Tag

Quản lý khai thác vàng trái phép ở Hoà Bình: Lộ diện thêm nhiều sai phạm?

Bạn đọc 02/11/2017 16:11
aa
TTTĐ.VN - Trong văn bản trả lời Báo Công lý, ông Bùi Quang Điệp, Phó Giám đốc Sở TNMT tỉnh Hoà Bình tiếp tục có nhiều nội dung “thản nhiên”, vô cảm trước những sai phạm nghiêm trọng.

Quản lý khai thác vàng trái phép ở Hoà Bình: Lộ diện thêm nhiều sai phạm?

Sự việc còn liên quan đến một văn bản quản lý của Thủ tướng Chính phủ. Sự việc cần sớm được thanh tra, làm rõ.

Không hề đề cập, thừa nhận sai phạm

Trong văn bản trả lời Báo Công lý, ông Bùi Quang Điệp nêu: “Sau khi có văn bản phúc đáp của Bộ TNMT, Sở TNMT đã có Văn bản số 1234/STNMT-KS ngày 11/8/2017 hướng dẫn Công ty Cổ phần Khai thác và Chế biến Khoáng sản Hòa Bình( gọi tắt là Công ty Khoáng sản Hoà Bình) thực hiện đúng nội dung văn bản của Bộ TNMT, yêu cầu công ty không tiến hành bất kỳ hoạt động nào liên quan đến thăm dò, khai thác khoáng sản trong khi chưa hoàn thiện các thủ tục theo quy định...”.

Quản lý khai thác vàng trái phép ở Hoà Bình: Lộ diện thêm nhiều sai phạm?

Công văn của Sở TNMT tỉnh Hoà Bình trả lời Báo Công lý

Nội dung trả lời trên cho thấy, Sở TNMT hoàn toàn không thừa nhận đó là những sai phạm, khuyết điểm do tham mưu sai dẫn đến các văn bản hướng dẫn sai... Cơ quan này cũng không hề đề cập đến việc phải thu hồi các quyết định cho phép khảo sát, lấy mẫu; kiểm điểm, xử lý các cá nhân, tập thể tham mưu sai...

Né tránh nhiều vấn đề, lộ diện thêm nhiều sai phạm

Vẫn theo công văn trả lời do ông Bùi Quang Điệp, Phó Giám đốc Sở TNMT tỉnh Hoà Bình ký, lại lộ ra nhiều sai phạm khác. Công văn thừa nhận: Trên cơ sở phản ánh của báo chí về hiện tượng khai thác vàng trái phéptại xã Hợp Châu, ngày 7/9/2017, Thanh tra Sở TNMT phối hợp với Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh, Công an huyện Lương Sơn, UBND xã Hợp Châu tiến hành kiểm tra thực tế. Tại thời điểm kiểm tra ghi nhận: Công ty Khoáng sản Hoà Bình đã dựng lều lán, tập kết máy móc thiết bị và có công nhân trông coi.

Văn bản do ông Điệp ký còn đưa ra những thông tin rất “buồn cười”: “Theo báo cáo của Công ty, khu đất đề nghị thực hiện dự án trước đây là đất lâm nghiệp đã giao ổn định, lâu dài cho các hộ gia đình, cá nhân. Sau đó các hộ đã chuyển nhượng đất cho một đơn vị trồng cà gai leo. Đơn vị này xây dựng nhà để bảo vệ, trông coi. Với mục tiêu được cho phép thực hiện dự án, cá nhân là thành viên của Công ty Khoáng sản Hoà Bình đã thoả thuận mua lại quyền sử dụng đất của đơn vị trồng cà gai leo trên. Như vậy, việc dựng lều lán, tập kết máy móc thiết bị, có công nhân trông coi và việc sử dụng đất được xem xét theo quy định của Luật Đất đai. gia đình

Với thông tin trên, Sở TNMT tỉnh Hoà Bình lại thêm một lần “tung hoả mù” đánh lừa công luận để hợp thức cho những sai trái của mình. Chỉ riêng việc để cho các tư nhân không có mục đích và tư cách sử dụng đất lâm nghiệp, nông nghiệp thu gom, chuyển nhượng đã là trái quy định của Luật Đất đai mà Sở chuyên ngành không kiểm tra, thanh tra, chấn chỉnh đã là điều không thể chấp nhận. Sự việc không đơn giản như vậy khi mà thông tin phóng viên tìm hiểu còn cho biết, hiện nay đã có việc thu gom tới 81 ha đất để nhằm hướng tới thực hiện dự án còn nhiều sai phạm pháp lý này.

Mặt khác, thông tin trên của Sở TNMT chỉ là sự nguỵ biện. Trên thực tế, chính ông Trần Minh Thắng, lãnh đạo Công ty Khoáng sản Hoà Bình và lãnh đạo Lữ đoàn 72 (Binh chủng Công binh) khi trao đổi với báo chí đều thừa nhận đã có việc đưa người, máy móc, phương tiện vào khảo sát, lấy mẫu bề mặt để phục vụ cho việc lập dự án. Vậy mà chỉ sau ít ngày, bằng những tổng hợp "cưỡi ngựa xem...dự án", Sở TNMT lại “hồn nhiên” thông tin đất này của đơn vị trồng cà gai leo, máy móc, phương tiện cũng do đơn vị này để lại, quả là một kiểu “đánh bùn sang ao” ngoạn mục.


Quản lý khai thác vàng trái phép ở Hoà Bình: Lộ diện thêm nhiều sai phạm?

Quản lý khai thác vàng trái phép ở Hoà Bình: Lộ diện thêm nhiều sai phạm?
Lều lán, máy móc phục vụ quá trình "thăm dò, lấy mẫu" của Công ty Khoáng sản Hòa Bình


Cần nói rõ thêm rằng, trong công văn của Báo Công lý gửi UBND tỉnh và Sở TNMT tỉnh Hoà Bình đã đề cập 8 câu hỏi với những nội dung cụ thể, nhưng UBND tỉnh Hoà Bình thì im lặng không trả lời, còn Sở TNMT tỉnh Hoà Bình lại trả lời né tránh, vòng vo, không đúng trọng tâm câu hỏi. Hàng loạt vấn đề ẩn chứa những khuất tất, lỗ hổng trách nhiệm và những bất cập rất cần được làm rõ, xử lý kịp thời thì Sở TNMT lại không hề đề cập, cụ thể như: "Đề nghị cho biết hồ sơ quản lý các dự án thăm dò vàng tại xã Hợp Châu của Công ty Khoáng sản Hòa Bình gồm những gì, có Đề án thăm dò khoáng sản do Công ty lập, Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Hồ sơ tài liệu chứng minh năng lực tài chính, Quyết định của UBND tỉnh Hòa Bình về việc cho phép thực hiện lấy mẫu thăm dò khoáng sản, Kế hoạch, thời gian lấy mẫu thăm dò, lực lượng, phương tiện hoạt động, Báo cáo kết quả thăm dò không? Cơ sở pháp lý và thực tiễn nào để Sở TNMT tham mưu cho UBND tỉnh Hòa Bình chấp thuận và kiến nghị Bộ, ngành cho ý kiến về việc Công ty Khoáng sản Hòa Bình lấy 3 khu đất 13ha để thực hiện dự án Điều tra, đánh giá, thăm dò khoáng sản vàng tại xã Hợp Châu và dự án Nhà máy chế biến quặng đa kim Hòa Bình? Nếu là dự án phát triển kinh tế - xã hội tại sao không đưa vào danh mục thu hút đầu tư và đấu thầu công khai?

Văn bản số 1973/STNMT-KS do ông Đinh Văn Hòa, Giám đốc Sở TNMT tỉnh Hòa Bình ký gửi Công ty Khoáng sản Hoà Bình về việc “Khảo sát trên thực địa, lấy mẫu trên bề mặt để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò quặng vàng tại xã Hợp Châu” có đúng thẩm quyền? Đến nay, công tác thăm dò khoáng sản còn chưa xong, chưa có đánh giá trữ lượng và tiềm năng thì căn cứ vào cơ sở nào, Sở TNMT tỉnh Hòa Bình tham mưu và đồng ý cho việc đề xuất xây dựng nhà máy chế biến quặng đa kim? Công ty Khoáng sản Hòa Bình có vốn điều lệ của công ty chỉ vỏn vẹn 10 tỷ đồng và có 10 lao động thì có đủ năng lực thực hiện 2 dự án thăm dò và dự án xây dựng nhà máy nêu trên? Có hay không việc UBND tỉnh Hoà Bình và Sở TNMT không am hiểu pháp luật để doanh nghiệp "giật dây, đạo diễn"? Nếu các dự án không đủ điều kiện như vậy thì có phải tạm dừng dự án hoặc thu hồi các văn bản cho phép không? Thời gian lấy mẫu theo quy định không quá 01 tháng, đến nay, Công ty Khoáng sản Hoà Bình đã tiến hành thăm dò gần một năm và đã xây nhà, dựng lán, có máy xúc máy ủi làm đường, đào xới mặt đất, thậm chí như dư luận phản ánh là có hiện tượng lợi dụng thăm dò để khai thác vàng... mà vẫn chưa thấy doanh nghiệp này báo cáo kết quả thăm dò. Xin cho biết báo cáo kết quả thăm dò, đã có báo cáo chưa, việc xử lý thăm dò quá thời hạn như thế nào, có thu hồi giấy phép thăm dò không?

Bất thường doanh nghiệp hoạt động 4 ngày đã trúng dự án

Được biết, từ ngày 29/11/2016, Sở TN&MT tỉnh Hòa Bình hướng dẫn cho doanh nghiệp được khảo sát thực địa, lấy mẫu trên bề mặt nhưng sau khi nhận được Văn bản số 3672, ngày 21/7/2017 của Bộ TN&MT thì tới tận gần 01 tháng sau ngày 11/8/2017, Sở TN&MT tỉnh Hòa Bình mới có văn bản yêu cầu doanh nghiệp không tiến hành bất cứ hoạt động khoáng sản nào trước khi hoàn thiện thủ tục cấp phép. Trong khi đó, ngày 7/9/2017, Thanh tra Sở cùng Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Hòa Bình đi kiểm tra vẫn thấy lều lán, máy móc và công nhân trông coi. Điều này khiến dư luận đặt câu hỏi trong suốt gần 01 năm, Sở TN&MT và UBND tỉnh có thực hiện kiểm tra, giám sát việc lấy mẫu và doanh nghiệp có gửi báo cáo kết quả để Bộ TN&MT có cơ sở hướng dẫn hay không ? Nội dung báo cáo như thế nào? Tại sao Bộ TNMT khi nhận báo cáo không kiến nghị xử lý sai phạm mà lại để kéo dài 4 tháng mới trả lời? Đây cũng là vấn đề cần được làm rõ.


Quản lý khai thác vàng trái phép ở Hoà Bình: Lộ diện thêm nhiều sai phạm?

Bể ngầm tại khai trường

Quản lý khai thác vàng trái phép ở Hoà Bình: Lộ diện thêm nhiều sai phạm?
Khoáng vàng sau khi được sàng tuyển tại khai trường


Vẫn theo văn bản của Sở TNMT tỉnh Hoà Bình gửi Báo Công lý thì ngày 28/6/2016, Công ty Khoáng sản Hoà Bình (trước đây là Công ty Cổ phần 379 An Việt Thắng) có đơn đề nghị cho phép điều tra cơ bản, đánh giá tiềm năng khoáng sản quặng vàng gốc tại xã Hợp Châu. Thông tin này cho thấy nhiều điểm bất thường, phải chăng Công ty Cổ phần 379 An Việt Thắng đã có đơn đề nghị thăm dò, đánh giá khoáng sản trước nhưng không đủ điều kiện nên “bán cái” hoặc đổi tên sang thành lập Công ty Khoáng sản Hoà Bình?

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, Công ty Cổ phần 379 An Việt Thắng được đăng ký kinh doanh và hoạt động cũng mới từ ngày 3/3/2016, Giấy phép kinh doanh: 0601109996 tại Nam Định, có địa chỉ tại số nhà 145 đường Đặng Xuân Bảng, Xã Nam Phong, TP Nam Định, tỉnh Nam Định. Người đại diện pháp luật vẫn là ông Trần Minh Thắng.

Theo thông tin công bố tại Cổng thông tin đăng ký kinh doanh quốc gia thì Công ty Khoáng sản Hòa Bình được thành lập vào ngày 01/8/2016. Theo quy trình đăng ký kinh doanh thì ngày 2/8/2016 Sở Kế hoạch và Đầu tư mới trả kết quả, nếu như nhanh nhất 3 ngày tiếp sau đó mới tiến hành thủ tục khắc dấu và công bố mẫu dấu trên Cổng thông tin đăng ký kinh doanh quốc gia, tức khoảng ngày 8/8/2016 mới được sử dụng con dấu và doanh nghiệp mới được phép hoạt động trên thực tế.


Thanh tra Chính phủ cần sớm vào cuộc

Nhưng trong hồ sơ thể hiện UBND tỉnh Hòa Bình ngày 12/8/2016 đã ban hành Công văn số 924/UBND-NNTN về việc xin ý kiến địa điểm thực hiện Dự án điều tra đánh giá, thăm dò khoáng sản vàng tại xã Hợp Châu, huyện Lương Sơn. Vì vậy, có cơ sở dư luận cho rằng, các cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình đã “cầm đèn chạy trước ô tô”, thậm chí “mù mờ pháp luật” để doanh nghiệp “giật dây”, “đạo diễn”, bất chấp quy định và những phản hồi của các Bộ, ngành...

Với hàng loạt thông tin, dấu hiệu sai phạm trên, chúng tôi cho rằng, vụ việc liên quan tới quản lý khai thác vàng ở xã Hợp Châu, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình đang ẩn chứa hàng loạt sai phạm nghiêm trọng cần sớm được làm rõ, xử lý nghiêm minh, rút ra những bài học kinh nghiệm quản lý kịp thời. Trong đó có việc buông lỏng quản lý, vi phạm các quy định của Thủ tướng Chính phủ (Báo Công lý sẽ có riêng văn bản gửi Văn phòng Chính phủ về vấn đề này).

Đề nghị các cơ quan chức năng, trực tiếp là Bộ TNMT và Thanh tra Chính phủ khẩn trương vào cuộc, thanh tra toàn diện để làm rõ, xử lý nghiêm minh sự việc.


Tin liên quan

Đọc thêm

Bài 10: Trung ương chỉ đạo xem xét, giải quyết và báo cáo Đường dây nóng

Bài 10: Trung ương chỉ đạo xem xét, giải quyết và báo cáo

TTTĐ - Mới đây, Trụ sở Tiếp công dân Trung ương đã có Công văn số 24/TSTCDTW-TTCP, chuyển đơn của bà Trần Thị Hương đến UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để xem xét, giải quyết, đồng thời đề nghị thông tin kết quả đến Trụ sở Tiếp công dân Trung ương.
Cưỡng chế thuế đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Eco Pearl City Đường dây nóng

Cưỡng chế thuế đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Eco Pearl City

TTTĐ - Cục Thuế tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Eco Pearl City.
Nợ thuế, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp bị đề nghị tạm hoãn xuất cảnh Đường dây nóng

Nợ thuế, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp bị đề nghị tạm hoãn xuất cảnh

TTTĐ - Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có thông báo gửi tới Cục quản lý Xuất nhập cảnh - Bộ Công an về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện pháp luật của các công ty đang nợ thuế.
Có dấu hiệu làm giả hồ sơ, hợp thức “bìa đỏ” Đường dây nóng

Có dấu hiệu làm giả hồ sơ, hợp thức “bìa đỏ”

TTTĐ - Theo đơn tố cáo, để hợp thức làm 3 “bìa đỏ”, một số cán bộ xã Kiền Bái, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng, có dấu hiệu làm giả “Biên bản họp gia đình”; làm giả, khống chữ ký của cụ Côi và 6 con gái của cụ.
Phát hiện phân bón kém chất lượng, phạt người bán và nhà cung ứng Nhịp sống phương Nam

Phát hiện phân bón kém chất lượng, phạt người bán và nhà cung ứng

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi vừa tiến hành xử phạt đối với một hộ kinh doanh và nhà cung ứng sản phẩm phân bón kém chất lượng.
Một người dân đi làm thủ tục đất đai hơn 10 năm chưa xong Đường dây nóng

Một người dân đi làm thủ tục đất đai hơn 10 năm chưa xong

TTTĐ - Một người dân tại phường Phú Thọ, TP Thủ Dầu Một mua đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thế nhưng khi làm thủ tục sang tên lại bị kéo dài từ năm 2012 đến tận nay vẫn chưa xong.
Khởi tố 5 đối tượng vụ phá rừng tự nhiên tại Đăk Pxi Đường dây nóng

Khởi tố 5 đối tượng vụ phá rừng tự nhiên tại Đăk Pxi

TTTĐ - Cơ quan CSĐT, Công an huyện Đăk Hà đã khởi tố bị can và bắt bị can để tạm giam với 5 đối tượng trong vụ phá rừng tự nhiên tại xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) mà báo Tuổi trẻ Thủ đô phản ánh.
Hải Phòng sẽ cưỡng chế thu hồi đất hộ bà Phạm Thị Thu Trang Đường dây nóng

Hải Phòng sẽ cưỡng chế thu hồi đất hộ bà Phạm Thị Thu Trang

TTTĐ - UBND huyện An Dương, thành phố Hải Phòng vừa thông tin về việc cưỡng chế thu hồi đất để giải phóng mặt bằng thực hiện Dự án đầu tư xây dựng nút giao khác mức tại ngã tư đường Tôn Đức Thắng – Máng Nước – Quốc lộ 5, xã An Đồng, huyện An Dương.
Gia đình liệt sĩ có dấu hiệu bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản? Đường dây nóng

Gia đình liệt sĩ có dấu hiệu bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản?

TTTĐ - Tin tưởng “cò làm bìa đỏ”, gia đình ông Nguyễn Văn Phụng (con của liệt sĩ Nguyễn Văn Vượng) ở Kiền Bái, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng, đã bị Hoàng Anh Đức và một số đối tượng lừa bán thửa đất 104m2 trị giá 1,5 tỷ đồng và 300 triệu đồng tiền vay tín chấp.
Những phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã được làm rõ Đường dây nóng

Những phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã được làm rõ

TTTĐ - Gần 1 năm ròng rã, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã kiên trì đeo bám, tìm hiểu vụ việc cấp đất trái quy định, trái thẩm quyền. Với sự vào cuộc quyết liệt và tinh thần cầu thị, đến nay các ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã có báo cáo chính thức về hàng loạt sai phạm trong việc quản lý đất đai xảy ra tại Công ty TNHH MTV 732 (Công ty 732) trong việc cấp đất cho các cá nhân.
Xem thêm