Tag

Quảng Nam kiến nghị Quốc hội xem xét, ban hành Luật Sâm

Nông thôn mới 10/07/2024 11:58
aa
TTTĐ - Ngày 9/7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu ký công văn số 5108/UBND-KTN gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam về việc kiến nghị, đề xuất một số chủ trương về phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh.
Quảng Nam đặt mục tiêu lọt top 30 PCI cả nước năm 2024 Quảng Nam: Trung tâm thể thao ở Điện Bàn có dấu hiệu xuống cấp Kinh tế Quảng Nam khởi sắc, chấm dứt tăng trưởng âm
sản phẩm Sâm Ngọc Linh được đưa vào giới thiệu và tiêu thụ trong các phiên chợ hằng tháng tại huyện Nam Trà My
Sản phẩm sâm Ngọc Linh được đưa vào giới thiệu và tiêu thụ trong các phiên chợ hằng tháng tại huyện Nam Trà My (Ảnh: CTV)

Nhiều khó khăn, vướng mắc cần giải quyết

Tỉnh Quảng Nam và Kon Tum là 2 địa phương sở hữu cây đặc hữu sâm Ngọc Linh được xem là cây quốc bảo của Việt Nam. Hiện nay, cây sâm Ngọc Linh đã và đang từng bước phát triển, tạo nên diện mạo mới và thu nhập ổn định cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Có thể khẳng định, trong thời gian qua công tác bảo tồn, phát triển cây sâm Ngọc Linh được tỉnh Quảng Nam triển khai mạnh mẽ và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, trên thực tiễn vẫn còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần giải quyết liên quan đến quy định cho thuê môi trường rừng trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất để nuôi, trồng phát triển cây dược liệu theo quy định tại khoản 7, khoản 8 và khoản 9, Điều 248, Luật Đất đai năm 2024 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2024).

đến nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc cấp, quản lý mã số vùng trồng cho cây Sâm Ngọc Linh
Đến nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc cấp, quản lý mã số vùng trồng cho cây sâm Ngọc Linh (Ảnh: CTV)

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, hiện chưa có quy định về trình tự thủ tục về hồ sơ, thời gian thuê, mức giá thuê và hạn mức thuê để nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất, làm cơ sở để tổ chức triển khai thực hiện tại địa phương.

Bên cạnh đó, theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ, tại Phụ lục Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thì sâm Ngọc Linh (tự nhiên) thuộc nhóm IA do Cơ quan quản lý CITES cấp mã số cơ sở nuôi, trồng vì mục đích xuất khẩu.

Đến nay chưa có văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể để xác định thế nào là sâm Ngọc Linh (tự nhiên) và sâm Ngọc Linh nuôi trồng nhân tạo. Do đó rất khó khăn trong việc tham mưu, đề xuất cấp mã số cho cơ sở nuôi, trồng đối với sâm Ngọc Linh (tự nhiên) và triển khai phát triển sản xuất, kinh doanh, hướng đến xuất khẩu đối với sâm nuôi trồng nhân tạo; ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất, quản lý cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh.

Ươm giống saamNgocj Linh tại
Ươm giống sâm Ngọc Linh tại Quảng Nam (Ảnh: CTV)

Ngoài ra, hiện vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc cấp, quản lý mã số vùng trồng cho cây sâm Ngọc Linh và các loài cây dược liệu khác trồng trên đất lâm nghiệp, dưới tán rừng tự nhiên.

UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng, việc xác định cây sâm Ngọc Linh hiện nay còn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính; chưa được đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, hạ tầng để kiểm định, phân định rõ ràng.

Từ đó, tình trạng sâm Ngọc Linh giả vẫn còn diễn ra thương xuyên và phức tạp ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng.

Do vậy, UBND tỉnh đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam có ý kiến kiến nghị với Quốc hội xem xét, ban hành Luật Sâm Việt Nam.

trên địa bàn tỉnh có 2 đơn vị sự nghiệp công lập nhà nước đang thực hiện chăm sóc và bảo vệ vườn Sâm giống gốc tại xã Trà Linh, huyện Nam Trà My
Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện có 2 đơn vị sự nghiệp công lập nhà nước đang thực hiện chăm sóc và bảo vệ vườn sâm giống gốc tại xã Trà Linh, huyện Nam Trà My (Ảnh: CTV)

Kiến nghị đầu tư hạ tầng vùng Sâm Ngọc Linh

UBND tỉnh Quảng Nam thông tin, bên cạnh công tác trồng, sản xuất thì việc đồng bộ các công trình về kết cấu hạ tầng giao thông thực hiện liên kết vùng sâm hiện nay chủ yếu dựa vào nguồn lực địa phương nên còn rất nhiều hạn chế; chưa đảm bảo và tương xứng với nhu cầu phát triển hàng hoá, du lịch và kêu gọi các nguồn đầu tư đủ mạnh để phát triển vùng sâm Ngọc Linh.

Theo đó, UBND tỉnh kiến nghị Chính phủ chủ trương đầu tư hạ tầng thủ phủ vùng sâm Ngọc Linh như nâng cấp quốc lộ 40B (đoạn huyện Bắc Trà My - giáp tỉnh Kon Tum, dài 45km), tỉnh Quảng Nam chịu kinh phí giải phóng đền bù; dự kiến kinh phí khoảng 1.500 tỷ; đầu tư xây dựng tuyến đường chiến lược vùng sâm Ngọc Linh (dài 60km); dự kiến kinh phí khoảng 911 tỷ đồng.

Cùng với đó, Chính phủ có chủ trương kêu gọi và thu hút các tập đoàn lớn vào đầu tư phát triển sâm tại Quảng Nam; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất tổ chức Lễ hội sâm quốc gia tại Quảng Nam vào năm 2025 và triển khai chương trình phát triển du lịch sâm Việt Nam.

Ngoài ra, Bộ Y tế sớm thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực; có cơ chế đưa sản phẩm sâm Việt Nam vào bảo hiểm y tế.

Giowis thiệu sản phẩm sâm Ngọc Linh
Giới thiệu sản phẩm sâm củ Ngọc Linh (Ảnh: CTV)

Hiện nay, Quảng Nam đã quy hoạch diện tích vùng bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh được xác định là 15.567ha (trong đó từ độ cao 2.000m trở lên là 2.238ha, ở độ cao từ 1.200 - 2.000m là 13.329ha).

Ngoài ra, tỉnh đang nghiên cứu trồng di thực sâm Ngọc Linh ở một số địa phương khác có điều kiện tương đồng để mở rộng, phát triển diện tích.

Tổng diện tích cho thuê môi trường rừng để trồng sâm Ngọc Linh là 1.428,96 ha (trong đó: Hộ gia đình, cá nhân: 428,96ha; tổ chức, doanh nghiệp: 1.000ha). Qua đó, diện tích trồng cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là 1.243,00ha (chủ yếu tập trung tại huyện Nam Trà My).

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có 2 đơn vị sự nghiệp công lập Nhà nước đang thực hiện chăm sóc và bảo vệ vườn sâm giống gốc tại xã Trà Linh, huyện Nam Trà My là Trung tâm Phát triển sâm Ngọc Linh và Dược liệu Quảng Nam và Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện Nam Trà My.

Trong giai đoạn từ năm 2018 - 2020, các đơn vị đã cung ứng cho doanh nghiệp và người dân được 47.957 cây giống sâm Ngọc Linh 1 năm tuổi. Tổng số tiền thu được từ việc cung ứng cây giống hơn 9.686 triệu đồng.

diện tích trồng cây Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là 1.243,00 ha (chủ yếu tập trung tại huyện Nam Trà My).
Diện tích trồng cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là 1.243ha, chủ yếu tập trung tại huyện Nam Trà My (Ảnh: CTV)

Theo số liệu báo cáo, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có trên 10 doanh nghiệp đang thu mua và chế biến sâm Ngọc Linh. Doanh nghiệp tập trung vào các sản phẩm chế biến từ sâm Ngọc Linh gồm: Trà túi lọc sâm Ngọc Linh, nước uống sâm Ngọc Linh, mật ong sâm Ngọc Linh, rượu Diệp linh sâm, dung dịch uống sâm Ngọc Linh, viên ngậm sâm Ngọc Linh... với lượng nguyên liệu tiêu thụ khoảng 50 - 60 kg/năm.

Bên cạnh đó, sản phẩm sâm Ngọc Linh được đưa vào giới thiệu và tiêu thụ trong các phiên chợ hằng tháng tại huyện Nam Trà My với lượng sâm củ tiêu thụ trung bình khoảng 30kg/phiên/tháng.

Đọc thêm

Nâng cao năng lực cho phụ nữ, tạo cơ hội phát triển kinh tế bền vững Nông thôn mới

Nâng cao năng lực cho phụ nữ, tạo cơ hội phát triển kinh tế bền vững

TTTĐ - Sáng 16/7, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình phối hợp với tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam tổ chức sự kiện kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm với chủ đề “Phụ nữ Hòa Bình hội nhập, phát triển kinh tế bền vững”.
Chính sách tín dụng cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Nông thôn mới

Chính sách tín dụng cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

TTTĐ - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 10/2024/QĐ-TTg ngày 15/7/2024 về tín dụng thực hiện cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Trao tặng bức tranh chân dung Bác Hồ được ghép từ hoa sen Nông thôn mới

Trao tặng bức tranh chân dung Bác Hồ được ghép từ hoa sen

TTTĐ - Trong khuôn khổ của Lễ hội Sen Hà Nội 2024, tối 14/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã tặng Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, bức tranh kính chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh ghép từ gần 2.000 bức ảnh sen và 30 giống sen quý, do các nhà khoa học của Viện nghiên cứu Rau quả bảo tồn và phát triển.
Sản phẩm OCOP là “sức sống” của cộng đồng nông thôn Kinh tế

Sản phẩm OCOP là “sức sống” của cộng đồng nông thôn

TTTĐ - Trong khuôn khổ Lễ hội sen Hà Nội 2024 và sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan đã thăm quan và động viên các chủ thể tham gia sự kiện.
Hà Nội phấn đấu thêm 4 huyện đạt NTM nâng cao trong tháng 7/2024 Kinh tế

Hà Nội phấn đấu thêm 4 huyện đạt NTM nâng cao trong tháng 7/2024

TTTĐ - Thủ đô Hà Nội đề ra mục tiêu có ít nhất 4 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao trong tháng 7/2024 gồm: Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đông Anh.
Phát triển du lịch gắn với sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Phát triển du lịch gắn với sản phẩm OCOP

TTTĐ - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay Hà Nội đã đánh giá, phân hạng 2.723 sản phẩm. Đây là tài nguyên rất lớn để các địa phương phát triển du lịch.
Nông trường 720 tổ chức hội thi cán bộ Công đoàn giỏi Nông thôn mới

Nông trường 720 tổ chức hội thi cán bộ Công đoàn giỏi

TTTĐ - Ngày 10/7, Nông trường 720 (Binh đoàn 16) tổ chức hội thi cán bộ Công đoàn giỏi.
"Đòn bẩy" cho các làng nghề phát triển bền vững và vươn xa Nông thôn mới

"Đòn bẩy" cho các làng nghề phát triển bền vững và vươn xa

TTTĐ - Để gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm làng nghề trên thị trường, Hà Nội đang triển khai xây dựng Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu Nông thôn mới

Nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

TTTĐ - Mặc dù xuất phát điểm gặp nhiều khó khăn, song công cuộc xây dựng Nông thôn mới tại huyện Phúc Thọ (Hà Nội) thời gian qua ghi nhận nhiều kết quả tích cực. Địa phương đang nỗ lực để hoàn thành sớm nhất chỉ tiêu Nông thôn mới của giai đoạn 2021 - 2025 mà thành phố Hà Nội giao.
Thị xã Sơn Tây đón 600 nghìn lượt khách du lịch Nông thôn mới

Thị xã Sơn Tây đón 600 nghìn lượt khách du lịch

TTTĐ - Nửa năm qua, thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đón hơn 600 nghìn lượt khách tới tham quan các điểm di tích lịch sử - văn hóa - tín ngưỡng đặc trưng của vùng đất xứ Đoài.
Xem thêm