Tag

Quảng Nam: Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2023 giảm sâu

Thị trường - Tài chính 28/11/2023 17:04
aa
TTTĐ - Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2023 của tỉnh Quảng Nam dự kiến giảm 8,25% so với năm 2022. Đây là mức giảm nhiều nhất từ khi tái lập tỉnh đến nay và thấp nhất so với 5 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Quảng Nam: Tạm dừng điều chỉnh thời gian thực hiện dự án 2A Quảng Nam sẽ xử lý nghiêm thủy điện vận hành không đúng quy trình Quảng Nam: Dân dùng gạch vá tỉnh lộ 609 cũ
tốc độ tăng trưởng thấp chủ yếu do ngành công nghiệp - ngành chủ lực của tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Tốc độ tăng trưởng thấp chủ yếu do ngành công nghiệp - ngành chủ lực của tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Ngành chủ lực bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Mặc dù khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản của Quảng Nam không bị ảnh hưởng nhiều, vẫn giữ mức tăng 3,5%; khu vực dịch vụ tăng 4,6% nhưng không bù đắp được mức giảm sút của ngành công nghiệp.

Theo đó, khu vực công nghiệp và xây dựng giảm sâu so với năm 2022, riêng công nghiệp giảm 24,3%. Như vậy, tốc độ tăng trưởng thấp chủ yếu do ngành công nghiệp - ngành chủ lực của tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tình hình thế giới biến động phức tạp, phục hồi chậm, suy giảm nhu cầu tiêu dùng, khó khăn trong thị trường tiêu thụ, đặc biệt là ô tô.

Hiện, tình hình sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam chưa phục hồi hoàn toàn sau dịch bệnh thì lại phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do suy thoái toàn cầu, dẫn đến suy giảm nhu cầu tiêu dùng, thiếu hụt đơn hàng, chi phí sản xuất tăng cao, nguồn nguyên, vật liệu khan hiếm... đã tạo ra áp lực lớn đối với các doanh nghiệp trong việc duy trì sản xuất.

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, tốc độ tăng trưởng phụ thuộc khá nhiều vào thị trường thế giới. Ngoài ra, do năm 2022, tốc độ tăng trưởng của tỉnh khá cao (10,3% - mức tăng cao nhất kể từ năm 2017 trở lại đây) nên các năm sau để tăng trưởng 1% thì giá trị tổng sản phẩm GRDP là khá cao, rất khó để thực hiện.

Theo báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 và nhiệm vụ năm 2024 của tỉnh, thì quy mô nền kinh tế (giá hiện hành) năm 2023 khoảng 112,5 nghìn tỷ đồng, giảm 3,2 nghìn tỷ đồng so với năm 2022.

Cơ cấu kinh tế khu vực nông - lâm - thủy sản 14,8%; công nghiệp và xây dựng 29,8%; công nghiệp chiếm 24%; dịch vụ 35,5%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp 19,8%. GRDP bình quân đầu người năm 2023 khoảng 74 triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 48,2 triệu đồng/người/năm.

nguồn nguyên, vật liệu khan hiếm,... đã tạo ra áp lực lớn đối với các doanh nghiệp trong việc duy trì sản xuất
Nguồn nguyên, vật liệu khan hiếm đã tạo áp lực lớn đối với các doanh nghiệp trong việc duy trì sản xuất

UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, riêng ngành sản xuất và lắp ráp ô tô, bình quân giai đoạn 2021-2023, giá trị sản xuất chiếm 48% trong công nghiệp chế biến, chế tạo và hơn 22% so với tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh nhưng năm 2023 các chỉ số khối lượng sản xuất, khối lượng tiêu thụ, doanh thu đều giảm hơn 10%, dẫn đến chỉ số chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2023 giảm hơn 22,7%.

Cũng theo UBND tỉnh, lĩnh vực thương mại - dịch vụ vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực, tuy nhiên kết quả thực hiện năm 2023 vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, tốc độ tăng trưởng năm 2023 với hơn 4,6%.

ngành du lịch của Quảng Nam năm 2023 có nhiều khởi sắc, khách du lịch nội địa và quốc tế đều tăng.
Ngành du lịch của Quảng Nam năm 2023 có nhiều khởi sắc, khách du lịch nội địa và quốc tế đều tăng

Ngành Du lịch có nhiều khởi sắc

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, suy thoái kinh tế, tuy nhiên nhờ tổ chức phát động nhiều hình thức kích cầu, thu hút khách du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, dịch vụ, tạo mới các sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt nên ngành du lịch của Quảng Nam năm 2023 có nhiều khởi sắc, khách du lịch nội địa và quốc tế đều tăng.

Theo đó, tổng lượt khách tham quan, lưu trú năm 2023 đạt hơn 7,5 triệu lượt, tăng gấp 1,6 lần so với năm 2022, trong đó khách quốc tế gần 3,9 triệu lượt, tăng 5,6 lần. Doanh thu du lịch năm 2023 ước đạt 7.950 tỷ đồng, tăng 2 lần so với năm trước. Thu nhập xã hội từ du lịch khoảng 18.683 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất hạ tầng du lịch được nâng cấp và đầu tư xây dựng theo hướng hiện đại. Hệ thống khách sạn, các khu du lịch nghỉ dưỡng, điểm vui chơi giải trí và dịch vụ hỗ trợ ngày càng được mở rộng cả về số lượng và chất lượng.

Đến nay, tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh lên hơn 846 cơ sở với khoảng 17.374 phòng. Trong đó, có 205 khách sạn với 13.765 phòng, 250 biệt thự với 2.068 phòng, 391 homestay với 1.541 phòng.

phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức
Các doanh nghiệp vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

Thu ngân sách chưa đạt dự toán

Đến thời điểm cuối năm, Quảng Nam chưa có nguồn thu mới phát sinh, tình hình kinh tế dự đoán khó khăn. Hơn nữa, nguồn thu năm 2022 tăng đột biến nên các năm sau khó đạt được. Dự kiến thu ngân sách trên địa bàn tỉnh năm 2023 chỉ bằng 71,6% so với thực hiện năm 2022.

Tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Nam năm 2023 dự kiến đạt 23.951 tỷ đồng, đạt 89,8% so dự toán. Trong đó, thu nội địa 20.880 tỷ đồng, đạt 100% dự toán và chỉ bằng 78,3% so với năm trước.

Trong 17 khoản thu nội địa, có 12 khoản thu đạt và vượt dự toán với số thu 4.850 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 23,2% tổng thu nội địa; 5 khoản thu không đạt dự toán với số thu 16.060 tỷ đồng, chiếm 76,8%.

Nguồn thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu (63,4%), nhưng ước thu chỉ đạt 92,4% dự toán. Thu xuất nhập khẩu ước đạt 3.071 tỷ đồng, đạt 53% dự toán, bằng 45,4% so với số thực thu năm 2022.

Dự kiến đến cuối năm 2023, tổng nguồn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 103.106 tỷ đồng, tăng 4,87% so với đầu năm; tổng nợ xấu hơn 1.741 tỷ đồng, chiếm 1,73% tổng dư nợ, tăng 149,7% so với đầu năm.

Tỉnh Quảng Nam đang tập trung hoàn thành dự án nạo vét sông Cổ Cò
Dự án nạo vét sông Cổ Cò ở Quảng Nam vẫn đang dậm chân tại chỗ
Nợ xấu tăng cao chủ yếu do khách hàng gặp khó khăn về tài chính, doanh thu giảm sút, không có khả năng trả nợ đối với những khoản vay đến hạn; mặc dù nợ xấu tăng cao so với năm trước nhưng vẫn nằm trong ngưỡng cho phép (dưới 3%). Hiện, hệ thống ngân hàng đang nỗ lực kiểm soát nợ xấu, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nên không có khả năng trả nợ những khoản vay đến hạn.

Thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp đều giảm

Trong thời gian tới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục triển khai đồng bộ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Trong đó, đã triển khai các kế hoạch, chương trình xúc tiến đầu tư với nhiều hình thức đa dạng; thực hiện một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư...

Tuy nhiên, tình hình thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp đều giảm so với năm trước. Dự kiến năm 2023 có 1.100 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký đạt 5.900 tỷ đồng, giảm 107 doanh nghiệp so với năm trước.

UBND tỉnh Quảng Nam đang đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công
UBND tỉnh Quảng Nam đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công

Năm 2023, có 460 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh quay trở lại hoạt động, giảm 19,4%; 160 doanh nghiệp giải thể, giảm 57 doanh nghiệp. Cấp mới 16 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký khoảng 1.834,6 tỷ đồng, điều chỉnh 35 dự án, chấm dứt hoạt động 6 dự án. Lũy kế đến nay có 1.137 dự án đầu tư trong nước đang còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 225 nghìn tỷ đồng.

UBND tỉnh cũng đã cấp mới 3 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư 23,58 triệu USD, giảm 2 dự án so với năm trước. Như vậy, đến nay số dự án FDI còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là 193 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 6 tỷ USD.

Đọc thêm

Tăng cường nguồn cung, bảo đảm hàng hóa thiết yếu cho người dân Thị trường - Tài chính

Tăng cường nguồn cung, bảo đảm hàng hóa thiết yếu cho người dân

TTTĐ - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân sau bão và hoàn lưu bão số 3, Sở Công thương Hà Nội đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp sớm xử lý các sự cố xung quanh khu vực bán hàng, tạo thuận lợi cho hoạt động mua bán, vận chuyển hàng hóa được thông suốt, an toàn, kịp thời.
Thế khó của ngành thuốc lá Thị trường - Tài chính

Thế khó của ngành thuốc lá

TTTĐ - Thuế tiêu thụ đặc biệt là công cụ hạn chế tiêu dùng với mặt hàng thuốc lá và việc tăng thuế cũng đã được các chuyên gia đồng tình là cần thiết. Tuy nhiên, với đề xuất tăng cao và đột ngột, doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp, người lao động, người nông dân và các bên tham gia chuỗi cung ứng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn.
Các siêu thị, chợ truyền thống hoạt động ổn định trở lại sau bão Thị trường - Tài chính

Các siêu thị, chợ truyền thống hoạt động ổn định trở lại sau bão

TTTĐ - Theo báo cáo của Sở Công thương Hà Nội, từ ngày 8/9, cơ bản các điểm bán đã mở cửa bán hàng bình thường, đảm bảo hàng hóa phục vụ người dân; chỉ còn một số điểm bán hàng bị ảnh hưởng bởi tuyến đường ngập lụt và hoặc có hư hỏng về cơ sở vật chất, các điểm này sẽ hoạt động lại ngay sau khi được khắc phục.
Ngành Công thương tập trung 3 nhiệm vụ trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3 Kinh tế

Ngành Công thương tập trung 3 nhiệm vụ trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3

TTTĐ - Sáng 8/9, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã chỉ đạo lãnh đạo các đơn vị về tình hình triển khai công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 với 3 nhiệm vụ trọng tâm.
Nguồn hàng dồi dào, người dân không cần tích trữ quá mức cần thiết Thị trường - Tài chính

Nguồn hàng dồi dào, người dân không cần tích trữ quá mức cần thiết

TTTĐ - Lo ngại ảnh hưởng của siêu bão Yagi, người dân Hà Nội đã tăng cường mua hàng hóa, tích trữ với lượng mua tăng 200 - 300% so với ngày thường. Sở Công thương Hà Nội khẳng định trong bất kỳ tình huống nào thì hệ thống siêu thị và chợ truyền thống sẽ đảm bảo đủ nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân.
Siêu thị tăng cường hàng hóa phục vụ Nhân dân khi bão đổ bộ Thị trường - Tài chính

Siêu thị tăng cường hàng hóa phục vụ Nhân dân khi bão đổ bộ

TTTĐ - Trước những diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 YAGI, nhiều siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tăng cung ứng hàng hoá để đáp ứng nhu cầu của người dân khi cơn bão số 3 dự báo sắp đổ bộ.
Chủ động dự trữ hàng hóa ứng phó cơn bão số 3 Thị trường - Tài chính

Chủ động dự trữ hàng hóa ứng phó cơn bão số 3

TTTĐ - Tổng cục Dự trữ Nhà nước vừa có Công điện số 03/CĐ-TCDT gửi 15 Cục dự trữ nhà nước khu vực chủ động ứng phó với cơn bão số 3 (bão Yagi) đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông.
Giá xăng RON95-III giảm gần 300 đồng mỗi lít Thị trường - Tài chính

Giá xăng RON95-III giảm gần 300 đồng mỗi lít

TTTĐ - Giá xăng dầu trong nước tiếp tục đi xuống trong kỳ điều hành ngày hôm nay (5/9) cũng là lần giảm thứ 3 liên tiếp của mặt hàng này.
Eximbank đón đầu xu thế chuyển dịch bán lẻ Thị trường - Tài chính

Eximbank đón đầu xu thế chuyển dịch bán lẻ

TTTĐ - Mảng ngân hàng bán lẻ đã chứng tỏ vai trò chiến lược tại Eximbank, thúc đẩy ngân hàng chủ động chuyển đổi khối khách hàng cá nhân thành khối ngân hàng bán lẻ vào tháng 6/2024. Đây là bước đi chiến lược nhằm tối đa hóa tiềm năng của phân khúc khách hàng cá nhân và doanh nghiệp siêu nhỏ (MSME), đồng thời khẳng định định hướng lấy khách hàng làm trọng tâm trong hoạt động kinh doanh của Eximbank.
Tính toán lộ trình tăng thuế hợp lý, tránh gây đứt gãy hoạt động kinh tế - xã hội Thị trường - Tài chính

Tính toán lộ trình tăng thuế hợp lý, tránh gây đứt gãy hoạt động kinh tế - xã hội

TTTĐ - Chính phủ ban hành Nghị quyết số 126/NQ-CP Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8 năm 2024.
Xem thêm