Tag

Phát triển tiềm năng cây dược liệu gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP

Nông thôn mới 22/04/2020 20:53
aa
TTTĐ - Hợp tác xã (HTX) Tâm An ở xã Khánh Hà (huyện Thường Tín, Hà Nội) là một trong số rất ít HTX chọn cây dược liệu để khai thác, kinh doanh và phát triển. Tận dụng lợi thế của địa phương, những năm qua, ngoài việc phát triển vùng nguyên liệu, HTX không ngừng xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm dược liệu gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của Thủ đô.

Phát triển tiềm năng cây dược liệu gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP

Ngoài việc trú trọng phát triển cây dược liệu gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP, HTX Tâm An còn đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Bài liên quan

Hà Nội phấn đấu đưa OCOP trở thành thương hiệu có sức hút với người tiêu dùng

Góp tâm huyết phát triển làng nghề truyền thống mây tre đan Phú Vinh

Hà Nội phân hạng 209 sản phẩm OCOP cấp thành phố

Hà Nội đề xuất 6 sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao

Phải thay đổi để OCOP là chương trình vì người dân

“Đánh thức” tiềm năng vùng đất trũng

HTX Tâm An được biết đến là một trong số rất ít đơn vị ở xã Khánh Hà, huyện Thường Tín (Hà Nội) chọn cây dược liệu để khai thác, kinh doanh và phát triển. Chỉ qua 3 năm hoạt động với những bước đi bài bản, đến nay, HTX trở thành một trong những đơn vị điển hình về sản xuất cây dược liệu và rau hữu cơ cho hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, HTX đã có một sản phẩm được chứng nhận OCOP đạt 4 sao của huyện Thường Tín.

Chia sẻ về cơ duyên đến với nghề trồng cây dược liệu, chị Nguyễn Thị Thu (sinh năm 1990) Giám đốc HTX Tâm An cho biết: "Nhận thấy vùng quê Khánh Hà có tiềm năng trồng và phát triển cây dược liệu, cộng với nhu cầu tiêu thụ của các doanh nghiệp trong nước rất lớn nên tháng 7/2017, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và quyết định thành lập HTX Tâm An".

Mục tiêu ban đầu của HTX là tạo vùng nguyên liệu cho một doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại trà và mỹ phẩm từ thảo dược. Trên cơ sở nhu cầu của doanh nghiệp, chị Thu đã ký hợp đồng thu mua nguyên liệu trước rồi cùng 6 thành viên khác của HTX góp đất, chung vốn mua cây giống và canh tác các loại thảo dược để cung cấp cho doanh nghiệp.

Theo chị Nguyễn Thị Thu, nguồn cây dược liệu của Việt Nam rất phong phú, đa dạng, mỗi loại có giá trị kinh tế và thế mạnh riêng. Khởi đầu mô hình trồng dược liệu, chị Thu chọn những loại cây quen thuộc như: Đinh lăng, chùm ngây, cà gai leo… để trồng. Chị cho hay, đây là những loại cây dễ trồng, chăm sóc đơn giản nhưng hiệu quả kinh tế cao. Với những mô hình dược liệu mới hình thành, nguồn vốn còn hạn hẹp thì những loại cây này khá phù hợp…

Chị Thu tâm sự: “Ban đầu, dược liệu được trồng và bán thô cho các công ty dược tại Hà Nội và các tỉnh lân cận. Lấy ngắn nuôi dài, sau khi tích lũy được nguồn vốn, HTX Tâm An đầu tư dây chuyền sản xuất các loại trà đóng gói từ dược liệu như: Trà chùm ngây, trà cà gai leo (trị bệnh) và một số mỹ phẩm chiết xuất từ dược liệu…

Những sản phẩm dược liệu ban đầu được đăng ký và xây dựng thương hiệu với tên “Tâm An”. Hiện, các loại trà và mỹ phẩm thảo dược Tâm An đã có mặt tại hầu hết hệ thống siêu thị lớn như: Lotte, Aeon Mall, Vinmart, T-mart… Nhờ có sự liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp nên đến nay các thành viên HTX đã không phải lo lắng tìm kiếm đầu ra cho vùng nguyên liệu”.

Hiện, các loại trà và mỹ phẩm thảo dược Tâm An đã có mặt tại hầu hết hệ thống siêu thị lớn như: Lotte, Aeon Mall, Vinmart, T-mart…
Hiện, các loại trà và mỹ phẩm thảo dược Tâm An đã có mặt tại hầu hết hệ thống siêu thị lớn như: Lotte, Aeon Mall, Vinmart, T-mart…

Nói về mô hình trồng cây dược liệu của HTX Tâm An, ông Đinh Văn Khang, Trưởng thôn Khánh Vân (xã Khánh Hà) cho biết: Hơn 1ha canh tác cây thảo dược hiện nay của HTX từng là vùng đất trũng thấp, năng suất trồng lúa kém hiệu quả. Một số diện tích thậm chí còn bị bà con bỏ không. Tuy nhiên, khi có dự án canh tác thảo dược của HTX Tâm An, diện tích đất trên đã được cải tạo, mang lại giá trị kinh tế cao.

Thúc đẩy sản xuất hữu cơ

Nhìn lại quá trình phát triển của HTX Tâm An, chị Nguyễn Thị Thu cho biết, kết quả bước đầu có được một phần quan trọng đến từ sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt là Liên minh HTX thành phố Hà Nội.

Trong suốt thời gian qua, Liên minh HTX thành phố đã theo sát, giúp đỡ HTX Tâm An, nhất là trong khâu xúc tiến thương mại, phát triển thương hiệu sản phẩm... Thông qua Liên minh, HTX Tâm An đã có cơ hội tham gia nhiều hội chợ, triển lãm các mặt hàng nông sản tại Thủ đô và nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Đặc biệt, nhờ các hoạt động xúc tiến thương mại, không chỉ có nhiều đối tác quan tâm, tìm hiểu cơ hội hợp tác mà kênh tiêu thụ các sản phẩm từ thảo dược mang nhãn hiệu “Tâm An” của HTX và doanh nghiệp liên kết cũng được mở rộng.

Bên cạnh cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp sản xuất, chế biến, đóng gói trà, mỹ phẩm thảo dược, thời gian qua, HTX Tâm An cũng đẩy mạnh phát triển mô hình rau hữu cơ. Dù sản lượng vẫn còn khá hạn chế nhưng nông sản hữu cơ của HTX hiện cho giá trị cao gấp 3 lần sản phẩm cùng loại được canh tác theo phương thức truyền thống.

Theo thống kê của HTX, từ gần 5 sào trồng rau, củ theo mùa vụ, trung bình thu nhập đạt khoảng 3,8 triệu đồng/sào/vụ, đến nay HTX Tâm An đã mở rộng diện tích gieo trồng, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Chị Thu cho rằng, sản xuất nông nghiệp hữu cơ có tiềm năng giá trị rất lớn. Đây cũng là định hướng mà HTX Tâm An đang nỗ lực theo đuổi.

Nói về hiệu quả mô hình sản xuất của HTX Tâm An, Phó Chủ tịch Liên minh HTX thành phố Hà Nội Nguyễn Trung Thành nhận xét: Sản xuất dược liệu và các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đang là hướng đi hiệu quả trong phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung. Mô hình của Tâm An không chỉ giúp HTX và thành viên làm giàu mà còn thể hiện rõ vai trò của các HTX trong phát triển kinh tế tập thể tại địa phương. Đổi mới, phát huy vai trò các HTX cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để các địa phương nâng cao chất lượng trong xây dựng Nông thôn mới...

Theo ông Nguyễn Trung Thành, trong giai đoạn hiện nay, nếu chỉ có sự vào cuộc hỗ trợ của Nhà nước thôi là chưa đủ, mà bản thân mỗi HTX, doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản phải chủ động và có ý thức vươn lên để tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn mà các đối tác yêu cầu.

Đặc biệt, các doanh nghiệp phải liên kết chuỗi và chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường ra nhiều nước chứ không chỉ phụ thuộc vào chính thị trường trong nước. Nếu các HTX, doanh nghiệp cùng đồng hành với Nhà nước làm tốt việc này thì ngành Nông nghiệp Việt Nam sẽ phát triển bền vững.

Dù đã có những bước đi ban đầu khá vững chắc, tuy nhiên, với một HTX còn khá trẻ như Tâm An thì trước mắt vẫn còn nhiều khó khăn phải vượt qua. Chính vì vậy, mong muốn của chị Nguyễn Thị Thu là các cơ quan chức năng tiếp tục quan tâm, mở các lớp đào tạo, tập huấn về kỹ thuật canh tác hữu cơ cho thành viên; hỗ trợ HTX tham gia các chương trình xúc tiến thương mại để đưa sản phẩm mang nhãn hiệu Tâm An đến với đông đảo người tiêu dùng Thủ đô và cả nước.

Trang thông tin có sự phối hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội

Đọc thêm

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai Nông thôn mới

Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai

TTTĐ - Ngày 7/11, Sở Công thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Quốc Oai tổ chức Triển lãm các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024.
Người dân Thủ đô hào hứng trải nghiệm nông sản an toàn Nông thôn mới

Người dân Thủ đô hào hứng trải nghiệm nông sản an toàn

TTTĐ - Tối 6/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND huyện Đan Phượng tổ chức Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn.
Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP

TTTĐ - Những năm qua, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã đạt được những kết quả nổi bật. Toàn huyện hiện có 149 sản phẩm OCOP của 35 chủ thể đã được công nhận, góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Xem thêm