Tag

SEA Games 31 và những ký ức không bao giờ quên

Nhịp sống trẻ 21/06/2022 15:00
aa
TTTĐ - Thành công của Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) đã tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn bè thế giới. Bên cạnh Ban Tổ chức có một lực lượng đóng vai trò không nhỏ trong sự thành công đó chính là các tình nguyện viên, những người trẻ nhiệt huyết luôn khát khao cống hiến.
Nữ VĐV đoạt "vàng" SEA Games 31 báo công tại đền Hai Bà Trưng

Những trải nghiệm vô giá

Là sinh viên năm cuối chuyên ngành Triết học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội nên Nguyễn Thanh Hà khá bận rộn với việc làm khóa luận tốt nghiệp và đi thực tập. Do đó khi mới đọc được thông báo tuyển tình nguyện viên của Thành đoàn Hà Nội, Hà rất băn khoăn vì tham gia có thể ảnh hưởng đến việc học tập của bản thân.

Tuy nhiên, vốn là người yêu thích hoạt động tình nguyện, Hà nhận thấy đây là cơ hội rất tốt có thể tham gia và được đóng góp một phần nhỏ bé vào thành công chung của một sự kiện lớn tầm cỡ khu vực. Hà trở thành một trong những thành viên của Trung tâm Điều phối tình nguyện viên SEA Games 31 tại Hà Nội.

Nguyễn Thanh Hà (giữa) cùng các thành viên Trung tâm điều phối tình nguyện viên
Nguyễn Thanh Hà (giữa) cùng các thành viên Trung tâm điều phối tình nguyện viên

“Công việc thường ngày của mình trong suốt thời gian diễn ra SEA Games 31 là giải đáp thắc mắc của các bạn tình nguyện viên, điều phối lực lượng tham gia chương trình chào mừng của Thành đoàn Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam, lễ khai mạc - bế mạc đại hội... Với số lượng lớn 3.000 tình nguyện viên khiến chúng mình gặp khó trong việc quản lý thông tin và điều phối công việc”, Hà kể.

Ngoài điều phối lực lượng, Hà cũng trực tiếp tham gia hỗ trợ một số công tác hậu cần như phát áo, thẻ, đồ ăn cho tình nguyện viên… Khối lượng công việc nhiều nên có những ngày cô gái trẻ “chạy như con thoi”. Tuy nhiên, Hà chưa bao giờ nghĩ đó là áp lực mà còn cảm thấy rất vui vì được góp phần nhỏ vào một sự kiện thể thao lớn của khu vực.

Bên cạnh đó, Hà cũng như thành viên Trung tâm Điều phối nhận được sự sẻ chia của đội ngũ trưởng, phó ban điều phối tại các địa điểm thi đấu. Mặt khác, các tình nguyện viên có điểm chung là đều tích cực, nhiệt tình nên nhiệm vụ đề ra được hoàn thành thuận lợi.

“Sau một ngày làm việc, điều đọng lại trong mình không phải sự mệt mỏi mà là niềm vui. Thật sự mình có quá nhiều kỷ niệm đáng nhớ, từ việc được gặp gỡ bạn bè, cùng hỗ trợ các chương trình, hòa chung vào bầu không khí náo nhiệt… đến chứng kiến giây phút các vận động viên, đội tuyển của Việt Nam giành được huy chương... Tất cả khiến mình thấy quyết định trở thành tình nguyện viên SEA Games 31 thật đúng đắn”, Hà chia sẻ.

Đinh Thị Bảo Ngọc, sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Thương mại cũng cảm thấy rất may mắn khi được tham gia tình nguyện tại SEA Games 31. Cô gái trẻ được góp mặt trong đội hình lễ tân tại Festival Thanh niên Đông Nam Á, là một trong 100 tình nguyện viên của đội hình rước đuốc ở đại nhạc hội "Chung một niềm tin" rồi đến lễ khai mạc SEA Games 31.

Đinh Thị Bảo Ngọc
Đinh Thị Bảo Ngọc

Là một trong 5 leader tham gia hỗ trợ thi đấu bộ môn Đấu kiếm tại Cung Điền kinh Hà Nội, Ngọc gặp không ít áp lực. Đó là làm thế nào để một lúc có thể quán xuyến công việc cho gần 200 con người? Làm sao khơi dậy tinh thần nhiệt huyết của các bạn tình nguyện viên? Làm thể nào để kết nối các bạn thành một tập thể đoàn kết, cống hiến được nhiều nhất có thể?...

Những ngày nắng, ngày mưa Ngọc và những tình nguyện viên khác phải đi sớm về khuya. Những giọt mồ hôi đã rơi nhưng chưa bao giờ Ngọc thấy mệt mỏi. Bên cạnh cô gái trẻ luôn có sự hỗ trợ, giúp sức của rất nhiều anh chị, tình nguyện viên khác. Họ cùng nhau đoàn kết, góp sức trẻ cho một kỳ SEA Games thành công.

“Kết thúc hành trình hơn 2 tuần tại SEA Games 31 (từ ngày 7 - 23/5/2022), rất nhiều người hỏi mình học được thêm điều gì? Đó sự tự tin, tài năng và tinh thần đầy nhiệt huyết mà mỗi bạn tình nguyện viên mang lại. Đó là những trải nghiệm được thử sức với nhiều vai trò khác nhau để có thể hoàn thiện bản thân hơn.

Rất nhiều kỷ niệm có lẽ mình sẽ chỉ có được khi đến với SEA Games… Là những bữa cơm trưa của tình nguyện tại nhà thi đấu. Chúng mình trải chiếu và quây quần bên nhau, cùng ăn, trò chuyện như một gia đình. Bữa cơm tuy đơn giản nhưng chẳng hiểu vì sao mà lại ngon và ấm áp đến thế. Đó còn là những lần cùng nhau tắm dưới cơn mưa tầm tã, vừa đi vừa hát, chẳng cần ô, người ướt nhẹp nhưng chẳng ai thấy mệt.

Đặc biệt, mình có những người bạn, dù trước đó chẳng ai quen biết nhau nhưng nhờ có SEA Games mà giờ chúng ta trở nên gắn kết, chẳng khác nào những người bạn tri kỷ từ lâu”, Ngọc chia sẻ.

Lan tỏa vẻ đẹp Việt đến bạn bè quốc tế

Phạm Nguyễn Diệu Linh (bên trái) hỗ trợ
Phạm Nguyễn Diệu Linh (bên trái) tháp tùng Tổng thư ký Hiệp hội điền kinh Châu Á A Shuggumarran

Cũng tham gia tình nguyện tại SEA Games 31, Phạm Nguyễn Diệu Linh (sinh viên trường Đại học Hà Nội) lại may mắn có cơ hội trở thành phiên dịch viên và tháp tùng Tổng thư ký Hiệp hội điền kinh Châu Á A Shuggumarran. “Sứ mệnh” nặng nề nhưng Linh đã hoàn thành tốt và thu về cho bản thân nhiều bài học cũng như kỹ năng.

Linh hiện là sinh viên năm thứ hai, khoa Quản trị Kinh doanh và Du lịch, hệ chất lượng cao, trường Đại học Hà Nội. Với chuyên ngành này, tiếng Anh là ngôn ngữ cô gái trẻ sử dụng thường xuyên ở trường. Vì thế, Linh luôn muốn có cơ hội rèn luyện cả kiến thức và kỹ năng trong những sự kiện lớn, môi trường làm việc chuyên nghiệp.

SEA Games 31 là một cơ hội tuyệt vời để Linh thực hiện mong muốn đó nên quyết tâm trở thành một tình nguyện viên. May mắn cô gái trẻ được phân công làm phiên dịch viên và tháp tùng ông A Shuggumarran, Tổng Thư ký Hiệp hội điền kinh Châu Á. Linh cho biết, nói một cách dễ hiểu hơn thì công việc này cũng giống như thư ký trong thời gian ông ở Việt Nam.

Đảm nhận phiên dịch cho Tổng Thư ký Hiệp hội điền kinh Châu Á nên Linh gọi người đàn ông này với tên thân mật là “sếp”. Trước đó, cô gái trẻ cùng Tổng Thư ký Liên đoàn điền kinh Việt Nam ra sân bay đón vị khách đặc biệt này, làm thủ tục hỗ trợ ông nhận phòng.

Phạm
Phạm Nguyễn Diệu Linh

Những ngày làm việc, Linh ra sân cùng “sếp” kiểm tra dụng cụ, đường chạy… thậm chí tháp tùng trong tất cả các buổi gặp mặt, họp kỹ thuật, ăn tối, tiệc với nước chủ nhà Việt Nam nói riêng và các quốc gia tham dự kỳ SEA Games 31 nói chung.

“Mình luôn phải sẵn sàng tâm thế để trở thành phiên dịch viên của họ trong tất cả các buổi gặp mặt, nói chuyện. Tổng Thư ký là người phải tiếp nhận mọi ý kiến, đóng góp, yêu cầu từ các quốc gia tham dự SEA Games 31. Các vận động viên, huấn luyện viên, trưởng đoàn tham dự, bất kể họ có vấn đề gì chưa được giải quyết hay còn băn khoăn, họ sẽ báo tới Tổng Thư ký. Mình sẽ là cầu nối để đưa những ý kiến đó tới Ban Tổ chức Việt Nam, giúp “sếp” đảm bảo các vấn đề được giải quyết nhanh chóng nhất, không làm ảnh hưởng tới lịch thi đấu của các vận động viên, đặc biệt là danh tiếng của nước chủ nhà”, Linh kể.

Dù đã chuẩn bị rất kỹ nhưng trong quá trình diễn ra nội dung điền kinh SEA Games 31, có một số sự việc bất ngờ đã xảy đến. Vì thế, Linh phải hỗ trợ Tổng thư ký giải quyết vấn đề, không để các quốc gia tham dự phật lòng hay có ấn tượng không tốt về Việt Nam.

“Ở ngày đầu tiên mình chưa quen và hơi bất ngờ nên có phần bối rối. Tuy nhiên sang các ngày sau, mình dần hiểu tính cách của “sếp” hơn nên hỗ trợ được ông nhiều hơn trong giải quyết các tình huống phát sinh. Rất may mắn, mình luôn được “sếp” hỗ trợ, chỉ bảo mỗi khi bối rối nên cảm thấy yên tâm hơn nhiều”, Linh chia sẻ.

Tuy nhiên, khó khăn vẫn chưa dừng lại, vì đây là lần đầu tiên Linh trở thành phiên dịch viên với một sự kiện về thể thao. Kiến thức về thể thao nói chung hay môn điền kinh nói riêng của cô gái trẻ vẫn còn hạn chế. Vì vậy, đôi khi, Linh không hiểu hết vấn đề, đặc biệt khi nói về các luật, chuyên môn của môn điền kinh.

Để khắc phục điều này, Linh học thêm nhiều từ vựng về thể thao và môn điền kinh nói riêng. Cô gái trẻ cũng đọc Luật điền kinh thế giới và bất cứ khi nào thấy vướng mắc, sẽ hỏi ý kiến “sếp” và được ông hướng dẫn rất tận tình.

Vượt qua những khó khăn, Linh đã hoàn thành rất tốt vai trò của một phiên dịch viên. Ngoài công việc chuyên môn, cô gái trẻ kiêm luôn một “hướng dẫn viên” giúp bạn bè bạn bè quốc tế biết đến vẻ đẹp con người, đất nước Việt Nam và Thủ đô Hà Nội. Những tình nguyện viên như Linh cũng được ví như cầu nối văn hóa của Việt Nam với bạn bè thế giới.

“SEA Games đã kết thúc nhưng thứ sẽ còn sống mãi trong mỗi chúng ta... là giai điệu của ca khúc Let's Shine vẫn mãi vang vọng đâu đây, là câu slogan "Vì một Đông Nam Á mạnh mẽ hơn", là những kỷ niệm và trải nghiệm trong màu áo xanh tình nguyện... Để rồi sau này, dù là 5, 10 hay 15 năm nữa, đến khi SEA Games quay trở lại Việt Nam, chúng mình sẽ mang những câu chuyện về kỳ SEA Games 31 lịch sử năm ấy kể lại cho con cháu, truyền cho lớp trẻ ngọn lửa nhiệt huyết, sẵn sàng cống hiến như chúng mình đã từng làm, Linh tâm sự.

Công tác tuyển chọn tình nguyện viên cho SEA Games 31 được Thành đoàn bắt đầu thực hiện từ tháng 2/2022. Đến giữa tháng 4/2022 Thành đoàn Hà Nội nhận được hơn 5.000 đơn do các bạn trẻ đăng ký; Hơn 3.000 tình nguyện viên đã được ban tổ chức đánh giá và lựa chọn kỹ càng dựa trên các tiêu chí về ngoại hình, khả năng ngoại ngữ, tinh thần trách nhiệm và phải đảm bảo về mặt sức khoẻ.

Các tình nguyện viên chủ yếu là sinh viên thuộc các trường Đại học tại Hà Nội, được tham gia đào tạo và huấn luyện bài bản để có thể đáp ứng nhu cầu của Đại hội. Mang màu áo xanh cùng sức trẻ nhiệt huyết, trái tim nồng hậu tình nguyện viên đã trở thành cầu nối giữa vận động viên và Ban tổ chức.

Họ tham gia vào các công việc: Dẫn đoàn thể thao quốc tế, hỗ trợ các khách VIP, lễ tân, hướng dẫn khách ngồi trên khán đài, MC trao giải thưởng, phiên dịch tại các cuộc họp báo... để góp phần tạo nên thành công của SEA Games 31. Cũng chính khoảng thời gian đó, các bạn trẻ được trải nghiệm, rèn luyện và lưu giữ cho bản thân những kỷ niệm không thể quên.

Đọc thêm

Thiên Long 10 năm “Chia sẻ cùng thầy cô” Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thiên Long 10 năm “Chia sẻ cùng thầy cô”

TTTĐ - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Tập đoàn Thiên Long vừa công bố danh sách 60 gương giáo viên tiêu biểu, xuất sắc tham dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024.
Đưa nghệ thuật tuồng đến gần với giới trẻ Camera 360 trẻ

Đưa nghệ thuật tuồng đến gần với giới trẻ

TTTĐ - Từ ý tưởng giải mã vẻ đẹp của tuồng, dự án “Khai sắc tuồng thanh” được Nhà hát Tuồng Việt Nam và nhóm sinh viên khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực hiện, đem đến những hoạt động thú vị nhằm kết nối giới trẻ với tuồng - loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống độc đáo của dân tộc. Đây cũng là một trong những hoạt động mở màn thuộc Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024.
Lâm Đồng: Sẻ chia yêu thương đến thiếu nhi tỉnh Tuyên Quang Nhịp sống trẻ

Lâm Đồng: Sẻ chia yêu thương đến thiếu nhi tỉnh Tuyên Quang

TTTĐ – Với tinh thần sẻ chia yêu thương, gần 15 tấn hàng hóa bao gồm các đồ dùng học tập đã được Tỉnh đoàn - Hội đồng Đội tỉnh Lâm Đồng gửi đến các em thiếu nhi, đội viên tỉnh Tuyên Quang.
“Thủ phủ Hàng Mã” trước lễ hội Ma Tôi yêu Hà Nội

“Thủ phủ Hàng Mã” trước lễ hội Ma

TTTĐ - Sau khi tiếp nhận nội dung từ bài báo “Rùng rợn với cảnh “xương tan, thịt nát” ở phố Hàng Mã” đăng trên báo Tuổi trẻ Thủ đô, cơ quan chức năng quận Hoàn Kiếm đã nhanh chóng vào cuộc nhắc nhở những tiểu thương buôn bán những sản phẩm mang tính bạo lực, trái với thuần phong, mỹ tục.
Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường THPT Việt Đức Nhịp sống trẻ

Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường THPT Việt Đức

TTTĐ - Sáng 30/10, Trường THPT Việt Đức đã tổ chức Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2024 - 2025.
Góp sức trẻ cho Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 Nhịp sống trẻ

Góp sức trẻ cho Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024

TTTĐ - 30 cá nhân có nhiều đóng góp cho hoạt động tình nguyện viên phục vụ Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 đã được Tỉnh đoàn Thừa Thiên - Huế tặng bằng khen.
Sống đẹp là khi có đóng góp tích cực cho cộng đồng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Sống đẹp là khi có đóng góp tích cực cho cộng đồng

TTTĐ - 6 năm gắn bó với hoạt động hiến máu, Trương Thảo Linh, Phó chủ tịch Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội đã vận động được hàng ngàn người tham gia hoạt động nhân văn này, mang đến giá trị tích cực cho cộng đồng. Bản thân Linh cũng đã có 17 lần tham gia hiến máu.
Nỗi day dứt khôn nguôi của thầy giáo quân hàm xanh xoá mù chữ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nỗi day dứt khôn nguôi của thầy giáo quân hàm xanh xoá mù chữ

TTTĐ - Từ năm 2019 đến nay, anh Lò Văn Thoại tham gia vào công tác xoá mù chữ ở nhiều bản vùng cao tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc với đồng bào, anh đã giúp người dân ở đây từng bước nhận biết được chữ, số; sử dụng điện thoại…
Tìm giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn khối trường học Bản tin Sinh hoạt chi Đoàn

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn khối trường học

TTTĐ - Ngày mai (31/10), Trung ương Đoàn sẽ tổ chức tọa đàm “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn trong khu vực trường học”. Tọa đàm được tổ chức nhằm góp phần cải thiện chất lượng sinh hoạt chi đoàn trong khối trường học, nơi có hơn 3 triệu đoàn viên tham gia.
Bốn bức tường trọ: Nơi giấu những nỗi niềm Camera 360 trẻ

Bốn bức tường trọ: Nơi giấu những nỗi niềm

TTTĐ - Sự phát triển kinh tế kéo theo nhu cầu thuê trọ tăng cao, đặc biệt là ở các khu vực gần trường học. Điều này khiến thị trường phòng trọ trở nên sôi động và cạnh tranh, gây không ít khó khăn cho tân sinh viên và phụ huynh trong việc tìm kiếm chỗ ở vừa gần trường, vừa đáp ứng đầy đủ tiện nghi sinh hoạt.
Xem thêm