Tag

Sản phẩm OCOP mang lại thu nhập tiền tỷ cho nông dân huyện Mê Linh

Nông thôn mới 08/04/2022 08:42
aa
TTTĐ - Các sản phẩm nông nghiệp được phân hạng OCOP đã và đang mang lại thu nhập cao cho những người làm nông nghiệp tại huyện Mê Linh (Hà Nội).
Mạnh tay với vi phạm đất đai, trật tự xây dựng: Huyện ủy Mê Linh công bố đường dây nóng Phụ nữ huyện Mê Linh "giỏi việc nước, đảm việc nhà"

Những nông dân tỷ phú

Hiện tại, huyện Mê Linh (Hà Nội) có 55 sản phẩm được xếp hạng OCOP. Trong đó, giai đoạn 2018 - 2020, toàn huyện Mê Linh đã có 35 sản phẩm được UBND TP Hà Nội công nhận, cấp sao trong chương trình OCOP. Trong đó, 9 sản phẩm OCOP đạt 4 sao, còn lại là các sản phẩm được chứng nhận 3 sao.

Năm 2021, huyện Mê Linh có thêm 20 sản phẩm được đánh giá 3 sao và 4 sao, nâng tổng số được công nhận đến nay lên 55 sản phẩm.

Giám đốc HTX Khánh Phong (xã Tiến Thịnh) Nguyễn Thế Lâm chăm sóc ổi Lê Đài Loan – sản phẩm OCOP 4 sao
Giám đốc HTX Khánh Phong (xã Tiến Thịnh) Nguyễn Thế Lâm chăm sóc ổi Đài Loan - sản phẩm OCOP 4 sao

Các hợp tác xã (HTX) tại huyện Mê Linh tập trung sản xuất theo hướng hữu cơ, chú trọng khoa học kỹ thuật, nói không với phân bón hóa học và các loại thuốc trừ sâu; Chỉ sử dụng phân chuồng ủ hoai mục và các loại thuốc trừ sâu sinh học. Quy trình này giúp sản phẩm của các HTX có năng suất và chất lượng vượt trội.

Các sản phẩm được xếp hạng OCOP đã và đang mang lại thu nhập cao cho nông dân trên địa bàn huyện. Một trường hợp cụ thể là HTX Khánh Phong, xã Tiến Thịnh. Trên tổng diện tích hơn 10ha, các thành viên của HTX Khánh Phong đưa vào canh tác đa dạng các loại cây ăn quả như ổi, táo, bưởi, đu đủ… Trong số này, ổi Đài Loan là giống cây chủ lực, chiếm hơn 5ha.

Để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, HTX Khánh Phong đã áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sử dụng mã QR, tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Không chỉ là địa chỉ tin cậy của thương lái từ Vĩnh Phúc, Yên Bái, Hải Phòng, sản phẩm của HTX Khánh Phong còn được phân phối tại nhiều cửa hàng hoa quả sạch tại Hà Nội.

Giám đốc HTX Khánh Phong, anh Nguyễn Thế Lâm vui mừng cho biết: Điều đáng khích lệ là hai sản phẩm gồm ổi Đài Loan và đu đủ của đơn vị đã được UBND TP Hà Nội công nhận đạt 4 sao trong chương trình OCOP. Điều này giúp việc tiêu thụ trái cây của hợp tác xã không chỉ thuận lợi hơn mà giá trị cũng được nâng cao đáng kể.

Một trường hợp khác là ông Nguyễn Tiến Dũng ở thôn Thường Lệ, xã Đại Thịnh. Với niềm đam mê với nông nghiệp hữu cơ, ông Dũng đã nhận thuê khoán hàng ngàn mét vuông đất canh tác của người dân tại xã Đại Thịnh trước đó canh tác lúa không hiệu quả để xây dựng mô hình nông trại đa canh.

Sau khi được UBND huyện Mê Linh phê duyệt phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ông Dũng tập trung phát triển nông trại tổng hợp với diện tích gần 129.000m2. Trong số này, ông dành khoảng 4.000m2 để phát triển mô hình trồng hoa lan ứng dụng công nghệ cao.

Lan hồ điệp của Công ty TNHH TM &DL Tiến Tuấn xã Đại Thịnh- Sản phẩm OCOP 4 sao
Lan hồ điệp của Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Tiến Tuấn xã Đại Thịnh - sản phẩm OCOP 4 sao

Hoa lan (chủ yếu là giống hồ điệp) được gieo trồng trong nhà màng, nhà lưới. Nhiệt độ vườn ươm được điều chỉnh phù hợp với sinh trưởng, phát triển của cây hoa ở từng giai đoạn. Hệ thống tưới tự động cũng được lắp đặt giúp tiết giảm tối đa lượng nhân công cần thiết. Mỗi năm vườn ươm cung cấp cho thị trường khoảng 120.000 cây lan các loại.

Mô hình hoa lan hồ điệp của gia đình ông Dũng đạt doanh thu khoảng 7 tỷ đồng. Hướng tới mục xây dựng trang trại thành khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, kết hợp dịch vụ du lịch sinh thái, phục vụ việc thăm quan, trải nghiệm của Nhân dân thủ đô, ông Nguyễn Tiến Dũng đã thành lập Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Tiến Tuấn. Năm 2021, sản phẩm hoa lan hồ điệp của công ty đã được chấm điểm, phân hạng 4 sao trong chương trình OCOP.

Huyện Mê Linh tập trung phát triển các sản phẩm OCOP

Với mục tiêu thúc đẩy phát triển nông nghiệp, tạo ra những nông sản chất lượng đáp ứng yêu cầu thị trường, huyện Mê Linh đã ban hành đề án phát triển chương trình OCOP giai đoạn 2021 - 2025; Trong đó, cụ thể hóa nguyên tắc và các bước tổ chức triển khai thực hiện.

Ông Phạm Thành Đô, Trưởng phòng Kinh tế huyện Mê Linh cho hay, phòng đã phối hợp các xã, thị trấn hoàn thành việc rà soát, đánh giá đối với 122 sản phẩm thuộc 6 nhóm ngành hàng sản phẩm OCOP. Đây là cơ sở quan trọng để các chủ thể có kế hoạch đầu tư, phát triển, hoàn thiện sản phẩm tham gia chương trình OCOP.

 ông Phạm Thành Đô – Trưởng Phòng Kinh tế huyện Mê Linh
Ông Phạm Thành Đô, Trưởng phòng Kinh tế huyện Mê Linh

Định hướng phát triển của huyện không chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu về số lượng, mà còn gia tăng về giá trị, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của Việt Nam, cũng như từng bước chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, hướng đến mục tiêu xuất khẩu.

Để thực hiện được mục tiêu phát triển các sản phẩm OCOP, huyện Mê Linh tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, từ đó huy động sự vào cuộc của các chủ thể và đông đảo tầng lớp Nhân dân. Cùng với phát triển sản phẩm OCOP, Mê Linh cũng sẽ chú trọng xây dựng điểm giới thiêu, bán hàng; Tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm đưa nông sản, hàng hóa của các chủ thể vào hệ thống phân phối.

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, tin rằng, chương trình OCOP của huyện Mê Linh sẽ tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, góp phần nâng tầm giá trị sản phẩm hàng hóa nông sản, tăng thu nhập cho người sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng huyện Mê Linh phát triển nhanh, toàn diện và bền vững.

Đọc thêm

Bảo đảm thu nhập ổn định và nâng cao đời sống cho người trồng lúa trong mọi tình huống Nông thôn mới

Bảo đảm thu nhập ổn định và nâng cao đời sống cho người trồng lúa trong mọi tình huống

TTTĐ - Ngày 1/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến hoàn thiện dự thảo nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.
Hà Nội quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản Nông thôn mới

Hà Nội quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức vòng sơ khảo Hội thi tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản Hà Nội năm 2024.
Hà Nội tiến gần mục tiêu hoàn thành xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Hà Nội tiến gần mục tiêu hoàn thành xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Ngày 27/6, Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) tổ chức hội nghị giao ban đánh giá kết quả quý II, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới cấp thành phố Nông thôn mới

Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới cấp thành phố

TTTĐ - Tính đến thời điểm hiện tại, TP Hà Nội đã có 18/18 huyện, thị xã đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới (NTM), hoàn thành trước 1 năm so với mục tiêu TP đặt ra. Hà Nội cũng đã có 172 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 65 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Đây được xem là tín hiệu tích cực góp phần giúp Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM cấp TP.
Phú Đông đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Phú Đông đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Hoàn thành chương trình xây dựng Nông thôn mới năm 2020, xã Phú Đông (Ba Vì, Hà Nội) tiếp tục triển khai các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao. Sau hơn 3 năm thực hiện, Phú Đông đủ điều kiện, đề nghị thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.
Độc đáo lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Độc đáo lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP

TTTĐ - Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND quận Tây Hồ và Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội tổ chức trong 5 ngày, từ 12/7/2024 đến 16/7/2024 tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô Nông thôn mới

Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô

TTTĐ - Hà Nội được ví là “nôi nghề” của cả nước, nơi tinh hoa bốn phương hội tụ. Bởi, trên địa bàn thành phố hiện có tới 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Quan trọng hơn, nhiều sản phẩm làng nghề của Hà Nội có giá trị đặc biệt, được công nhận là bảo vật của quốc gia.
Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa Nông thôn mới

Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa

TTTĐ - Chiều 18/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.
Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi Nông thôn mới

Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi

TTTĐ - Nhằm giúp nông dân nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với huyện Phúc Thọ tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông cho hơn 200 hộ dân trên địa bàn huyện.
Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Chiều 15/6, tại tỉnh Tây Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) của tỉnh đã kết hợp với Hội Nông dân, Hội Doanh nghiệp và Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tổ chức tọa đàm “Hợp tác đa chiều thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Tây Ninh”.
Xem thêm