa ra lời cảnh báo, nhiệt độ trái đất sẽ tăng thêm 1,5 độ C trong giai đoạn 2030 – 2052, nếu sự ấm lên trên toàn cầu vẫn diễn ra với tốc độ như hiện nay.

Để ngăn chặn điều này, cả thế giới sẽ phải giảm phát thải khí nhà kính vào môi trường theo đúng lộ trình đã cam kết tại Thỏa thuận chung Paris 2015 và tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, thay thế cho năng lượng hóa thạch. Nhưng đây là một nhiệm vụ không hề dễ dàng.

Theo nhận định của GS Gustav Martinsson, biến đổi khí hậu (BĐKH) là vấn đề hệ thống nên Chính phủ các nước cũng phải có những giải pháp hệ thống. Nhưng giải pháp hệ thống cho các vấn đề BĐKH sẽ đến từ đâu và các giải pháp tài chính sẽ đóng vai trò như thế nào trong việc ứng phó với BĐKH?

Vấn đề quan trọng nhất trong cuộc chiến chống BĐKH không phải là giải pháp tốn kém bao nhiêu, mà phải làm thế nào để có đủ nguồn lực đầu tư vào các lĩnh vực đang gặp thách thức, nhằm giải quyết triệt để nguồn gốc các vấn đề.

Thụy Điển được coi là nước tiên phong về bảo vệ môi trường đã bắt đầu với một số hoạt động tích cực trong những năm 1960 và 1970, là quốc gia đầu tiên thành lập một cơ quan bảo vệ môi trường vào năm 1967. Năm 1972, Thụy Điển đã tổ chức hội nghị đầu tiên của LHQ về môi trường, dẫn đến việc thành lập Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), cơ quan môi trường toàn cầu hàng đầu cho đến ngày nay, cũng là một trong những quốc gia đầu tiên ký và phê chuẩn hiệp ước biến đổi khí hậu quốc tế Nghị định thư Kyoto, ký vào năm 1998 và phê chuẩn năm 2002. Công ước Stockholm (2001), một hiệp ước toàn cầu nhằm loại bỏ việc sản xuất và sử dụng các chất ô nhiễm hữu cơ dai dẳng, về cơ bản là một sáng kiến của Thụy Điển. Quản lý chất thải, ngăn ngừa mưa axit, lập kế hoạch và tái chế bền vững cho thành phố là những lĩnh vực môi trường khác mà Thụy Điển đã đi đầu và thách thức hiện trạng.

Thụy Điển tiếp tục tạo ra động lực và đang tìm cách tăng cường các cuộc đàm phán ở các môi trường quốc tế như Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc hàng năm. Quan điểm của Thụy Điển là việc cung cấp năng lượng bền vững và an toàn đạt được tốt nhất bằng cách tập trung vào hiệu quả năng lượng lâu dài và nguồn cung cấp năng lượng tái tạo lớn hơn.

Thụy Điển tham gia vào cuộc chiến toàn cầu chống biến đổi khí hậu một cách nghiêm túc. Hơn một nửa nguồn cung cấp năng lượng quốc gia của Thụy Điển đến từ năng lượng tái tạo và Thụy Điển có một quy định toàn diện nhằm mục đích giảm phát thải khí nhà kính.

Thực tế, Chính phủ Thụy Điển đang đánh thuế rất cao đối với những ngành công nghiệp phát thải khí nhà kính lớn. Năm 2012, doanh thu thuế liên quan đến môi trường của Thụy Điển đạt 2,52% GDP so với mức trung bình của OECD là 1,54%. Tuy nhiên, do chế tài này chưa được áp dụng trên toàn cầu nên hiệu quả vẫn còn hạn chế.

Theo GS Gustav Martinsson,
Theo GS Gustav Martinsson,

Theo GS Gustav Martinsson, những quy định nghiêm ngặt của Chính phủ Thụy Điển về việc phát thải khí nhà kính ra môi trường đã buộc các doanh nghiệp tại đất nước này phải cân nhắc việc sử dụng năng lượng hóa thạch vào sản xuất, nếu không muốn chi trả một số tiền thuế cực lớn.

Chính sách của Chính phủ Thụy Điển không cấm các doanh nghiệp sản xuất, nhưng khuyến khích việc chuyển đổi hành vi, chuyển từ các ngành gây phát thải nhiều khí nhà kính sang các ngành sử dụng năng lượng sạch.

Thực tế, nhiên liệu hóa thạch đang được Chính phủ các nước trợ giá cao hơn nhiều so với nhiên liệu tái tạo (dù mâu thuẫn là biện pháp đánh thuế cao với các ngành sử dụng nhiêu liệu hóa thạch lại đang trở thành một trong những biện pháp để giảm phát thải khí nhà kính).

Mặt khác, việc sử dụng các nguồn nhiêu liệu tái tạo trong sản xuất chưa được đầu tư tương xứng và hơn 90% các nguồn lực đầu tư cho năng lượng sạch lại đến từ khu vực kinh tế tư nhân. Chính vì vậy, Chính phủ các nước cần có những biện pháp để tác động vào quyết định đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân.

Hiện tại, Chính phủ Thụy Điển cũng phối hợp chặt chẽ với các trường đại học, khu vực kinh tế tư nhân và các nhà hoạch định chính sách để giới thiệu ra thị trường những công nghệ mới thân thiện với môi trường.

Thụy Điển tham gia vào cuộc chiến toàn cầu chống biến đổi khí hậu một cách nghiêm túc. Hơn một nửa nguồn cung cấp năng lượng quốc gia của Thụy Điển đến từ năng lượng tái tạo và Thụy Điển có một quy định toàn diện nhằm mục đích giảm phát thải khí nhà kính.

Với 52% năng lượng tái tạo trong tổng nguồn cung năng lượng (2014), chủ yếu là thủy điện và nhiên liệu sinh học, Thụy Điển có tỷ lệ năng lượng tái tạo cao nhất trong EU. Theo dự báo của Cơ quan năng lượng Thụy Điển, tỷ lệ này có thể được tăng lên 55% vào năm 2020.

Có lẽ những gì khiến Thụy Điển nổi bật lên là sự tham gia của người dân, luôn đặt mục tiêu cao và tình đoàn kết quốc tế. Ngay cả khi được xếp hạng là một trong những quốc gia bền vững nhất trong một số các chỉ số quốc tế, thì họ cũng không quan tâm tới những điều đã đạt được mà luôn nghĩ về những điều cần làm trong tương lai, điều này xuất phát từ việc người dân nhận thức sâu sắc và quan tâm đến các vấn đề môi trường và họ đã từng đấu tranh vì nước và không khí sạch cho chính mình. Ô nhiễm không khí (PM10) tại các khu vực đô thị của Thụy Điển là 10,2 microgam trên một mét khối so với mức trung bình của OECD là 20,1. Trong khảo sát Standard Eurobarometer năm 2015, 26% người Thụy Điển nói môi trường và biến đổi khí hậu là mối quan tâm chính, so với trung bình 6% ở EU.

Mục tiêu của Thụy Điển là giảm phát thải khí nhà kính (GHG) 40% vào năm 2020 so với năm 1990 và để loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch cho các phương tiên giao thông vào năm 2030. Đây là hai bước đi quan trọng nhằm đạt được mục tiêu của một xã hội không phát thải khí nhà kính vào năm 2050 .

Đối với các nhóm giải pháp liên quan đến tài chính, Chính phủ Thụy Điển đã thông qua một đạo luật phát triển bền vững, yêu cầu các doanh nghiệp phải công khai hoạt động kinh doanh, chiến lược phát triển bền vững và thực trạng phát thải ra ngoài môi trường.

Từ đó, Chính phủ Thụy Điển sẽ ban hành những chính sách nhằm điều chỉnh nhận thức và phương hướng phát triển kinh doanh bền vững của các doanh nghiệp.

Theo nghiên cứu của Viện Công nghệ Hoàng gia Thụy Điển, quốc gia Bắc Âu này đang rất thành công trong việc tách biệt giữa phát triển kinh tế và giảm phát thải khí nhà kính ra môi trường.

Năm 2013, lượng phát thải khí nhà kính của Thụy Điển đạt 55,8 triệu tấn CO2 tương đương, giảm khoảng 22% so với 71,8 triệu tấn năm 1990. Trong cùng thời gian này, GDP của Thụy Điển đã tăng 58%.

Đây là cơ sở để GS Gustav Martinsson có thể khẳng định: “Hoàn toàn không có sự mâu thuẫn giữa 2 nhiệm vụ phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường”.

Trong giai đoạn 2015-2018, Thụy Điển đã đóng góp 4 tỷ SEK (tương đương 522 triệu EUR) - nhiều hơn bình quân đầu người của bất kỳ quốc gia nào - cho Quỹ Khí hậu xanh của Liên Hợp Quốc - là một cơ chế tài chính sẽ thúc đẩy giúp đỡ các quốc gia chuyển sang "Nền kinh tế khí hậu mới".

Bà Victoria Rhodin Sandström- Phó đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam chia sẻ thêm kinh nghiệm về những động lực thúc đẩy nền kinh tế xanh đồng hành cùng những mục tiêu phát triển bền vững SDGs:

image003

Một xã hội cởi mở minh bạch với tỷ lệ tham nhũng thấp sẽ là chìa khóa để giúp giải quyết rất nhiều vấn đề trong xã hội, đặc biệt chúng ta thấy rất rõ là trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu thì sự cởi mở minh bạch sẽ giúp chúng ta tìm ra giải pháp

Quá trình phát triển của Thụy Điển chứng minh rõ ràng rằng trong xã hội cởi mở, minh bạch thì chúng ta có được những cơ chế tiếp cận thông tin và giám sát, từ đó mọi người đều có được thông tin mình cần biết về việc công ty nào, lĩnh vực nào liên quan đến vấn đề xả thải.

Trong bối cảnh hiện nay, vai trò của báo chí, truyền thông và các tổ chức xã hội rất quan trọng trong việc theo dõi giám sát các hoạt động của doanh nghiệp và các cơ quan công quyền với các vấn đề trong xã hội, chúng ta luôn luôn có sự tiếp cận từ nhiều chiều và nếu có những vấn đề cần tranh luận, tham vấn thì chúng ta luôn có sự tham gia của các nhà khoa học và các tổ chức xã hội... Khi tiếp cận cởi mở như vậy sẽ cho phép có nhiều ý kiến khác nhau được cùng trao đổi cùng thảo luận để có được giải pháp tốt nhất. Với kinh nghiệm của Thụy Điển thì muốn phát triển bền vững phải có tầm nhìn dài hạn, thay vì tầm nhìn ngắn hạn với những mục tiêu lợi nhuận trước mắt.

Bà cũng tái khẳng định thiện chí của chính phủ Thụy Điển luôn sẵn sàng hợp tác với các nước như Việt Nam để tìm kiếm các mô hình phát triển mới nhằm giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu hiện nay.

Đọc thêm

Nutifood tặng 1.000 phần quà dinh dưỡng cho hộ gia đình nghèo huyện Cần Giờ Nhịp sống phương Nam

Nutifood tặng 1.000 phần quà dinh dưỡng cho hộ gia đình nghèo huyện Cần Giờ

TTTĐ - Vừa qua, Nutifood thông qua Quỹ Phát triển Tài năng Việt kết hợp cùng Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 4 - TP HCM đã trao tặng 1.000 lon sữa FAMNA với tổng giá trị hơn 450 triệu đồng cho các hộ gia đình nghèo, cận nghèo và trẻ em khó khăn tại huyện Cần Giờ, TP HCM.
Thừa Thiên - Huế thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Doanh nghiệp

Thừa Thiên - Huế thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư

TTTĐ - Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên - Huế là đơn vị công lập trực thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, thực hiện chức năng xúc tiến đầu tư, thương mại, khuyến công; tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định pháp luật.
Thúc đẩy hợp tác ngành Công thương 28 tỉnh, thành phố Kinh tế

Thúc đẩy hợp tác ngành Công thương 28 tỉnh, thành phố

TTTĐ - TP Hà Nội sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ, tạo điều kiện để ngành Công thương phát triển, hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành đề ra và phát huy tinh thần "Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước", tăng cường kết nối, hợp tác, hỗ trợ ngành Công thương cả nước phát triển.
Giải pháp an toàn cho hệ thống điện với ống thép luồn dây điện IEC 61386 Doanh nghiệp

Giải pháp an toàn cho hệ thống điện với ống thép luồn dây điện IEC 61386

TTTĐ - Hỏa hoạn là một trong những mối nguy hiểm lớn nhất đối với mọi công trình, không chỉ gây ra thiệt hại nghiêm trọng về tài sản mà còn đe dọa trực tiếp đến tính mạng của con người.
Lần đầu tổ chức Lễ hội sâm và hương liệu quốc tế TP HCM Nông thôn mới

Lần đầu tổ chức Lễ hội sâm và hương liệu quốc tế TP HCM

TTTĐ - Lễ hội sâm và hương liệu, dược liệu quốc tế TP HCM sẽ là cầu nối cho doanh nghiệp Việt giao lưu, hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp quốc tế có thể mạnh trong lĩnh vực và mở rộng thị trường.
Petrovietnam sẵn sàng tâm thế chinh phục những đỉnh cao mới Doanh nghiệp

Petrovietnam sẵn sàng tâm thế chinh phục những đỉnh cao mới

TTTĐ - Ngày 16/5, tại Hà Nội, Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Đảng ủy Tập đoàn) đã tổ chức Hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Kết luận 01 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, đánh giá 05 năm thực hiện Nghị quyết 281 về “Công tác truyền thông và văn hóa doanh nghiệp” của Đảng ủy Tập đoàn; phát động thi đua phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Nhà máy Đạm Phú Mỹ - NPK Phú Mỹ đón tiếp đoàn khách hàng tham quan Doanh nghiệp

Nhà máy Đạm Phú Mỹ - NPK Phú Mỹ đón tiếp đoàn khách hàng tham quan

TTTĐ - Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Trung phối hợp cùng Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí tổ chức chương trình tham quan Nhà máy Đạm Phú Mỹ - NPK Phú Mỹ.
Petrovietnam đón nhận nhiều tin vui, SXKD tiếp đà tăng trưởng Doanh nghiệp

Petrovietnam đón nhận nhiều tin vui, SXKD tiếp đà tăng trưởng

TTTĐ - Tháng 4/2024, tổng doanh thu toàn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đạt 77,2 nghìn tỷ đồng, tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ, duy trì 3 tháng tăng trưởng liên tiếp. Đặc biệt, Petrovietnam đón nhiều tin vui về cơ chế chính sách, với các phát hiện dầu khí mới, lập kỷ lục về sản lượng điện/ngày…
BAC A BANK ưu tiên lãi suất cho khách hàng doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững Doanh nghiệp

BAC A BANK ưu tiên lãi suất cho khách hàng doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững

TTTĐ - BAC A BANK dành tặng khách hàng doanh nghiệp mức lãi suất tri ân vô cùng hấp dẫn trong khuôn khổ Chương trình ưu đãi tín dụng "30 năm - Nâng tầm doanh nghiệp Việt”.
Giá xăng RON95-III lùi về ngưỡng 23.135 đồng mỗi lít Thị trường - Tài chính

Giá xăng RON95-III lùi về ngưỡng 23.135 đồng mỗi lít

TTTĐ - Theo quyết định của liên bộ Công thương-Tài chính, giá hai mặt hàng xăng và dầu mazut trong nước tiếp tục đi xuống từ 15 giờ ngày hôm nay (16/5).
Xem thêm