SASCO cạnh tranh bằng sự khác biệt và xem đó là yếu tố sống còn
SASCO của ông Johnathan Hạnh Nguyễn lãi lớn trong quý đầu năm 2023 SASCO kỷ niệm 30 năm thành lập: Hành trình diệu kỳ |
Trong bối cảnh thị trường có những dấu hiệu chững lại và nhiều doanh nghiệp mới trong và ngoài nước liên tục gia nhập cạnh tranh, SASCO một lần nữa cho thấy những bước đi đúng đắn của mình.
Kết thúc 6 tháng đầu năm 2023, SASCO ghi nhận doanh thu thuần 1.173 tỷ đồng, cao gấp gần 3 so với cùng kỳ năm 2022. Nhờ mức tăng trưởng tốt trong quý II, lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm 2023 tăng 29%, đạt 110 tỷ đồng.
Trải qua 30 năm hình thành và phát triển, dòng vốn của SASCO luôn được chú trọng dành cho việc nâng cao chất lượng phục vụ và trải nghiệm của khách hàng qua các hoạt động bao gồm tái cấu trúc sản phẩm và phát triển các sản phẩm mới trên nền tảng đáp ứng các tiêu chuẩn cao cấp, tôn vinh bản sắc Việt khi vẫn tạo được sự khác biệt thiết yếu.
Tại thị trường sân bay truyền thống và cũng là thế mạnh của SASCO, nhiều hạng mục chính đã được nâng cấp tổng thể trong năm qua như hệ thống SASCO Shop, Fresh2Go hay chuỗi cửa hàng dịch vụ ẩm thực (F&B) khác đã liên tục giới thiệu đến khách hàng những sản phẩm tiêu dùng và ẩm thực mới, phát huy tốt năng lực, lợi thế đạt hiệu quả kinh doanh tích cực.
Văn hoá của SASCO đó là sự tận tụy, cung cách phục vụ khách hàng |
Một trong những điểm đáng chú ý nhất của SASCO và cũng là yếu tố góp phần làm nên diện mạo mới mẻ và sang trọng hơn cho ga quốc tế của Tân Sơn Nhất là sự ra mắt của phòng chờ Le Saigonnaise đậm bản sắc Sài Gòn tại cửa ngõ thành phố, mang đến những trải nghiệm văn hóa địa phương độc đáo từ không gian kiến trúc, ẩm thực và đặc biệt là sự cởi mở, hiếu khách của người Sài Gòn.
Hiện nay, nhiều người thường nghĩ dịch vụ ẩm thực tại các sân bay thường khá đắt đỏ, suy nghĩ đó "đúng mà cũng chưa đúng". Bởi thực tế, các hành khách có thể phải chi ra số tiền gấp 2 hoặc 3 lần bình thường để ăn một bát phở ở sân bay, do đó việc ăn uống ở sân bay đắt đỏ là đúng.
Còn lý do tại sao chưa đúng, đó là nhiều hệ thống sân bay trên thế giới đã dần cho ra đời những dòng sản phẩm giá bình dân, đa dạng nhiều mức giá để phục vụ nhiều đối tượng khách.
Tại Việt Nam, mới đây, SASCO đã cho ra mắt dòng sản phẩm Ready2Eat takeaway để phục vụ các khách hàng muốn ăn thật nhanh, tiết kiệm chi phí. Dòng sản phẩm này gồm nhiều món như phở bò Úc, phở gà, nui xào bò, xôi mặn, cháo sườn... giá chỉ từ 49.000 đồng, ngang giá tô phở bò bình dân.
Từng khu vực bán hàng của SASCO đều phải có câu chuyện, được lồng ghép văn hóa địa phương để mọi người tới đó phải nhớ về |
Bên cạnh đó, đối với khách hàng không muốn chi tiêu nhiều tại sân bay, chuỗi cửa hàng tiện lợi Fresh2Go kinh doanh thức ăn nhanh và thực phẩm thiết yếu với mức giá từ 20.000 đồng.
Ngoài ra, khách hàng có thể sử dụng các dịch vụ cao cấp hơn tại nhà hàng Phố Chợ phục vụ món ngon các vùng miền Việt Nam với mức giá từ 39.000 đồng hoặc trải nghiệm cảm giác "sang chảnh" tại hệ thống nhà hàng Cuisine de Saigon, The Phoenix... với mức giá tương đương các nhà hàng đẳng cấp tại khu vực bên ngoài sân bay Tân Sơn Nhất.
Không phải đến bây giờ mà những năm qua SASCO đã đa dạng các dịch vụ để hướng đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau tại sân bay. Và công ty đã hình thành nên một chuỗi các dịch vụ của SASCO để hướng đến đối tượng khách hàng bình dân như +84Cafe, Fresh2Go, Food Village…
Như vậy, có thể thấy, SASCO đã luôn đón đầu để có những thay đổi nhằm bắt nhịp thị trường. Đồng thời, ban lãnh đạo công ty cũng luôn phân tích đúng xu hướng thị trường để tìm ra được phương án cạnh tranh tốt nhất, phù hợp với bối cảnh kinh tế.
Không gian SASCO Shop nơi "cửa ngõ" lớn nhất cả nước nằm ở quy mô và cả không gian mua sắm đậm nét văn hóa Việt |
Theo bà Đoàn Thị Mai Hương - Tổng Giám đốc SASCO, nói về cạnh tranh thì yếu tố đầu tiên là sự khác biệt. Công ty không bán được những thương hiệu hạng sang, hàng quá xa xỉ thì phải cùng các nhà cung cấp tìm những cái nào khả thi.
Trong quá trình làm việc với các hãng hàng không lớn trên thế giới, lãnh đạo SASCO nhận thấy những sân bay lớn trên thế giới đón được nhiều khách sử dụng khoang hạng nhất, máy bay siêu sang nhưng đối tượng này đến Việt Nam chưa nhiều. Cũng có nghĩa là đối tượng khách của mình sẽ không quá cao cấp. Vì vậy, SASCO tập trung vào những mặt hàng không quá đắt tiền, thay vào đó là những sản phẩm đại trà, dễ mua.
Đặc biệt, giai đoạn vừa qua có nhiều hãng hàng không giá rẻ tham gia thị trường. Ở Châu Âu, các doanh nhân thậm chí di chuyển bằng máy bay hàng ngày nên cũng sử dụng dịch vụ hàng không giá rẻ như một loại hình xe buýt.
Thế nên, tiêu dùng ở sân bay cũng phải theo xu hướng đó. Cái gì nhanh, gọn thì được ưu tiên. Người ta sẽ ít vào nhà hàng mà tiện tay mua những món đồ ăn nhanh, gọn, nhẹ. Nắm được tâm lý đó, SASCO cũng đưa ra rất nhiều dòng sản phẩm phục vụ cho từng thị trường, từng đối tượng.
Mặt khác, lãnh đạo SASCO coi cạnh tranh lành mạnh là thúc đẩy sự tiến bộ và là yếu tố sống còn. Bởi từ khi có nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường, nhân viên của công ty cũng sáng tạo hơn, giỏi hơn.
Đó cũng là một trong những lý do mà công ty phục hồi nhanh chóng sau đại dịch COVID-19. Ngay cả trong những lúc khó khăn nhất là giữa tâm dịch, SASCO vẫn thầm lặng với những kế hoạch của mình bằng cách nâng cấp các phòng chờ thương gia, các nhà hàng, cho ra các dịch vụ mới sau dịch.
Một sự khác biệt nữa mà Tổng Giám đốc SASCO cho là quan trọng chính là "đánh" vào cảm xúc của khách hàng. Công ty mong muốn hành khách dù uống một ly nước, dù mua nhanh rồi đi cũng phải được tận hưởng cái đẹp.
Thế nên, từng khu vực của công ty đều muốn có câu chuyện, được lồng ghép văn hóa địa phương để mọi người tới đó phải nhớ về. Đó là lý do vì sao SASCO cho ra đời dòng phòng chờ Le Saigonnais (người Sài Gòn).
Thiết kế ở đó, từ cửa cổng sắt, vườn trồng cái cây, màu sắc… đều mang đậm dấu ấn rất riêng của Sài Gòn xưa. Các bạn phục vụ trong các phòng chờ Le Saigonnais đều nói giọng Sài Gòn chuẩn, mặc áo dài bông cô Ba Sài Gòn.
"Chúng tôi mong muốn khách hàng có điểm chạm về cái đẹp, về cảm xúc trong mỗi chuyến đi của mình. Tôi nghĩ rằng thành công lớn nhất của SASCO trong suốt thời gian qua là chạm được đến trải nghiệm của khách hàng", bà Hương chia sẻ.