Quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen
![]() |
Phát biểu tại buổi Hội thảo, Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường Phạm Anh Cường cho rằng, việc ban hành một văn bản mới nhằm một bước hoàn thiện hệ thống luật pháp và nội luật hóa Nghị định thư Nagoya (về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen), là một yêu cầu cấp thiết sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 31 của các bên tham gia Nghị định thư vào tháng 4 năm 2014, sau nhiều nỗ lực trong việc thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực đa dạng sinh học.
Vấn đề tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen đã được quy định chủ yếu tại Luật Đa dạng sinh học năm 2008, Nghị định số 65/2010 ngày 11/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học và một số văn bản khác. Mặc dù những văn bản trên đã tạo ra một khung pháp lý cơ bản với các quy định tối thiểu về quản lý hoạt động tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích nhưng Việt Nam vẫn còn thiếu các quy định cụ thể về quy trình cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện cấp/thu hồi giấy phép, quy định về lợi ích tiền tệ và phi tiền tệ, các điều khoản thương thảo và ký kết hợp đồng tiếp cận nguồn gen chia sẻ lợi ích giữa các bên có liên quan…
Toàn cảnh buổi hội thảo
TS. Phạm Anh Cường, Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường đánh giá cao vai trò, ý nghĩa của Nghị định 59 của Chính phủ đối với việc quản lý, bảo vệ, chia sẻ lợi ích từ sử dụng nguồn gen.
“Việt Nam là một quốc gia được đánh giá có tính đa dạng sinh học rất cao và chúng ta đang sở hữu rất nhiều nguồn gen quý hiếm. Tuy nhiên, trong những năm qua, nguồn gen đang suy thoái một cách nghiêm trọng do con người sử dụng quá mức, thiếu các giải pháp khuyến khích trong bảo tồn, bảo vệ, chia sẻ lợi ích cho các bên liên quan. Bên cạnh đó, chúng ta gặp phải tình trạng nguồn gen bị đánh cắp và mang ra nước ngoài. Chính vì thế, việc ban hành nghị định số 59 về quản lý, tiếp cận và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen là vô cùng quan trọng để Việt Nam nhanh chóng đưa hoạt động tiếp cận nguồn gen vào khuôn khổ pháp lý. Từ đó, bảo vệ được lợi ích của Việt Nam trên trường quốc tế cũng như bảo vệ lợi ích của các chủ nguồn gen tại Việt Nam. Theo pháp luật đó là các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình được giao quản lý nguồn gen”, ông Phạm Anh Cường cho hay.
Cũng trong khuôn khổ Hội thảo, đại diện Bộ ngành, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại điện các doanh nghiệp… đã tập trung thảo luận một số vấn đề liên quan tới hướng dẫn quy trình và hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen, vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ, chia sẻ nguồn gen cũng như trách nhiệm của các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương đối với việc hướng dẫn thực thi Nghị định 59/2017/NĐ-CP về quản lý, tiếp cận và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen.
Nghị định số 59/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc chia sẻ lợi ích từ sử dụng nguồn gen phải đảm bảo công bằng, hợp lý giữa các bên có liên quan và góp phần quản lý hiệu quả tài nguyên sinh học, thúc đẩy các quá trình nghiên cứu khoa học và thương mại hóa nguồn gen, chú trọng đến vai trò của cộng đồng địa phương trong việc bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên di truyền.
Về các loại hình lợi ích, Nghị định 59 quy định rõ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen bao gồm lợi ích bằng tiền hoặc lợi ích không bằng tiền.
Lợi ích bằng tiền gồm: Tiền thu thập mẫu vật di truyền; tiền bản quyền; tiền nhượng quyền thương mại; các khoản tiền thanh toán một lần hoặc theo đợt theo thỏa thuận; các lợi ích bằng tiền khác phát sinh trong quá trình sử dụng nguồn gen.
Lợi ích không bằng tiền gồm: Chia sẻ kết quả nghiên cứu; quyền được tham gia hoạt động hợp tác nghiên cứu, phát triển, sản xuất các sản phẩm thương mại; quyền được tiếp cận với thông tin khoa học, kỹ thuật liên quan; chuyển giao công nghệ cho Bên cung cấp nguồn gen; đào tạo, nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển nguồn gen; quyền sở hữu trí tuệ chung tương ứng với tỷ lệ đóng góp đối với kết quả sáng tạo trên cơ sở tiếp cận nguồn gen; các lợi ích không bằng tiền khác.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Lập Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp

Generali Việt Nam xuất sắc giành cú đúp giải thưởng

PGBank ưu đãi lớn về phí chuyển và tỷ giá mua ngoại tệ dành cho khách hàng cá nhân

Giá trị danh mục đầu tư ròng của Temasek tăng cao kỷ lục, đạt mức 434 tỷ đô la Singapore

BIDV MetLife nhận cú đúp giải thưởng tại lễ trao giải Insurance Asia Awards 2025

Hòa Phát đầu tư khu công nghiệp gần 3.400 tỷ đồng tại Hải Phòng

TP Hồ Chí Minh tăng cường hợp tác với doanh nghiệp Đức

Cảnh báo mạo danh ngành điện Thủ đô để trục lợi, lừa đảo

Tín dụng tăng trưởng đột phá 9,9% trong 6 tháng đầu năm
