Tag

Quảng Nam: Thí điểm các mô hình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội tại 6 huyện miền núi

Nông thôn mới 29/12/2021 10:22
aa
TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành kế hoạch thí điểm các mô hình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội tại 6 huyện miền núi của tỉnh, gồm: Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Bắc Trà My, Nam Trà My, Phước Sơn.
Quảng Nam: Tinh giản biên chế, 158 người nghỉ hưu trước tuổi Quảng Nam: Tinh giản biên chế, 158 người nghỉ hưu trước tuổi
Quảng Nam: 528 thí sinh không đạt trong Kỳ tuyển viên chức ngành Giáo dục Điện Bàn Quảng Nam: 528 thí sinh không đạt trong Kỳ tuyển viên chức ngành Giáo dục Điện Bàn
Quảng Nam: Bắt quả tang đối tượng mua bán trái phép chất ma túy Quảng Nam: Bắt quả tang đối tượng mua bán trái phép chất ma túy
Quảng Nam cấm tham gia đấu thầu, Công ty AH kêu oan Quảng Nam cấm tham gia đấu thầu, Công ty AH kêu oan
Quảng Nam sẽ tập trung hỗ trợ các sản phẩm dệt thổ cẩm, đan lát, ẩm thực đặc trưng dân tộc vùng núi địa phương (Nguồn namgiang.gov)
Quảng Nam sẽ tập trung hỗ trợ các sản phẩm dệt thổ cẩm, đan lát, ẩm thực đặc trưng dân tộc vùng núi địa phương (Nguồn namgiang.gov)

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, việc thí điểm các mô hình hỗ trợ phát triển kinh tế nhằm tạo bước đột phá, nâng cao hiệu quả công tác kết nghĩa, giúp đỡ các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo sinh kế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo nhanh, bền vững; Ứng dụng khoa học công nghệ vào các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số...

Theo đó, đối với mô hình chăn nuôi bò và dê sinh sản, dành cho nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, ưu tiên hộ gia đình người dân tộc thiểu số. Trong đó, 3 huyện Tây Giang, Phước Sơn, Nam Trà My ưu tiên mô hình chăn nuôi dê; 3 huyện Nam Giang Đông Giang, Bắc Trà My ưu tiên mô hình chăn nuôi bò.

Dự kiến hỗ trợ 300 con bò giống sinh sản cho 150 hộ, mỗi huyện 100 con/50 hộ; Hỗ trợ 750 con dê giống sinh sản cho 150 hộ, mỗi huyện 250 con/50 hộ. Mức hỗ trợ 2 con bò/hộ (bình quân 20 triệu đồng/con); 5 con dê/hộ (bình quân 4 triệu đồng/con).

Đối với hỗ trợ mô hình khởi nghiệp trong công tác kết nghĩa, dành cho cá nhân, nhóm cá nhân, nhóm hộ, câu lạc bộ, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp có khả năng, ý tưởng và tâm huyết khởi nghiệp, tỉnh Quảng Nam sẽ tập trung đầu tư, hỗ trợ phát triển khởi nghiệp đối với các sản phẩm phù hợp với điều kiện và định hướng quy hoạch của từng địa phương, trong đó chú trọng trồng trọt các loại cây ăn quả, cây dược liệu, cây ngắn ngày, chăn nuôi gia súc, gia cầm và chế biến các sản phẩm địa phương. Mô hình này sẽ hỗ trợ cây con giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm sinh học, thức ăn chăn nuôi, kinh phí tiêm phòng; Máy móc, thiết bị, kết nối thị trường sản phẩm...

Nhiều hộ gia đình tại huyện Nam Giang thoát nghèo nhờ mô hình chăn nuôi bò (Nguồn namgiang.gov)
Nhiều hộ gia đình tại huyện Nam Giang thoát nghèo nhờ mô hình chăn nuôi bò (Nguồn namgiang.gov)

Trong lĩnh vực chế biến sản phẩm địa phương như: Măng, táo mèo, chuối, sâm cau, đảng sâm, chè; Các sản phẩm dệt thổ cẩm, đan lát, ẩm thực đặc trưng dân tộc... hỗ trợ: Máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, đóng gói và bảo quản sản phẩm; Kiểm nghiệm/phân tích các chỉ tiêu an toàn thực phẩm; Xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng; Thiết kế bao bì, nhãn mác sản phẩm, tem truy xuất nguồn gốc; Đăng ký nhãn hiệu; Quảng bá sản phẩm; tham gia hội chợ, triển lãm, phiên chợ.

Bên cạnh đó, hỗ trợ, mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn liên quan đến đầu tư, kế hoạch, tài chính, nông nghiệp, nông thôn, CNTT; Kiến thức về công tác dân tộc; Văn hóa, tín ngưỡng cộng đồng; Trong đó chú trọng ưu tiên về lĩnh vực công nghệ thông tin; Nông lâm nghiệp; Bảo vệ môi trường; Thu chi ngân sách; Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; Thực hiện các chính sách an sinh xã hội; Giảm nghèo bền vững, xây dựng Nông thôn mới...

Đối với mô hình xây dựng thôn văn minh - kiểu mẫu cho các thôn trên địa bàn xã kết nghĩa đã được quy hoạch hỗ trợ xây dựng thành thôn Nông thôn mới kiểu mẫu tại Nam Trà My, Phước Sơn, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Bắc Trà My (khu vực I).

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm